Hà Nội
23°C / 22-25°C

Địa phương hỗ trợ thêm kinh phí cho công tác dân số

Thứ hai, 09:23 27/07/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Đoàn công tác của Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) do Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ Nguyễn Văn Tân làm Trưởng đoàn vừa có chuyến làm việc với ngành Dân số các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn (từ 22-24/7). Tại các địa phương này, Đoàn công tác đã lắng nghe, chia sẻ những khó khăn trong việc triển khai hoạt động dân số 6 tháng đầu năm, đồng thời chỉ ra những giải pháp cần triển khai trong thời gian tới.

 

Đoàn công tác đánh giá cao nỗ lực vượt khó của ngành Dân số 2 tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng thời gian vừa qua. 	Ảnh: V.Thu
Đoàn công tác đánh giá cao nỗ lực vượt khó của ngành Dân số 2 tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng thời gian vừa qua. Ảnh: V.Thu

 

Nỗ lực ấn tượng của ngành Dân số các tỉnh miền núi

Cao Bằng, Bắc Kạn là hai tỉnh miền núi phía Bắc có đa thành phần dân tộc, địa hình phức tạp, cơ sở hạ tầng, điều kiện kinh tế - xã hội còn rất nhiều khó khăn, có 8 huyện thuộc danh sách các huyện nghèo nhất cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo ở hai tỉnh chiếm tỷ lệ lớn. Cùng với đó, trình độ dân trí còn hạn chế, việc tuyên truyền, vận động, cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ/chăm sóc SKSS cũng bị ảnh hưởng rất lớn.

Tuy nhiên, vượt qua khó khăn, cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể đã đồng lòng, quan tâm, ủng hộ tới sự nghiệp dân số trên địa bàn tỉnh nhà. Cao Bằng là một trong số các tỉnh có nguồn hỗ trợ ngân sách địa phương lớn cho công tác dân số. Nguồn ngân sách này tăng mạnh từng năm. Tổng 5 năm (2011-2015), nguồn kinh phí này hỗ trợ là gần 28 tỷ đồng; Riêng năm 2015, con số này là 14,4 tỷ đồng, gấp gần 3 lần kinh phí từ Trung ương.

Cao Bằng và Bắc Kạn là hai trong số 11 tỉnh, thành phố còn lại trong cả nước chưa tuyển dụng số cán bộ chuyên trách dân số thành viên chức, cũng như chưa thực hiện mô hình đưa Trung tâm DS-KHHGĐ cấp huyện về trực thuộc UBND cùng cấp. Hàng tháng, bằng nguồn kinh phí địa phương, Cao Bằng chi trả phụ cấp cho đội ngũ 199 cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ cấp xã 0,8 lần mức lương tối thiểu (tương đương 920.000 đồng). Đối với cộng tác viên dân số, 98% đội ngũ này kiêm nhiệm chức danh nhân viên y tế thôn bản, được hưởng tổng cộng phụ cấp bằng 0,6 lần mức lương tối thiểu và nguồn từ Chương trình mục tiêu Quốc gia DS-KHHGĐ (tổng là 790.000 đồng/cộng tác viên/tháng). Ngoài ra, Cao Bằng cũng tăng nguồn hỗ trợ người sử dụng các biện pháp tránh thai lâm sàng, người vận động, bổ sung kinh phí chi trả một số danh mục kỹ thuật của các dịch vụ SKSS/KHHGĐ…

Tại Bắc Kạn, nguồn ngân sách địa phương chi phụ cấp cho cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ theo phân loại xã vùng I, II, III (lần lượt là 0,98 – 0,95 – 0,94 lần mức lương tối thiểu). Đối với cộng tác viên, mức hỗ trợ phụ cấp là 0,18 lần mức lương tối thiểu cùng nguồn từ Chương trình mục tiêu Quốc gia DS-KHHGĐ (tổng là 307.000 đồng).

