Đi ngược xu hướng lạm phát, loại thực phẩm quan trọng này đã giảm giá hơn một nửa
Các sản phẩm tiêu dùng đang ngày càng tăng vọt do vòng xoáy lạm phát, tuy nhiên có ít nhất một mặt hàng đang chứng kiến sự giảm giá.
Bơ là loại thực phẩm quan trọng trong mỗi món ăn cũng như bữa ăn của người phương Tây. Nó xuất hiện trong mọi thứ từ bánh mì nướng bơ và bánh mì kẹp thịt đến bơ nướng và dầu bơ để nấu ăn và trộn salad.
Tại Mỹ, trong khi giá các loại thực phẩm và hàng tạp hóa tăng vọt, mặt hàng này lại đang ngày càng rẻ đi.
Một trong những lí do khiến giá bơ ngày càng rẻ là do nguồn cung ở mức dồi dào, cung vượt cầu đã khiến giá bán buôn giảm xuống, bởi vậy giá bán lẻ cũng trở nên thấp hơn.
Với chi phí tổng thể của các mặt hàng tạp hóa tăng đến 13% đáng kinh ngạc so với năm ngoái, đây là một tin vui đối với người tiêu dùng đã quá mệt mỏi vì lạm phát.
Ông David Magana, nhà phân tích nông sản cao cấp của Rabo AgriFinance cho biết giá bơ sau khi tăng mạnh trong nửa đầu năm 2022, giá bán buôn cho một thùng 48 quả bơ cỡ trung đã giảm 35% xuống dưới 30 USD so với cùng kỳ năm ngoái, giảm 67% so với mức đỉnh đạt được vào tuần cuối cùng của tháng 6.
Theo số liệu mới nhất từ công ty nghiên cứu thị trường NielsenIQ, công ty theo dõi dữ liệu điểm bán hàng từ các nhà bán lẻ. Ở cấp độ cửa hàng, đơn giá trung bình của bơ cũng có xu hướng đảo ngược, giảm 2,6% trong tháng 9 so với một năm trước. Đó là mức giảm lớn so với mức tăng đột biến 31% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 7 và mức tăng 13,9% của tháng 8.

Vậy điều gì đã làm thay đổi giá thành của quả bơ?
Ông Richard Kottmeyer, Giám đốc điều hành mảng thực phẩm, nông nghiệp và đồ uống của FTI Consulting, cho biết: Sự kết hợp của nhiều vấn đề đã dẫn đến sự dư thừa quá mức trong nguồn cung.
Thậm chí khi giá hạ nhiệt, rất nhiều quả bơ đang trong tình trạng không biết đi đâu về đâu và thậm chí, chúng còn đang được tặng miễn phí.
Ông Kottmeyer nói: "Đó là một trong những tình huống kỳ quặc khi cung vượt quá cầu. Đối với người tiêu dùng, bơ ngay bây giờ là "tấm lót xanh" cho những đám mây bão của lạm phát lương thực".
Tháng trước tại Philadelphia, một tổ chức phi lợi nhuận phân phối thực phẩm địa phương đã tổ chức một sự kiện kéo dài ba ngày để trao hàng nghìn quả bơ dư thừa cho bất kỳ ai muốn có chúng. Theo The Philadelphia Inquirer, hơn 300.000 quả bơ miễn phí đã phát vòng chưa đầy 3 giờ.
Các vụ mùa bơ bội thu trên toàn cầu đang dẫn đầu sự bùng nổ nguồn cung.
Thị trường bơ Mỹ chủ yếu là bơ Hass từ Mexico, chiếm 92% nguồn cung. Theo sau là bơ đến từ Peru và từ các trang trại ở California và Florida.
Ông Magana cho biết: "Trong nửa đầu năm 2022, các lô hàng bơ từ Mexico thấp hơn 25% so với các lô hàng cao kỷ lục mà chúng tôi thấy vào năm 2021. Người mua đã thấy giá bơ tăng vọt vào tháng 2 sau khi tạm ngừng nhập khẩu một thời gian ngắn từ Michoacan ở Tây Mexico, tuy nhiên chỉ sau 1 tuần, hoạt động nhập khẩu tiếp tục trở lại."
Người nông dân tại Mexico cũng đang có một vụ thu hoạch tốt hơn dự kiến trong năm nay.
Kottmeyer nói thêm ở các quốc gia sản xuất chủ chốt như Úc và Peru, họ đang phải đối mặt với địa chính trị theo cách đã làm gia tăng tình trạng dư cung. Ông nói: "Các vụ mùa bội thu thường được bán trên toàn cầu. Châu Âu có lạm phát lương thực đáng kể, vì vậy khi giá bơ tăng cao vào đầu năm nay, nhu cầu trên thị trường đó đã giảm."
Trung Quốc, một thị trường lớn khác, đang đối phó với việc đóng cửa, tắc nghẽn và đóng cửa cảng liên quan đến đại dịch. Ông nói, xung đột Nga-Ukraine cũng đã ảnh hưởng đến việc xuất khẩu và vận chuyển bơ vào và xung quanh châu Âu. Ông nói thêm, bơ có thời hạn sử dụng khoảng 3 đến 4 tuần, lâu hơn hầu hết các loại trái cây và rau quả, điều này cho phép chúng được chuyển hướng sang các thị trường khác một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Tin tốt cho người tiêu dùng: Lượng bơ dư thừa ít nhất sẽ kéo dài đến giữa năm 2023, Magana nói. Điều này đồng nghĩa với người tiêu dùng sẽ tiếp tục được mua bơ với giá rẻ.
"Tuy nhiên, chúng tôi không thể dự đoán những thay đổi thời tiết. Nhiệt độ tăng đột biến hoặc giảm đột ngột có thể ảnh hưởng đến sản xuất" ông nói.

