Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đi phát bao cao su, bị công an theo dõi

Thứ hai, 16:49 17/12/2012 | KHHGĐ

“Có lần, em đi phát kim tiêm, bị người nhà các gia đình có con bị nghiện săn đánh. Đi phát bao cao su cho các chị làm gái mại dâm cũng bị từ chối vì cho rằng việc sử dụng bao là lạc hậu”.

Đi phát bao cao su, bị công an theo dõi  1
Đại diện nhóm Nắng cuối trời phát bao cao su cho các
thành viên.
Thiếu nguồn lực, thiếu sự sẻ chia của xã hội cộng với thiếu kiến thức của cộng đồng khiến việc khống chế sự lây lan của HIV còn nhiều khó khăn.

Sự kỳ thị còn quá lớn

Câu chuyện về chị Nguyễn Thúy Hằng, Trưởng nhóm Nắng cuối trời (Vĩnh Phúc) từng sử dụng ma túy liên tục trong 10 năm (từ năm 2000), nỗ lực thành lập nhóm để hỗ trợ những người cùng cảnh ngộ có thể giúp chúng ta hiểu phần nào về cái khó hòa nhập cộng đồng của họ.

Có lẽ không bao giờ Hằng nghĩ rằng mình có thể từ bỏ được cái chất gây nghiện chết người. Chị chia sẻ, chỉ trong vài lần chích ma túy, sử dụng chung kim tiêm, Hằng đã bị nhiễm H từ lúc nào không biết.

Bị nghiện, song đã không ít lần vào trại, trở về, Hằng lại “dính” vào “cái chết trắng”. Đọc báo, thấy có các nhóm người sử dụng ma túy được thành lập, Hằng cũng nghĩ đến việc tập hợp những người giống mình để các bạn có một môi trường để chia sẻ. Sau đó tìm cách can thiệp để giảm hại.

Thế nhưng, chỉ cần ngồi với nhau ở quán nước đã bị không ít người để ý. Đến khi huy động được tài trợ kim tiêm, bao cao su đi phát cho các thành viên nhóm còn bị công an theo dõi và bắt. “Có lần, em đi phát kim tiêm, bị người nhà các gia đình có con bị nghiện săn đánh. Đi phát bao cao su cho các chị làm gái mại dâm cũng bị từ chối vì cho rằng việc sử dụng bao là lạc hậu. Họ đâu biết rằng, chính sự thiếu hiểu biết đó đang làm lây lan HIV ra cộng đồng”, Hằng nói.

Dù khó khăn, song những ngày tháng trong trại cai nghiện khiến Hằng hiểu một điều, nếu làm cách nào đó, giúp những người nghiện tự cai tại cộng đồng sẽ tốt hơn rất nhiều. Nghĩ vậy, Hằng vẫn tìm mọi cách đi vận động các thành viên tham gia, đến nay nhóm Nắng cuối trời có 140 người từng sử dụng ma túy và 20 chị em làm gái mại dâm. “Nếu người sử dụng ma túy chưa cai được nhưng có công cụ hỗ trợ, sẽ không bị nhiễm HIV. Ngoài ra, nhóm cố gắng hỗ trợ để họ cai tại nhà hoặc ít nhất đã sử dụng rồi thì không lây nhiễm ra cộng đồng”, Hằng chia sẻ.

Nghĩ và làm, nhóm Nắng cuối trời đã cai nghiện được cho 5 thành viên và nhận được sự ủng hộ của nhiều gia đình có con mắc nghiện. “Nhiều gia đình đã tự mang thuốc đến để cai cho con và các thành viên tự chăm sóc lẫn nhau. Các bạn cai nghiện xong muốn ở lại văn phòng vì ở đây rất vui, có nhiều công việc để các bạn cùng làm như làm bàn ghế đá, vẽ lô gô. Bản thân em cũng bỏ thuốc được 3 năm và cố gắng để làm gương cho các bạn khác”, Hằng vui vẻ chia sẻ.

Cho đến năm 2011, khi biết đến Dự án thành phần VUSTA – Dự án quỹ toàn cầu phòng chống HIV tại Việt Nam, Hằng đã tìm hiểu chính thức thành lập nhóm và nhận được nhiều sự hỗ trợ, chia sẻ về kiến thức, kinh nghiệm chăm sóc y tế…

Theo bà Đỗ Thị Vân, Giám đốc dự án Quỹ toàn cầu phòng chống HIV/AIDS, thuộc VUSTA, công tác phòng chống HIV/AIDS đã được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Đã thành lập Ủy ban quốc gia về phòng chống AIDS và từ năm 2011 có sự tham gia của các tổ chức xã hội.

Luật phòng, chống HIV/AIDS cũng được ban hành song vẫn còn nhiều bất cập. Dù rằng, Luật đã nêu “khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS…” song khi triển khai thực tế cũng có rất nhiều khó khăn. Ví dụ các nhóm về mại dâm hay ma túy, khi tập hợp lại với nhau để truyền thông, hay hỗ trợ nhóm sẽ bị chính quyền “thổi còi”.

Việc các nhóm ở cộng đồng có thể thành lập để hỗ trợ nhau cũng chưa được chính quyền địa phương nhận thức thấu đáo. Thêm nữa, việc đăng ký hoạt động cũng chưa được công khai, nhiều nơi hoạt động mà không dám trưng biển lên.