Mô hình hay của huyện miền núi

Bà Lục Thị Thắng – Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Cao Bằng cho hay: Tại Cao Bằng, có 3 huyện: Thạch An, Trà Lĩnh, Bảo Lâm thành lập Phòng tư vấn, cung ứng dịch vụ và tiếp thị xã hội phương tiện tránh thai và Phòng dịch vụ đặt tại Trung tâm DS-KHHGĐ, thực hiện danh mục kỹ thuật trong khám, chữa bệnh (như đặt, tháo dụng cụ tử cung, tiêm thuốc tránh thai). Trong đó, 2 huyện Thạch An và Trà Lĩnh thành lập mô hình từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu Quốc gia DS-KHHGĐ với đầy đủ trang thiết bị, nhân lực. Tại huyện Bảo Lâm, do nhu cầu về KHHGĐ phát sinh quá cao, do đó, ngành Dân số huyện đã tham mưu cho UBND huyện hỗ trợ kinh phí xây dựng Phòng dịch vụ, Chi cục DS-KHHGĐ hỗ trợ trang thiết bị. Các huyện còn lại đều có Đội dịch vụ lưu động cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho người dân. “Phòng dịch vụ đưa vào hoạt động, góp phần vào việc hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch và chăm sóc SKSS cho người dân”, bà Đinh Thúy Phương, Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Thạch An nói.

“6 tháng cuối năm, ngoài việc nỗ lực hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm 2015- năm kết thúc giai đoạn 5 năm (2011-2015), chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo (2016-2020), Cao Bằng, Bắc Kạn cần rà soát lại các Nghị quyết, Quyết định của tỉnh hiện có, có kế hoạch sao cho phù hợp với tình hình mới, định hướng mới của nội dung công tác dân số trong giai đoạn mới”.

(Ông Nguyễn Văn Tân – Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế)

6 tháng đầu năm, một số chỉ tiêu chuyên môn về DS-KHHGĐ tại Cao Bằng, đạt kết quả khả quan. Số trẻ sinh ra trên địa bàn tỉnh tăng 254 trẻ, tỷ số giới tính khi sinh là 108 trẻ trai/100 trẻ gái. Số sinh con thứ 3 giảm. Các chỉ tiêu về các biện pháp tránh thai tại Cao Bằng đạt 90% so với kế hoạch 6 tháng đầu năm. Đặc biệt, ông Lương Thế Khanh, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (thành viên Đoàn công tác) đánh giá rất cao chỉ tiêu triệt sản tại huyện miền núi Thạch An (Cao Bằng). Đây là một trong số hiếm các địa phương ở Bắc Bộ thực hiện tốt biện pháp này khi đạt tới 80% kế hoạch.

Còn tại Bắc Kạn, báo cáo của Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh cho thấy, mức sinh của Bắc Kạn xung quanh mức 2-2,1 con, đây là con số “lý tưởng” so với một tỉnh miền núi nghèo. Dù tỷ lệ sinh con thứ ba có “nhích” lên nhưng vẫn ở giới hạn thấp (hiện là 6,3%). Tỷ số giới tính khi sinh ở mức cao là 112 trẻ trai/100 trẻ gái.

Bắc Kạn và Cao Bằng đã từng bước thực hiện các dự án, mô hình nâng cao chất lượng dân số. Các đề án này bước đầu đã cho kết quả đáng ghi nhận.

Cần chủ động đón đầu trong giai đoạn mới

Trong các buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Tân – Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ đã chia sẻ một số nội dung trong công tác DS-KHHGĐ Việt Nam giai đoạn mới. Đặc biệt, nhấn mạnh việc Cao Bằng, Bắc Kạn đã rất nỗ lực trong việc giảm sinh, thời gian tới cần quan tâm giải quyết đồng bộ các vấn đề khác của công tác DS- KHHGĐ về các mặt quy mô dân số, cơ cấu, chất lượng dân số và vấn đề di cư.

