“Địa đạo” phố cổ hầm hập trong mùa nóng
GiadinhNet - Phố cổ Hà Nội là nơi có nhiều ngôi nhà lâu đời, mang giá trị văn hóa Thủ đô nghìn năm văn hiến. Tuy nhiên, nơi đây quá nhiều nhà, đường lại quá bé như những “địa đạo” nên có rất nhiều ngôi nhà đang trong tình trạng xuống cấp, xập xệ, nguy cơ cháy nổ rất cao.
Xẩy cháy, dân thoát làm sao?
Chúng tôi đi qua những con ngõ như địa đạo ở phố cổ Hà Nội vào lúc giữa trưa mà như đi vào hầm tối. Ánh sáng lờ mờ hắt ra từ những ô cửa thông gió bé tẹo ngoài hành lang nhỏ hẹp. Có đoạn ngõ hai người đi ngược chiều còn khó tránh nhau. Nhiều đoạn ngõ tối mịt, người qua lại phải bật đèn điện thoại mà đi.
Bên dưới tấm bảng số 55 Hàng Ngang (quận Hoàn Kiếm) có một lối đi hẹp đến mức nếu không chú ý kỹ, người ta dễ lầm tưởng đó chỉ là khoảng không ranh giới giữa hai căn nhà 53 và 57. Phía trong ngõ 55 này có hàng chục hộ dân cư đang sinh sống. Lối vào - ra thấp và hẹp như địa đạo thời chiến tranh. Con ngõ này gần như chỉ được dùng riêng cho người "bản địa", cho dù đây đều là lối đi công cộng.
Ngõ sâu hun hút cảm giác lành lạnh bởi lối đi vừa hẹp vừa tối. Hẹp đến mức chỉ với tay là đến trần, rộng không quá một cánh tay. Dọc hai bên ngõ này là... nhà ở. Những bậc thang gỗ ọp ẹp rải rác được bắt từ ngõ lên tầng hai - nơi có căn hộ của những gia đình khác nhau. Qua những ô cửa tối, lại đi xuống một chiếc cầu thang khác hun hút không kém dẫn sang ngõ Nội Miếu. Dễ đến hàng trăm năm rồi, người dân ở đây từ đời này đến đời khác sống trong “địa đạo” nhiều bóng tối này. Có điều mỗi ngày mỗi chật vì diện tích vẫn vậy mà nhân khẩu cứ tăng lên.
Bà Hoàng Thị Huyền, 57 tuổi cư dân ở đây chỉ tay vào ngõ 47 Hàng Đường nói: “Ở đây điện sáng 24/24, tắt điện thì tối om. Tiền điện bổ đầu các nhà cùng đóng. Ngõ này, may mắn còn có tí giếng trời, nhiều ngõ khác quanh năm suốt tháng ánh nắng không bao giờ lọt vào được. Người lạ đến không ở được, nhưng mình ở chật chội, tối tăm đã quen nên thấy bình thường”.
Trong lòng những ngõ hẹp này, chúng tôi đi thêm một đoạn ngắn nữa thì mùi khói than xộc vào mũi. Rọi đèn pin điện thoại lên hai bên tường mới thấy khói bếp than bám đầy vào tường khiến cả con ngõ, từ trần đến hai bên tường đều nhem nhuốc màu đen của than.
“Nhà tôi nấu than tổ ong 20 năm nay rồi. Trước nấu củi nhưng bây giờ củi hiếm”, bà Huyền cho biết. Sát ngay những gian bếp của các gia đình là nhà vệ sinh và nhà tắm công cộng. Đây là nhà vệ sinh của những hộ diện tích quá hẹp không làm được trong nhà nên dùng lại khu vệ sinh công cộng cũ, đi xong là khóa lại. Cũng trong khoảng không gian nhỏ hẹp này, chúng tôi bắt gặp một phụ nữ ngoài 50 tuổi đang nấu ăn trên bếp than tổ ong ngay cạnh cột điện ngoài đường. Dọc lối đi đầu ngõ là than tổ ong xếp thành chồng cao quá đầu gối khiến chúng tôi rùng mình khi thoáng nghĩ, hỏa hoạn xẩy ra thì mọi người thoát thân làm sao?.
“Bà hỏa” rình rập mỗi ngày
Phía trong lối đi tối như hầm này là hàng chục ngôi nhà sinh sống.