Bộ Công thương hỏa tốc yêu cầu giám sát, kiểm tra thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa và thuốc giả
Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trướcGĐXH - Ngày 18/4, Bộ Công Thương đã gửi Công điện hỏa tốc yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường, đặc biệt đối với các sản phẩm sữa, thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Công ty CP Dầu khí Nam Long bị thu hồi giấy phép phân phối xăng dầu
Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trướcGĐXH - Bộ Công Thương vừa có Quyết định thu hồi Giấy xác nhận đủ kiều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu của Công ty CP Dầu khí Nam Long.

Bộ Công Thương chấn chỉnh hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp
Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trướcGĐXH - Theo thông tin từ Bộ Công thương, hiện nay trên cả nước còn 16 doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp (giảm 04 doanh nghiệp so với đầu năm 2024).

Sữa Nutri Brain IQ có công dụng chữa tự kỷ, sữa Hikid quảng cáo '100g Hikid bằng 20 lít sữa tươi', Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra
Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trướcGĐXH - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa đề nghị Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP Hà Nội kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi vi phạm, thổi phồng sản phẩm thực phẩm bổ sung Nutri Brain IQ thành 'thần dược' chữa tự kỷ; sản phẩm sữa Hikid quảng cáo '100g Hikid bằng 20 lít sữa tươi'...

Vụ sản xuất gần 600 loại sữa bột giả: Người nổi tiếng quảng cáo sữa bột giả có công dụng như 'thần dược', không thể 'né' trách nhiệm
Bảo vệ người tiêu dùng - 4 ngày trướcGĐXH - Theo luật sư, ngay cả trong trường hợp không chứng minh được yếu tố đồng phạm, người tham gia quảng cáo gian dối vẫn có thể bị xử phạt hành chính, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Vụ gần 600 loại sữa bột giả: Bộ Công thương không cấp phép, quản lý trực tiếp sữa bột giả của các công ty vi phạm?
Bảo vệ người tiêu dùng - 6 ngày trướcGĐXH - Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) khẳng định, theo quy định, Bộ Công Thương không cấp phép và quản lý trực tiếp mặt hàng sữa bột giả của các công ty vi phạm.

Vụ gần 600 loại sữa bột giả: Nhiều người tiêu dùng hoảng hốt vì lỡ cho con dùng sữa bột giả
Bảo vệ người tiêu dùng - 6 ngày trướcGĐXH - Một lon sữa giả không chỉ gây tổn thất kinh tế mà còn khiến không ít phụ huynh bàng hoàng khi phát hiện họ đã vô tình mua cho con uống trong suốt nhiều tháng qua khi Bộ Công an công bố gần 600 loại sữa bột giả, đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

Nhót chín cây mua tại vườn rẻ bèo, xuống phố tiểu thương bán đắt gấp 5
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 tuần trướcNhót chín được người dân xã Dương Liễu (Hà Nội) thu hoạch bán với giá 20.000 -25.000 đồng/kg, tuy nhiên khi lên phố loại quả này đang đắt gấp 5 lần.

Buộc thu hồi hai sản phẩm mỹ phẩm của Công ty cổ phần Hana HP Group
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 tuần trướcGĐXH - Ngày 12/4, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi mỹ phẩm của Công ty Cổ phần Hana HP Group do lưu thông có nhãn không đáp ứng quy định.

Vụ kẹo rau củ Kera: Thêm nhiều sản phẩm do Công ty Cổ phần Asia Life sản xuất, được quảng cáo như 'thần dược'
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 tuần trướcGĐXH - Mặc dù Website chính thức của Công ty Cổ phần Asia Life đã tạm dừng hoạt động nhưng sau vụ kẹo rau củ Kera chứa chất Sorbitol, người tiêu dùng đang truyền tay nhau hàng loạt sản phẩm chăm sóc sức khỏe do công ty này sản xuất.

Sữa Nutri Brain IQ có công dụng chữa tự kỷ, sữa Hikid quảng cáo '100g Hikid bằng 20 lít sữa tươi', Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra
Bảo vệ người tiêu dùngGĐXH - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa đề nghị Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP Hà Nội kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi vi phạm, thổi phồng sản phẩm thực phẩm bổ sung Nutri Brain IQ thành 'thần dược' chữa tự kỷ; sản phẩm sữa Hikid quảng cáo '100g Hikid bằng 20 lít sữa tươi'...