Tại Cao Bằng, dù vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh mới chỉ “manh nha” (108 trẻ trai/100 trẻ gái), nhưng tỉnh cũng cần “đón đầu” phòng tránh tình trạng này bằng cách tích cực tuyên truyền nhiều hơn nữa cho người dân hiểu. Còn tại Bắc Kạn, tỷ số giới tính khi sinh đã là 112/100, xấp xỉ mức chung cả nước, Bắc Kạn cần quyết liệt hơn nữa trong việc giảm thiểu mức chênh lệch này…

Ông Nguyễn Văn Tân và các thành viên trong Đoàn công tác chia sẻ với các tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng và các huyện Ba Bể, Thạch An về những khó khăn trong việc cung ứng dịch vụ KHHGĐ đến người dân. Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ nhấn mạnh: “Với những đặc thù của ngành Dân số, cần đẩy mạnh dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến gần người dân, tạo thuận tiện cho người dân hơn nữa. Bên cạnh đó, với các trạm y tế, cán bộ đã được đào tạo thực hiện kỹ thuật KHHGĐ thì phải đào tạo lại sao cho thuần thục, thông thạo các kỹ thuật này, tăng niềm tin của người dân với cán bộ của ngành. Về phương tiện tránh thai, cần xác định rõ các nhóm dân cư được miễn phí toàn bộ, miễn phí một phần hay tự chi trả để có hoạch định cụ thể”.

 

Lo thiếu phương tiện tránh thai cho người dân

Dù tỷ lệ sinh con thứ 3 toàn tỉnh là 8,9% - không quá cao so với một tỉnh miền núi nghèo, nhưng theo ông Nông Hữu Lương – Phó Giám đốc Sở Y tế, Phó Ban Chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ tỉnh Cao Bằng, ở đây vẫn có không ít trường hợp sinh tới 9 đến 12 con. Cá biệt, còn có trường hợp có tới 21 người con. Đáng buồn là, “Tình trạng này có chiều hướng gia tăng và khó xử lý”, ông Lương nói.

Tại Cao Bằng cũng như nhiều tỉnh miền núi khác, tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết vẫn xảy ra. 6 tháng đầu năm 2015, tại 12 xã và 5 trường dân tộc nội trú thuộc 5 huyện triển khai mô hình can thiệp giảm thiểu tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết, có 74 cặp kết hôn. Trong đó có 13 cặp tảo hôn, 1 cặp kết hôn cận huyết.

Một vấn đề rất “nóng” khác cũng được đưa ra, đó là tình trạng thiếu phương tiện tránh thai và khó khăn trong cung cấp dịch vụ KHHGĐ hiện nay cũng như giai đoạn tiếp theo tại các tỉnh miền núi.

Bà Lục Thị Thắng – Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Cao Bằng cho hay: Mỗi năm, tại Cao Bằng có khoảng 27.000 cặp vợ chồng đăng ký thực hiện các biện pháp tránh thai mới. Cũng như các tỉnh khác, các phương tiện tránh thai miễn phí tại Cao Bằng đã và đang giảm mạnh, chuyển sang cung ứng bằng tiếp thị xã hội và thị trường tự do.

Trong khi đó, việc thực hiện xã hội hóa cung ứng phương tiện tránh thai và cung cấp dịch vụ KHHGĐ tại tỉnh chưa được chuẩn bị và chưa thích ứng dẫn đến tình trạng đối tượng có nhu cầu KHHGĐ không được cấp phương tiện tránh thai và không được cung cấp dịch vụ KHHGĐ.

Hiện nay, chỉ còn khoảng 50% đối tượng tại Cao Bằng được cấp miễn phí phương tiện tránh thai, khoảng 14.000 cặp còn lại phải chuyển sang mua phương tiện này bằng kênh tiếp thị xã hội, thị trường.

Thu Nguyên/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Dân số và phát triển - 13 giờ trước

GĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ung thư vú có di truyền không?

Ung thư vú có di truyền không?

Dân số và phát triển - 15 giờ trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Sau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Viêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Ung thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nồng độ cholesterol cao không chỉ đe dọa tim mạch mà còn là thủ phạm thầm lặng gây rối loạn cương dương. Tìm hiểu mối liên hệ mật thiết này để bảo vệ sức khỏe nam giới toàn diện hơn.

Top