TS Nguyễn Văn Tiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội thừa nhận, việc phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam đã đạt được kết quả đáng kể, song còn nhiều thách thức đang chờ phía trước.
Ông Tiên cũng bày tỏ, hiện nhận thức xã hội còn hạn chế nên kỳ thị và phân biệt đối xử với những người có HIV, ngay cả cán bộ y tế. Vì vậy, những người có HIV vốn đã khó hòa nhập cộng đồng, nay lại càng khó hơn. Điều này cũng dễ dẫn đến nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng khi họ sử dụng các dịch vụ không đúng cách.

Bác sĩ Chu Quốc Ân, Phó Cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế cho biết, hình thái lây nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy rất cao (41,8%).

Kinh phí phụ thuộc vào nước ngoài

Không chỉ khó về nhận thức, nguồn lực dành cho công tác này cũng đang giảm dần. Bà Vân cho biết, kinh phí dành cho hoạt động này rất ít và phụ thuộc chủ yếu vào các tổ chức quốc tế (74%), nhà nước chỉ có 5% và số còn lại là 13% từ gia đình, 8% từ ngân sách của tỉnh. Trong khi đó, nguồn viện trợ từ nước ngoài đến năm 2015 sẽ giảm 50%. Từ năm 2019 sẽ kết thúc tài trợ.

Ông Tiên cũng chỉ ra, nguồn lực vốn đã ít lại chi quá nhiều cho quản lý (29%) , trong khi các hỗ trợ quốc tế vào Việt Nam nhiều rải rác khắp nơi, Bộ Y tế không nắm được nguồn tiền đi đâu.

Ông Tiên đề xuất, cần tháo gỡ những vướng mắc pháp lý trong Luật phòng chống HIV/AIDS, phòng chống ma túy. Đẩy mạnh vai trò của các tổ chức xã hội dân sự trong việc tuyên truyền, hướng dẫn, chăm sóc, giúp cái thiện sinh kế…

Đồng tình với quan điểm này, bác sĩ Ân nhấn mạnh: các tổ chức xã hội đã có mặt trên hầu khắp các mặt trận của cuộc chiến chống HIV/AIDS như: truyền thông thay đổi hành vi, giảm tác hại, chăm sóc hỗ trợ người nhiễm HIV và gia đình, vận động chính sách… trong khi họ lại nhận được quá ít nguồn lực. Chính điều này dẫn đến hoạt động nhỏ lẻ, ngắn hạn, không triển khai được hết các mục tiêu. Vì vậy, họ cần được quan tâm để công tác tham gia phòng chống HIV/AIDS được dài hạn hơn.

Theo Bộ Y tế, năm 2011 40% người nhiễm HIV được phát hiện là người tiêm chích ma túy. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ bán dâm (giám sát trọng điểm năm 2011) ở một số tỉnh còn rất cao. Hà Nội 22,5%, Lạng Sơn 17%, Điện Biên 8%. Tỷ lệ nhiễm HIV cao trong nhóm nguy cơ thấp ở các tỉnh Sơn La, Nghệ An, Điện Biên, có thể cảnh báo nguy cơ dịch lây lan mạnh trong cộng đồng ở một số khu vực miền núi.
 
Theo BĐV
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông

Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Hà Giang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhằm thực hiện có hiệu quả chỉ tiêu, kế hoạch về công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình năm 2021.

Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông

Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Có dịch nên lực lượng truyền thông người bị cách ly, người ở nơi phong tỏa… tưởng chừng gián đoạn truyền thông, nhưng ngành Dân số Hà Giang quyết tâm không để bà con bị gián đoạn truyền thông chăm sóc SKSS-KHHGĐ.

Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn

Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Tới đây Hải Phòng sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn đối với thanh niên nam, nữ chuẩn bị kết hôn, tiếp tục giữ mức sinh hợp lý nhằm kéo dài cơ hội "dân số vàng"...

TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm

TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - TP Hải Phòng có khoảng trên 2 triệu dân, nhưng đã sớm đạt mức sinh thay thế 2,09 con/phụ nữ từ năm 2004, hiện đang tập trung nâng cao chất lượng dân số đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19

Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Bắc Mê (Hà Giang) đã có nhiều cố gắng trong công tác tuyên truyền cho người dân về duy trì mức sinh hợp lý, cân bằng tỷ lệ giới tính… nhằm nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.

Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm

Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Ngành Dân số Hải Phòng đang tổng hợp dữ liệu để có căn cứ chính xác về thực trạng số con hiện có và số con mong muốn ở các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản, nhằm đưa ra các giải pháp hiệu quả, thúc đẩy đạt mức sinh thay thế 2,1 con/phụ nữ.

Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19

Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Hải Phòng đã giữ mức sinh thay thế đạt ở mức 2,05 con/phụ nữ. Năm 2021 tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, UBND TP Hải Phòng chỉ đạo không tập trung đông người, vì vậy công tác dân số - KHHGĐ gặp một số khó khăn, nhưng vẫn đạt mục tiêu đề ra nhờ… dân vận khéo.

Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)

Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Lạng Sơn là 1 trong 33 tỉnh thành có mức sinh cao, nhưng riêng xã Bắc Quỳnh từ 2014 tới nay tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở xã Bắc Quỳnh luôn rất thấp, là điển hình thực hiện tốt công tác dân số – KHHGĐ về tầm soát mức sinh phù hợp.

Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm

Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet – Thái Nguyên là một trong những tỉnh, thành có mức sinh cao, nhưng ở huyện Phú Lương nhờ triển khai tốt các hoạt động truyền thông, Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ KHHGĐ đến vùng có mức sinh cao thì mức sinh ở đây lại giảm đều.

Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay

Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Theo nhà văn Chu Lai, phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ thì không nên chịu đựng mà phải cất tiếng nói chân thành với chồng và gia đình chồng để ngày nào đó họ hiểu ra rằng: Có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay.

Top