Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dịch cúm A/H7N9 diễn biến phức tạp: Đề nghị nâng mức cảnh báo, coi như đã có ca bệnh xâm nhập

Thứ bảy, 08:57 04/03/2017 | Y tế

GiadinhNet - Gia cầm mắc virus cúm A/H7N9 không có biểu hiện triệu chứng nên dễ gây tâm lý chủ quan cho cả người buôn bán, giết mổ, tiêu thụ... Người dân có thể giết mổ, ăn uống gia cầm, thủy cầm (vịt) tưởng lành nhưng thực tế lại mang mầm bệnh. Trong khi đó, chủng cúm này có tỉ lệ tử vong cao (gần 30%).


Tiêm phòng cho gà để phòng chống dịch bệnh. Ảnh minh họa

Tiêm phòng cho gà để phòng chống dịch bệnh. Ảnh minh họa

Dịch cúm A/H7N9 đã lan ra khỏi Trung Quốc

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống các chủng virus cúm gia cầm độc lực cao trên người diễn ra ngày 3/3, Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, từ đầu năm đến nay, dịch cúm A/H5N1 trên gia cầm vẫn diễn ra rải rác ở các địa phương và có xu hướng tăng so với năm ngoái. Cả nước còn 14 ổ dịch cúm A/H5N1 trên đàn gia cầm tại 10 xã của 6 tỉnh: Bạc Liêu, Nam Định, An Giang, Sóc Trăng, Đồng Nai, Nghệ An chưa qua 21 ngày, chưa kể ổ dịch cúm A/H5N6 trên đàn gia cầm ở Quảng Ngãi.

Riêng tại Nam Định, tỉnh này đang giám sát 70 trường hợp có nguy cơ tại vùng có dịch. Đây là những người ở các hộ chăn nuôi có gia cầm nhiễm cúm ốm, chết và những người có liên quan trong khu vực có dịch đã được các cơ sở y tế lập danh sách theo dõi tình hình sức khỏe theo quy định. Đến nay, những người này vẫn khỏe mạnh bình thường.

Đối với cúm A/H7N9, bà Nguyễn Thu Thủy - Phó cục trưởng Cục Thú y cho biết, dịch cúm A/H7N9 trên người và gia cầm đang diễn biến phức tạp tại 14 tỉnh của Trung Quốc và có nguy cơ cao xâm nhập vào nước ta. Trong số đó, tỉnh Vân Nam và Quảng Tây là hai tỉnh có chung đường biên giới với 7 tỉnh của Việt Nam bao gồm: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh. Các địa phương này có các cửa khẩu quốc tế giao thương với Trung Quốc với lưu lượng người, phương tiện, hàng hóa lưu thông hàng ngày lớn như tại: Cửa khẩu Hà Khẩu (tỉnh Lào Cai), cửa khẩu Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh), cửa khẩu Hữu Nghị, Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn). Cơ quan chức năng ước tính mỗi ngày có khoảng 1.000 - 10.000 lượt người; 100 - 200 lượt phương tiện xuất, nhập cảnh qua các cửa khẩu nêu trên. Theo thông tin từ Cục Thú y, từ năm 2016 đến hết ngày 15/2/2017, tại các tỉnh trên đã bắt giữ được số gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu gồm: 356.072 con gia cầm giống; 2.365 con gia cầm thịt; 62.406 kg thịt gia cầm và 212.080 quả trứng gia cầm. Ngoài ra, còn rất nhiều các cửa khẩu tiểu ngạch, lối mở khác cũng giao lưu, buôn bán với nước bạn mà chưa thực sự kiểm soát hết được.

Các chuyên gia khẳng định, hiện dịch A/H7N9 ở Trung Quốc đã lan rộng. Cụ thể, ngày 4/2/2017, Đài Loan đã công bố ca nhiễm cúm A/H7N9 đầu tiên sau khi trở về từ Quảng Đông và đã tử vong. Ngoài ra, trước đó còn có một trường hợp người Malaysia và hai trường hợp người Canada nhiễm cúm A/H7N9 nhưng đều có tiền sử đi về từ các vùng có dịch của Trung Quốc. Điều này cho thấy, dịch đã có dấu hiệu lây lan ra ngoài Trung Quốc.

Người dân nên cân nhắc đi lại vùng có dịch

Theo các chuyên gia, điều lo ngại nhất hiện nay là gia cầm mắc virus cúm A/H7N9 không có biểu hiện triệu chứng (như cúm A/H5N1) nên dễ gây tâm lý chủ quan cho cả người buôn bán, giết mổ, tiêu thụ... Người dân có thể giết mổ, ăn uống gia cầm, thủy cầm (vịt) tưởng lành nhưng thực tế lại mang mầm bệnh. Trong khi đó, chủng cúm này có tỉ lệ tử vong cao (gần 30%).Vì thế Cục Thú y khuyến cáo người dân mua gia cầm rõ nguồn gốc, tiêu thụ sản phẩm gia cầm rõ nguồn gốc, đặc biệt các tỉnh đường biên phải tiêu độc khử trùng nguy cơ môi trường.

