Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đêm giao lưu Vì nòi giống Việt: Xúc động và đồng cảm

Thứ bảy, 09:07 14/12/2013 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Với chủ đề giao lưu về mất cân bằng giới tính khi sinh, Chương trình đã mang đến một thông điệp hết sức ý nghĩa: Con trai hay con gái, mong rằng khi có dự định sinh một đứa con, chúng ta sẽ không còn phải băn khoăn về điều này nữa. Đó cũng chính là vì hạnh phúc của mỗi gia đình, vì sự phồn vinh của đất nước.

Tối 13/12, tại Trung tâm Văn hóa nghệ thuật Âu Cơ, Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) phối hợp với Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNFPA) tổ chức Chương trình giao lưu nghệ thuật hưởng ứng Tháng Hành động quốc gia về Dân số: Vì nòi giống Việt.
 
Đêm giao lưu Vì nòi giống Việt: Xúc động và đồng cảm 1
Tiết mục văn nghệ chào mừng chương trình

Tham gia Chương trình có PGS.TS Nguyễn Viết Tiến – Thứ trưởng Bộ Y tế, ông Lê Bá Trình, Phó Chủ tịch UB TƯ MTTQ Việt Nam, bà Nguyễn Thu Hồng - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam; bà Trần Thị Hương - Phó Chủ tịch TƯ Hội LHPN Việt Nam; ông Dương Văn An - Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; ông Lều Vũ Điều - Phó chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; ông Arthur Arken – Trưởng đại diện UNFPA, TS Dương Quốc Trọng – Tổng cục trưởng Tổng cục DS- KHHGĐ (Bộ Y tế).
 
Đêm giao lưu Vì nòi giống Việt: Xúc động và đồng cảm 2
Tham dự chương trình có đại diện lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức...

Chương trình có sự tham gia của các vị khách mời: Bà Tôn Nữ Thị Ninh – Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội và nhà thơ Trần Đăng Khoa.

Tới tham dự Chương trình còn có đại diện lãnh đạo, cán bộ các cục, vụ, đơn vị của Bộ Y tế, Tổng cục DS-KHHGĐ… và đông đảo bà con nhân dân.
 
Đêm giao lưu Vì nòi giống Việt: Xúc động và đồng cảm 3
Thứ trưởng Bộ Y tế - PGS.TS Nguyễn Viết Tiến - phát biểu khai mạc Chương trình

Phát biểu khai mạc Chương trình, PGS. TS Nguyễn Viết Tiến – Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: Mất cân bằng giới tính khi sinh hiện đang là thách thức của công tác DS-KHHGĐ nói riêng và công tác y tế nói chung. Mất cân bằng giới tính khi sinh dẫn đến nhiều hệ lụy ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của cá nhân, gia đình, giống nòi, đến sự phát triển bền vững của đất nước, dân tộc.

“Làm thế nào để giảm nhanh tốc độ gia tăng mất cân bằng giới tính khi sinh là một nhiệm vụ khó khăn đòi hỏi sự chung tay góp sức của hệ thống chính trị, của mọi công dân” – Thứ trưởng khẳng định.
 
Do đó, theo Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến, để khống chế tốc độ gia tăng, tiến tới giảm tỷ số giới tính khi sinh đưa trở về mức sinh học bình thường đòi hỏi nhiều giải pháp nhưng quan trọng và mang tính bền vững nhất chính là việc tuyên truyền, giáo dục để mọi người dân cùng thống nhất nhận thức, hành động việc sinh con gái cũng giống như sinh con trai,  kiên quyết không lựa chọn giới tính trước sinh.
Đêm giao lưu Vì nòi giống Việt: Xúc động và đồng cảm 4
Phần giao lưu của chương trình đã đem đến những giờ phút vừa thú vị, vừa sâu lắng cho hàng trăm khán giả tại Trung tâm nghệ thuật Âu Cơ
 
Đêm giao lưu đã giới thiệu đến các vị đại biểu, đông đảo bà con nhân dân về tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh trên thế giới và tại Việt Nam chúng ta; về nguyên nhân, cũng như những hệ quả khôn lường nếu không có những biện pháp can thiệp quyết liệt, kịp thời. Cùng với các phóng sự thực hiện công phu được giới thiệu trong chương trình, các vị khách mời đặc biệt gồm: Bà Tôn Nữ Thị Ninh, ông Arthur Erken, nhà thơ Trần Đăng Khoa, đã cùng nhau trò chuyện, trao đổi về câu chuyện mất cân bằng giới tính khi sinh.
 
