Hà Nội
23°C / 22-25°C

Di tích Văn Miếu ở Huế ra sao trước khi được tu bổ hơn 130 tỷ đồng?

Thứ ba, 13:49 24/12/2024 | Đời sống

GĐXH - Sau 2 năm phê duyệt nhưng chưa thể triển khai, dự án tu bổ di tích Văn Miếu được HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế điều chỉnh chủ trương đầu tư lên hơn 132 tỷ đồng.

Di tích Văn Miếu ở Huế ra sao trước khi được tu bổ hơn 130 tỷ đồng?- Ảnh 1.

Di tích Văn Miếu (thuộc phường Hương Hồ, TP Huế) là một trong những công trình tiêu biểu trong Quần thể kiến trúc Cố đô Huế được xây dựng vào năm 1808. Đây là nơi thờ tự các bậc Tiên thánh, Tiên hiền Nho học và các bậc hiền tài của đất nước.

Di tích Văn Miếu ở Huế ra sao trước khi được tu bổ hơn 130 tỷ đồng?- Ảnh 2.
Di tích Văn Miếu ở Huế ra sao trước khi được tu bổ hơn 130 tỷ đồng?- Ảnh 3.
Di tích Văn Miếu ở Huế ra sao trước khi được tu bổ hơn 130 tỷ đồng?- Ảnh 4.

Trải qua thời gian, di tích bị xuống cấp một số hạng mục.

Di tích Văn Miếu ở Huế ra sao trước khi được tu bổ hơn 130 tỷ đồng?- Ảnh 5.

Tháng 10/2022, HĐND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tu bổ, tôn tạo và phục hồi thích nghi di tích Văn Miếu, giai đoạn 1 (gọi tắt dự án) với tổng mức đầu tư hơn 65 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước thời gian thực hiện dự án 3 năm.

Di tích Văn Miếu ở Huế ra sao trước khi được tu bổ hơn 130 tỷ đồng?- Ảnh 6.

Theo đó, dự án sẽ phục hồi thích nghi toàn bộ công trình Văn Miếu chính điện rộng 830m2, phục hồi hệ tường móng xây gạch và các bậc cấp, cân chỉnh hệ thống chân táng đá Thanh hiện trạng, mặt nền hoàn thiện lát gạch Bát Tràng men...

Di tích Văn Miếu ở Huế ra sao trước khi được tu bổ hơn 130 tỷ đồng?- Ảnh 7.

Đồng thời, tu bổ, phục hồi sân miếu, Đại Thành môn, Kim Thanh môn, Ngọc Chấn môn, Văn Miếu môn cùng hạ tầng kỹ thuật liên quan...

Di tích Văn Miếu ở Huế ra sao trước khi được tu bổ hơn 130 tỷ đồng?- Ảnh 8.

Theo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, trong quá trình triển khai công tác chuẩn bị đầu tư, lập thiết kế dự án, các đơn vị được giao chuẩn bị đầu tư dự án là Sở Văn hóa và Thể thao, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư.

Di tích Văn Miếu ở Huế ra sao trước khi được tu bổ hơn 130 tỷ đồng?- Ảnh 9.

Do đó, tại kỳ họp thứ 9 mới đây, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua nghị quyết điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án tu bổ, tôn tạo và phục hồi thích nghi di tích Văn Miếu, giai đoạn 1 (gọi tắt dự án) từ hơn 65 tỷ đồng lên hơn 132 tỷ đồng.

Di tích Văn Miếu ở Huế ra sao trước khi được tu bổ hơn 130 tỷ đồng?- Ảnh 10.

Cụ thể, dự án sẽ bổ sung các hạng mục thiết bị nội thất, đồ thờ tự, nhà vệ sinh, nhà bán vé - hướng dẫn vào quy mô đầu tư dự án.

Di tích Văn Miếu ở Huế ra sao trước khi được tu bổ hơn 130 tỷ đồng?- Ảnh 11.

Bên cạnh đó, dự án cập nhật lại chi phí xây lắp đối với các hạng mục chính như Văn Miếu chính điện, Văn Miếu Môn trên cơ sở cập nhật lại đơn giá, định mức, khối lượng và suất đầu tư các công trình tương tự để đảm bảo tính khả thi của dự án.

Di tích Văn Miếu ở Huế ra sao trước khi được tu bổ hơn 130 tỷ đồng?- Ảnh 12.

Việc điều chỉnh đầu tư dự án sẽ góp phần phát huy giá trị lịch sử, qua đó thu hút du khách đến tham quan.

Di tích Văn Miếu ở Huế ra sao trước khi được tu bổ hơn 130 tỷ đồng?- Ảnh 13.

Theo tìm hiểu, vào các đời vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Thành Thái, Văn Miếu được trùng tu, nâng cấp và xây dựng thêm các công trình kiến trúc trên một khu đất rộng khoảng 3 ha. Hàng năm, vào mùa Xuân và mùa Thu, triều đình tổ chức lễ tế ở đây. Các năm vua đích thân đứng chủ tế, cuộc lễ được tổ chức long trọng. Nhà Nguyễn xếp lễ tế Văn Miếu vào hàng trung tự.

Văn Miếu có nhiều công trình kiến trúc lớn nhỏ, trong đó có bia Tiến sĩ. Hai hàng bia đá Tiến sĩ gồm 32 tấm bia ghi danh 293 vị Tiến sĩ triều Nguyễn, bắt đầu từ khoa thi đầu tiên năm Minh Mạng thứ 3 (năm 1822) đến khoa thi cuối cùng vào năm Khải Định thứ 4 (năm 1919).