Bên cạnh đó, dịch cúm A/H7N9 đang diễn biến phức tại Trung Quốc, giá gia cầm ở nước này sẽ giảm, dẫn đến nguy cơ nhập lậu vào Việt Nam. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, nguyên tắc cơ bản là nếu không có cúm trên gia cầm thì sẽ không có trên người, do đó càng phải kiểm soát chặt chẽ ở cửa khẩu cũng như tiểu ngạch, đường mòn lối nhỏ… Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị nâng mức cảnh báo dịch lên mức cao hơn, không dừng lại ở mức độ 1 nữa mà phải coi là đã có ca bệnh xâm nhập để triển khai đồng loạt các biện pháp phòng chống. “Nếu như việc xâm nhập cúm A/H7N9 vào Việt Nam thì sẽ phải tiêu hủy rất nhiều gia cầm và đời sống, sức khỏe của người dân cũng bị ảnh hưởng”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.

Bộ Y tế hiện đã chỉ đạo các đơn vị mở rộng đối tượng giám sát, chủ động lấy mẫu đặc biệt ở các vùng nguy cơ cao (khu vực biên giới), đối tượng nguy cơ cao (người buôn bán, vận chuyển, giết mổ, tiếp xúc gia cầm, thủy cầm). Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, việc phát hiện ca đầu tiên mắc A/H7N9 rất quan trọng để chúng ta có ngay các biện pháp kiểm soát, khống chế, không để dịch bùng lên.

Trước tình trạng virus cúm A/H7N9 ở Trung Quốc đang biến chủng, thay đổi gene từ độc lực thấp sang độc lực cao, đại diện Tổ chức Y tế thế giới cho biết, trong tháng 3 này sẽ hỗ trợ Việt Nam các test chẩn đoán nhanh để xét nghiệm nhanh bệnh cúm A/H7N9 đối với những người nghi mắc bệnh hoặc những người thường xuyên tiếp xúc với gia cầm tại cửa khẩu Lạng Sơn và chợ gia cầm Hà Vĩ (Thường Tín, Hà Nội).

Cũng theo đại diện Tổ chức Y tế thế giới, hiện chưa có khuyến cáo hạn chế đi lại giữa Trung Quốc – Việt Nam do ảnh hưởng của dịch, nhưng các chuyên gia cũng khuyên người dân cân nhắc mức độ cần thiết khi đi lại vùng có dịch. Ngoài ra, ở địa phương có sự giao lưu, đi lại giữa vùng dịch và Việt Nam cần tăng cường cung cấp thông tin phòng dịch, giám sát thân nhiệt các du khách, khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, hạn chế tiếp xúc gia cầm… nếu cần thiết sẽ áp dụng tờ khai y tế đối với hành khách nhập cảnh từ Trung Quốc.

Dịch cúm A/H7N9 bắt đầu được ghi nhận tại Trung Quốc từ tháng 3/2013, có nguồn gốc từ cúm gia cầm. Từ tháng 10/2016 tới nay, dịch có chiều hướng gia tăng mạnh cả về quy mô, số lượng mắc và tốc độ lây lan tạo thành đợt dịch thứ 5 với hơn 460 trường hợp mắc tại 14 tỉnh, thành phố. Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2017, tại Trung Quốc đã ghi nhận thêm 449 trường hợp mắc với cúm A/H7N9, trong đó có 96 trường hợp tử vong.

Ngay trong chiều 3/3, Sở Y tế TP Hà Nội cũng đã tổ chức hội nghị trực tuyến với các đơn vị y tế về công tác giám sát phát hiện, xử lý dịch cúm A/H7N9 cũng như công tác khám và điều trị nếu có trường hợp mắc bệnh. Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cho rằng, với một địa phương có sự giao lưu lớn, gia cầm nhập lậu khó kiểm soát như Hà Nội thì nguy cơ dịch xâm nhập hoàn toàn có thể. Do vậy, bên cạnh việc quản lý tốt các đàn gia cầm, gia cầm nhập lậu thì cần tăng cường giám sát ca bệnh ngay tại các cửa khẩu, giám sát các ca mắc viêm phổi tại bệnh viện nhằm phát hiện sớm để kịp thời khoanh vùng, cách ly. Tới đây, Hà Nội sẽ tổ chức diễn tập phòng chống cúm A/H7N9 tại xã Lê Lợi (huyện Thường Tín).

TS Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị rà soát, điều chỉnh lại kế hoạch phòng chống dịch. Căn cứ vào điều kiện thực tế và đặc điểm của từng địa phương để đưa ra kế hoạch cụ thể, chính xác nhất. Ngoài ra, phía dự phòng cũng cần nâng cao năng lực xét nghiệm để chủ động tiếp nhận chuyển giao và xét nghiệm xác định cúm A/H7N9. Cũng theo ông Nguyễn Khắc Hiền, tại mỗi địa phương cần phải phân công cán bộ hướng dẫn, kiểm tra, giám sát dịch bệnh và chịu trách nhiệm khi chủ quan để xảy ra ca mắc. Cùng với đó, các cơ sở y tế phải xây dựng kế hoạch cụ thể tiếp nhận điều trị bệnh nhân cúm A/H7N9, từ hướng dẫn quy trình tiếp nhận, cách ly, điều trị đến dự trù thuốc, hoá chất… Sở Y tế sẽ tiến hành kiểm tra việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện của các đơn vị được giao nhiệm vụ.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 7 giờ trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 4 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 1 tuần trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Top