Đây cũng là dịp để hiểu rõ hơn về quyền của các trẻ em gái, trách nhiệm của những người làm cha, làm mẹ, của tất cả các thành viên trong gia đình, cộng đồng trong việc tạo dựng lại sự cân bằng về giới tính khi sinh, vì chính tương lai của con cháu chúng ta, vì sự trường tồn của quốc gia, dân tộc.
Đêm giao lưu Vì nòi giống Việt: Xúc động và đồng cảm 5
Ông Arthur Erken: Công nghệ không phải là vấn đề quyết định
 
Hàng trăm khán giả có mặt trong hội trường Trung tâm Văn hóa nghệ thuật Âu Cơ đã rất xúc động trước câu chuyện đau lòng của một phụ nữ vì hoàn cảnh gia đình khó khăn đã bị lừa bán sang Trung Quốc, và phải làm vợ của 3 người đàn ông trong một gia đình. Chị đã may mắn được giải thoát trở về, mang theo câu chuyện đau thương, xót xa không chỉ của chị, mà còn của những người phụ nữ Việt khác, thậm chí, còn chua xót hơn rất nhiều…
 
Rất xúc động khi theo dõi phóng sự, bà Tôn Nữ Thị Ninh bày tỏ sự xót xa, thương cảm đối với những thân phận người phụ nữ đã không may bị bán sang Trung Quốc làm vợ nghèo khổ nơi đất khách quê người. Theo bà, đó là một phần hệ quả mặt trái của hội nhập, mở cửa. Những người phụ nữ vì nghèo khó đã phải tìm lối thoát xa quê trong hoàn cảnh đau thương. “Rõ ràng, chúng ta phải làm gì đó, chứ không thể tiếp tục tình trạng này được. Lối thoát đó theo tôi ai cũng nên tránh” – bà Tôn Nữ Thị Ninh nhấn mạnh.
Đêm giao lưu Vì nòi giống Việt: Xúc động và đồng cảm 6
Bà Tôn Nữ Thị Ninh: Phải thay đổi nhận thức không chỉ riêng nam giới mà cả phụ nữ. Phụ nữ phải có tiếng nói riêng, chính kiến riêng của mình chống lại những định kiến xã hội
 
Còn với Nhà thơ Trần Đăng Khoa: “Vẻ đẹp của đàn ông chỉ là ảo mà thôi!”

“Bình đẳng giới là vấn đề lớn có tính toàn cầu không riêng gì Việt Nam, đặc biệt điều đó ám ảnh những nước Đông Nam Á, đặc biệt là những nước có bị ảnh hưởng lễ giáo phong kiến, trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, … Sau này, Trung Quốc đã có quy định chỉ có một con, Việt Nam hiện nay, chúng ta chỉ nên dừng laị 2 con, vì vậy, xuất hiện tâm lý để “chắc chắn”, thì một hậu quả chúng ta đang thấy rất rõ: Chúng ta sinh lo sinh con trai và rất ít con gái. Trong khi ở Việt Nam, trong thực tế đời sống, vai trò của phụ nữ quan trọng vô cùng. Hình như, từ xa xưa, ý thức cha ông cũng đã mong muốn có sự bình đẳng đó.
 
Đêm giao lưu Vì nòi giống Việt: Xúc động và đồng cảm 7
Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Trong thực tế đời sống, vai trò của người phụ nữ cực kỳ quan trọng

Trong câu ca dao mà bao nhiêu thế hệ nằm lòng: “Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, chúng ta biết ở đâu cũng gặp nguồn nước, con sông lớn từ hàng trăm nghìn mạch nước nguồn, biển lớn từ hàng triệu các dòng sông đổ về. Nhưng núi Thái Sơn ở đâu? Hóa ra chả có. Ở Việt Nam chỉ có Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn… Hóa ra, vẻ đẹp của đàn ông chỉ là vẻ đẹp ảo mà thôi, không hề có thật.