Không “mục sở thị” rất khó hình dung phía trong những ngõ phố tối lại thông với nhau đến chằng chịt như mạng nhện. Cuộc sống phía trong những con ngõ nhỏ, nhà cũ này ẩn chứa nhiều nguy cơ cháy nổ.
Nhà nhỏ, người đông, sinh hoạt thường nhật của người dân lấn ra cả lối đi vốn đã nhỏ hẹp. Họ tận dụng từng centimét để bố trí cất đặt vật dụng. Suốt dọc bờ tường của lối đi được khoét lõm để chỗ thì đặt bếp, chỗ đựng tủ bát đũa, nơi để máy giặt...
Trong ngôi nhà cổ hơn 100 tuổi ở số 3 Trần Nguyên Hãn xuống trầm trọng bởi từ đời không được sửa chữa, lại quá tải số hộ gia đình. Nguy cơ cháy ập đến bất cứ lúc nào khi trong lòng ngôi nhà, nhiều người dân xây dựng nhiều bếp lò khổng lồ với khoảng 4- 5 lò than lớn bé luôn đỏ rực lửa. Bên cạnh đó, các trụ điện chằng chịt dây quấn ngang, dọc rất nguy hiểm nếu xảy ra cháy nổ. Để mở rộng diện tích sử dụng, một số gia đình còn cơi nới cả trên nóc ngôi nhà làm tầng lửng. Một số hộ khác thì cơi nới mở rộng diện tích xây thêm “ba lô”, “chuồng cọp”.
Ở trong những con ngõ này, mỗi căn phòng trung bình chỉ có diện tích khoảng 10 - 25m2 là nơi sinh hoạt của 4 - 5 người/hộ, bao gồm cả bếp nấu. Không chỉ vậy, các nhà sử dụng chung hành lang với nhiều hệ thống dây điện, dây cáp được đấu nối lỏng lẻo, dễ xảy ra chập cháy nếu chẳng may sơ ý. Phần lớn các tuyến phố tại phố cổ đều nhỏ, ngắn, hình ô bàn cờ, vỉa hè lòng đường chật hẹp, mật độ tham gia giao thông cao, thường xuyên ùn tắc, nhất là vào giờ cao điểm. Mật độ dân cư cao, nhiều căn nhà tại phố cổ là nơi ở của nhiều hộ gia đình, chỉ có một lối đi chung nên rất khó khăn trong việc thoát hiểm nếu xảy ra sự cố cháy nổ.
Nguy cơ cháy luôn thường trực trong phố cổ, nếu chính quyền địa phương, cơ quan chức năng không quản lý, nhắc nhở sát sao. Đồng thời, để giảm thiếu tối đa nguy cơ xẩy cháy trong mùa nắng nóng chính quyền cần lên phương án cụ thể, mạnh tay xử lý bằng những chế tài đối với tất cả cá nhân, doanh nghiệp vi phạm quy định về PCCC.
Theo thống kê của cơ quan Cảnh sát PCCC, quận Hoàn Kiếm có hơn 1.700 ngõ nhỏ, trong đó có 30 tuyến phố xe chữa cháy không thể tiếp cận. Từ đầu năm 2016, khu phố cổ Hà Nội đã xảy ra 3 vụ cháy nhà: ngày 16/5/2016, ngôi nhà số 86 phố Cầu Gỗ cháy phần diện tích được cơi nới; ngày 19/6/2016, vụ cháy tại căn nhà hai tầng số 88 đường Hàng Khoai; ngày 29/6/2016, căn nhà số 48 phố Hàng Than bốc cháy, 15/2/2016, cháy nhà 40 và 40A phố Bát Đàn khiến một cụ bà tử vong…
Hà Phương
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 10 phút trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 26 phút trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường
Thời sự - 58 phút trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.
Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học
Xã hội - 1 giờ trướcGĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.
Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương
Thời sự - 1 giờ trướcHàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sự - 12 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.
Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích
Xã hội - 12 giờ trướcGĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?
Đời sống - 14 giờ trướcGĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án
Pháp luật - 14 giờ trướcGĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".
Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn
Đời sống - 15 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.
Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng
Pháp luậtGĐXH - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã bắt đối tượng Lưu Xuân Kiên (1997, quê huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.