Ở khu vực trung tâm, trước điện Đại Thành có hai tấm bia Ngự chế của vua Minh Mạng (ghi lại huấn dụ của vua, nghiêm cấm không cho hạng thái giám tham dự chính sự) và vua Thiệu Trị (ghi huấn dụ của vua, cấm ngoại thích tham gia chính quyền).

Văn Miếu là di tích lịch sử vô cùng quý giá, đánh dấu thời kỳ hưng thịnh của Nho giáo. Việc lập Văn Miếu và dựng bia Tiến sĩ nhằm tôn vinh việc học, đề cao nhân tài của đất nước và truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Di tích điện Thoại Thánh ra sao trước khi được trùng tu hàng chục tỷ đồng?Di tích điện Thoại Thánh ra sao trước khi được trùng tu hàng chục tỷ đồng?

GĐXH - Trước thực trạng xuống cấp, di tích điện Thoại Thánh, nơi thờ tự mẹ vua Gia Long (vị vua triều Nguyễn) sẽ được đầu tư tu bổ, phục hồi với kinh phí dự kiến hơn 73 tỷ đồng.




Hoàng Dũng
Miền Bắc hứng mưa lớn dịp Giỗ tổ Hùng Vương

Miền Bắc hứng mưa lớn dịp Giỗ tổ Hùng Vương

Xã hội - 9 giờ trước

Dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương (5-7/4), Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to.

Lễ hội Phủ Dầy năm 2025 ở Nam Định có gì đặc biệt?

Lễ hội Phủ Dầy năm 2025 ở Nam Định có gì đặc biệt?

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Lễ hội Phủ Dầy, ở xã Kim Thái, tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định một trong những lễ hội lớn nhất miền Bắc đang thu hút hàng vạn du khách từ khắp nơi đổ về dâng lễ, cầu tài lộc.

Hà Nội: Công nhân gấp rút thi công, 'khoác áo' mới cho công viên Cầu Giấy

Hà Nội: Công nhân gấp rút thi công, 'khoác áo' mới cho công viên Cầu Giấy

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu vui chơi, giải trí cũng như sinh hoạt công cộng của người dân, công viên Cầu Giấy (quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) đang được gấp rút thi công, cải tạo nhiều hạng mục để sớm thay "áo mới".

Những trường hợp này sẽ bị từ chối cấp hộ chiếu (passport) năm 2025

Những trường hợp này sẽ bị từ chối cấp hộ chiếu (passport) năm 2025

Đời sống - 13 giờ trước

GĐXH - Dưới đây là những trường hợp cụ thể sẽ bị từ chối cấp hộ chiếu (passport) năm 2025.

TP. Huế: Tìm kiếm người nghi nhảy cầu để lại tờ giấy 'cảm thấy áp lực với cuộc sống'

TP. Huế: Tìm kiếm người nghi nhảy cầu để lại tờ giấy 'cảm thấy áp lực với cuộc sống'

Đời sống - 13 giờ trước

GĐXH - Nghi vấn có người nhảy cầu, người dân thông báo cho cơ quan chức năng để xác minh, tiến hành tìm kiếm. Tại hiện trường có một tờ giấy với nội dung "cảm thấy áp lực với cuộc sống".

Ngược đời: Lòng đường cho người đi bộ, vỉa hè thành nơi đỗ xe

Ngược đời: Lòng đường cho người đi bộ, vỉa hè thành nơi đỗ xe

Đời sống - 18 giờ trước

GĐXH - Tình trạng lấn chiếm vỉa hè làm nơi đỗ xe và kinh doanh buôn bán vẫn tiếp diễn, khiến người đi bộ phải tràn xuống lòng đường, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông và ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.

Hà Nội tháng 3 rợp sắc hoa

Hà Nội tháng 3 rợp sắc hoa

Đời sống - 18 giờ trước

GĐXH - Tháng 3, Hà Nội rộn ràng trong bữa tiệc màu sắc của muôn loài hoa, từ màu vàng tươi của hoa phong linh, màu đỏ rực của hoa gạo, cho đến màu hồng phớt dịu dàng của hoa ban, màu trắng tinh khôi của hoa sưa... Tất cả hòa quyện và tô điểm cho phố phường những ngày giao mùa.

Top con giáp gặp hung hóa cát, hưng phát mọi bề năm 2025

Top con giáp gặp hung hóa cát, hưng phát mọi bề năm 2025

Đời sống - 18 giờ trước

GĐXH - Năm 2025, những con giáp này làm việc gì cũng thuận lợi, gặp nguy cũng hóa an, chuyển bại thành thắng, vận may trong công việc lẫn tình cảm tăng lên vùn vụt.

Người dân nô nức check-in 'Hàm Cá Mập' ngay giữa dòng xe

Người dân nô nức check-in 'Hàm Cá Mập' ngay giữa dòng xe

Đời sống - 18 giờ trước

GĐXH - Không ngại xe cộ đông đúc, người dân đổ xô về trung tâm Bờ Hồ để chụp ảnh lưu niệm khi có thông tin tòa nhà 'Hàm Cá Mập' sẽ được tháo dỡ trước 30/04.

"Hiến giọt máu vàng - Ngập tràn hạnh phúc": Khi tinh thần sẻ chia được lan toả

"Hiến giọt máu vàng - Ngập tràn hạnh phúc": Khi tinh thần sẻ chia được lan toả

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 01/04, CLB Thanh niên vận động hiến máu Trường Đại học Sư phạm Hà Nội phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội Sắc Vàng Hoàng Yến 2025 với thông điệp “Hiến giọt máu vàng - Ngập tràn hạnh phúc” tại khuôn viên ký túc xá của trường.

Top