Phát hiện thú vị của nhà thơ Trần Đăng Khoa nhận được sự tán thưởng nồng nhiệt của hàng trăm khán giả có mặt tại chương trình.
 
"Chị em phụ nữ có vai trò quan trọng lắm! Nhiều chị em không cần ông chồng cũng làm chủ được gia đình. Vậy nhưng trên thực tế, có một điều ám ảnh, đặc biệt ở nông thôn, với các cụ ở quê, không có con trai là họa lớn vì khi mất đi không có ai chống gậy; vì con gái lại gánh giang sơn nhà chồng. Còn con trai, con dâu mới là của nhà mình. Đó là lý do vì sao chúng ta mất cân bằng ghê gớm như vậy dù thực tế vai trò của phụ nữ rất quan trọng" - nhà thơ Trần Đăng Khoa nói.

Trao đổi về vấn đề này, bà Tôn Nữ Thị Ninh cho rằng: Chị em phụ nữ chúng ta cũng phải nhìn nhận lại, tự “phê bình”, khi trên thực tế, mẹ chồng cũng ủng hộ con dâu đẻ con trai, đâu chỉ phải đàn ông. Chính phụ nữ thành mẹ chồng cũng hùa theo nam giới ủng hộ con dâu sinh con trai. Họ đã “vô tình tiếp tay” ủng hộ việc “phải sinh bằng được con trai”. Do đó, nếu phải thay đổi quan điểm, thì không chỉ riêng đàn ông, mà cả phụ nữ cũng phải thay đổi.
 
Ông Arthur Erken: Công nghệ không phải là vấn đề quyết định

Lý giải tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh thường xảy ra ở các quốc gia châu Á, ông Arthur Erken cho rằng: Có 3 lý do: Thứ nhất, ở những nước này đã có sự thay đổi về dân số, quy mô gia đình ngày càng nhỏ hơn. Do đó, khi đã chỉ có thể có ít con thì nhất định phải con trai. Thứ 2 là do tâm lý “trọng nam khinh nữ”. Cuối cùng là do tiến bộ công nghệ cho phép các cặp vợ chồng biết giới tính thai nhi thông qua siêu âm, dẫn đến việc các cặp vợ chồng lựa chọn giới tính.
 
Một xã hội thừa nam, thiếu nữ sẽ dẫn đến những vấn đề hệ lụy to lớn trong xã hội. Khi đến năm 2050: 2,3-4,3 triệu đàn ông Việt Nam không lấy vợ. Ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan thực tế này đang diễn ra. Họ phải sang Việt Nam để lấy vợ. Do đó, chúng ta cần có trao đổi nhiều hơn để nâng cao nhận thức người dân.
 
Theo tôi, công nghệ không phải là vấn đề quyết định, khi Hà Lan – quê tôi là một nước có công nghệ khoa học rất phát triển, bố mẹ cũng biết đến giới tính con mình nhưng không hề lựa chọn. Và Hà Lan cũng không xảy ra tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.
 
Nói thêm về quan điểm của bà Tôn Nữ Thị Ninh về việc những bà mẹ chồng, những người phụ nữ “góp phần tiếp tay” ủng hộ phải sinh con trai, ông Arthur cho rằng, mẹ chồng hay người phụ nữ cũng chỉ là một nạn nhân bị ảnh hưởng của nhận thức, tâm lý xã hội “trọng nam khinh nữ”. “Tôi nghĩ, chính đàn ông mới chính là người cần có thay đổi” – ông Arthur nói.
 
Đồng tình với quan điểm này, bà Tôn Nữ Thị Ninh cũng bổ sung rằng, chị em không thể chỉ chịu đựng, phải có quan điểm và biết vươn lên, vượt lên chính những định kiến trong gia đình.
 
Chia sẻ với ông Arthur về những lý do khiến tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đang diễn ra chủ yếu ở các nước châu Á, trong đó có lý do về công nghệ, nhà thơ Trần Đăng Khoa nói: Trước đây bà mẹ có bầu là rất hồi hộp, thắc thỏm không biết đứa con mình đang mang là con trai hay con gái. Thậm chí có nơi còn có “mẹo” khi gọi “giật cục” bà mẹ mang thai, xem họ sẽ quay sang trái hay sang phải để biết giới tính. Có người lại ước đoán hình dáng “quả địa cầu” mà người phụ nữ ôm trước ngực. Trước kia, họ hồi hộp, sung sướng chờ đợi lắm, chỉ khi nghe tiếng con òa khóc trên tay bà đỡ mới biết được con trai hay con gái. Bây giờ, chỉ cần 2-3 tháng thì các ông bố bà mẹ đã biết giới tính rồi.
Theo tôi, việc các gia đình chỉ sinh hai con, họ đã có ý thức lựa chọn giới tính cho con mình theo ý muốn, dẫn đến mất cân bằng giới tính khi sinh… Tôi vô cùng đau xót, khi có những em bé nếu giới tính không đúng theo nguyện vọng của gia đình, các em phải “lên Trời”. Thậm chí, có cả những nghĩa trang thai nhi, trong đó có những hài nhi là nạn nhân xấu số của việc lựa chọn giới tính thai nhi. Việc lựa chọn giới tính khi sinh rõ ràng sẽ gây ra mất cân bằng về giới, nhưng khó lòng để ngăn chặn người dân cho biết giới tính, vì có nhu cầu thì sẽ có đáp ứng.

Do đó, quan trọng nhất là xóa ý thức phong kiến trong con người của toàn xã hội chứ không riêng gì đàn ông hay phụ nữ, cần xóa bỏ quan điểm về con trai – con gái. Đó là một vấn đề lớn, bởi có thể không chỉ riêng bản thân người đàn ông, mà đằng sau đó là cả gia đình, họ tộc… Tư tưởng có con trai để “vững chân” đã ám ảnh cả làng, cả xã, cả xã hội. Nếu không quyết tâm, không có giải pháp thì không thể giải quyết được.
 
Trả lời cho câu hỏi liệu Việt Nam có còn cơ hội, còn thời gian để có thể hướng đến tương lai sáng sủa? Việt Nam phải làm gì để con cháu người Việt sau này sẽ không phải lo lắng về chuyện không có đối tác để kết hôn? Ông Arthur cho rằng, Việt Nam hoàn toàn có thể có tương lai tươi sáng vì giống như Hàn Quốc, khi những năm 1970, Hàn Quốc cũng rơi vào tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, khi quy mô gia đình ngày càng nhỏ, khoa học công nghệ phát triển, tư tưởng “trọng nam khi nữ”… Nhưng đến nay các cặp vợ chồng Hàn Quốc lại muốn có con gái hơn là con trai, vì con gái chăm sóc bố mẹ tốt hơn.
 
Việt Nam trong mấy chục năm nữa cũng sẽ quay ngược quan niệm như Hàn Quốc, khi người phụ nữ được học hành, được vào các chức vụ quan trọng, nam giới sẽ phải “nhường chỗ” quan trọng cho phụ nữ. Tôi nghĩ đề làm được điều này phải nâng cao nhận thức của người dân đặc biệt là thay đổi nhận thức từ nam giới – đấy là chìa khóa để giải quyết vấn đề.

Xin giới thiệu một số hình ảnh, tiết mục văn nghệ đặc sắc trong chương trình:

Đêm giao lưu Vì nòi giống Việt: Xúc động và đồng cảm 8
Ca sĩ Quang Dũng

Đêm giao lưu Vì nòi giống Việt: Xúc động và đồng cảm 9
Ca sĩ Anh Thơ
 
Đêm giao lưu Vì nòi giống Việt: Xúc động và đồng cảm 10
Ca sĩ Minh Quân

Võ Thu
Ảnh: Chí Cường
vothu
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Trẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Sau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.

Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng

Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Phụ nữ thường hiểu nhầm những dấu hiệu ung thư buồng trứng là triệu chứng của các căn bệnh về phụ khoa khác. Việc biết về dấu hiệu ung thư buồng trứng giúp chị em mắc bệnh được điều trị và sớm tăng tỷ lệ sống.

Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Tắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ khá thường gặp. Tình trạng này khiến cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chiếm khoảng 25-30% trong tất cả các trường hợp vô sinh.

Top