Dịch nCoV đang diễn biến phức tạp, những ai tuyệt đối không nên đi lễ hội, đến những chỗ đông người dịp này?
GiadinhNet - Dịp đầu năm là mùa lễ hội và các hoạt động tín ngưỡng của người dân. Điều này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ lây lan bệnh nếu có ca mắc mà không được phát hiện, cách ly kịp thời.
Hiện nay, dịch viêm phổi cấp do virus corona (nCoV) đang được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) báo động là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu. Do đó, theo các chuyên gia, Việt Nam cần có những biện pháp dự phòng ngay khi chưa bùng phát dịch.
Một trong những biện pháp dự phòng hữu hiệu là người dân tự bảo vệ mình, dinh dưỡng luyện tập tăng sức đề kháng, tránh tập trung nơi đông người.
Tuy nhiên, như thông lệ, dịp đầu năm là mùa lễ hội và các hoạt động tín ngưỡng của người dân. Điều này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ lây lan bệnh nếu có ca mắc mà không được phát hiện, cách ly kịp thời.

Các chuyên gia khuyến cáo, nếu không có việc thật sự cần thiết thì không nên đến chỗ đông người. Ảnh minh họa
Chia sẻ về vấn đề này tại buổi Họp báo của Bộ Y tế về dịch bệnh do virus corona chiều 31/1, ông Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết: Trong lúc dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu như thời gian ủ bệnh hay việc người lành có lây hay không chưa thật rõ ràng, chúng tôi khuyến cáo người dân, nếu không có việc thật sự cần thiết thì không nên đến chỗ đông người. Nếu không khẩn cấp thì không nên tổ chức hội họp, tổ chức đông người hoặc có thể thay bằng hình thức khác (như họp trực tuyến…).
Đề cập cụ thể về những đối tượng dễ lây bệnh tại nơi đông người, PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh, Trưởng bộ môn Y học gia đình, Giám đốc Trung tâm đào tạo và chăm sóc sức khỏe cộng đồng (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) cho biết: Có rất nhiều chủng virus corona gây nhiễm khuẩn đường hô hấp, các chủng thường là thể nhẹ và dễ hồi phục. Chủng mới nCoV có những đột biến nên cơ thể chưa nhận biết hết để hình thành hệ miễn dịch đầy đủ, do đó dễ gây bệnh nặng.
Trong đó, người cao tuổi, nhất là những người mắc nhiều bệnh mãn tính, ít vận động, đi lại; ăn uống thất thường, đặc biệt là trẻ nhỏ (sức đề kháng kém) là những đối tượng dễ mắc bệnh do virus nói chung và virus corona nói riêng. Khi virus xâm nhập và tấn công vào đường hô hấp sẽ gây viêm các niêm mạc đường hô hấp và tạo ra các biểu hiện như sốt, ho, sổ mũi, khó thở, khó chịu...

Theo PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh, với những người có bệnh nền mãn tính như bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh khớp, loãng xương... ngoài việc phải uống rất nhiều các loại thuốc điều trị bệnh này, cơ thể cũng suy giảm miễn dịch, giảm sức đề kháng, dễ mắc thêm các bệnh khác và khi mắc bệnh thì rất nặng do tương tác của bệnh mới với bệnh nền cũng như tương tác của rất nhiều loại thuốc.
Do đó, khi bị nhiễm virus, cơ thể không đủ sức chống lại và tiêu diệt virus đồng thời lại khởi động một chuỗi rối loạn kèm theo trên nền bệnh mãn tính như suy gan, suy thận, suy đa tạng làm phức tạp việc điều trị, tiên lượng nặng.
Chính vì vậy, các nhà khoa học khuyến cáo, người cao tuổi đặc biệt là những người mắc bệnh mãn tính như cao huyết áp, tiểu đường; trẻ nhỏ không nên đi lễ hội hay đến những nơi đông người vào thời điểm này.
Riêng về việc nhiều người thấy "áy náy" nếu không đi lễ chùa đầu năm, PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh cho rằng: "Các cụ ta vẫn dạy: "Tu tại gia" và "Phật tại tâm" nên dù mọi người ở nhà vẫn có thể tu tập, hướng thiện ".

PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh cho biết thêm, với người cao tuổi, giữ cho tinh thần thoải mái cũng là liệu pháp giúp tăng cường sức khỏe. Với người tăng huyết áp và tiểu đường dễ có nguy cơ cao mắc các biến chứng viêm nhiễm như nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn da, nhiễm khuẩn tiết niệu...
Theo đó, ngoài việc duy trì điều trị thường quy, người cao tuổi cũng nên tránh xa các nguồn lây nhiễm, giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, giữ đường mũi họng sạch, ấm, đeo khẩu trang khi phải tiếp xúc ở chỗ đông người, rửa tay thường xuyên.
Để phòng bệnh do virus gây ra, các chuyên gia khuyến cáo:
- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài
- Tránh đi lại các nơi đông người
- Thường xuyên rửa tay sạch bằng xà phòng hoặc các dung dịch có cồn.
- Tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng
- Ăn chín, uống sôi.
- Không ăn thịt động vật ốm hoặc chết.
- Tiệt trùng dụng cụ do người nhiễm bệnh sử dụng để tránh lây lan.
- Luôn đảm bảo cho không gian sống và môi trường làm việc được thông thoáng. Nếu có ánh nắng mặt trời thì nên mở cửa sổ để lưu thông không khí.
- Luyện tập thể dục, giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tăng cường miễn dịch.
- Kịp thời đi khám khi có các dấu hiệu của bệnh.

Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019. Đến nay dịch bệnh đã lan ra nhiều thành phố của Trung Quốc và 22 quốc gia, vùng lãnh thổ khác trên thế giới.
Tính đến ngày 31/1/2020, trên thế giới đã có 9.832 trường hợp mắc bệnh. Trong đó, 213 trường hợp tử vong.
Tại Việt Nam, số người mắc bệnh là 5 trường hợp. Trong đó có 2 công dân Trung Quốc (1 người đã khỏi) và 3 công dân Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc.
Ngày 30/1, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chính thức tuyên bố dịch virus nCoV là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu.
Để chủ động phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV phù hợp với diễn biến tình hình dịch, Bộ Y tế đã đưa vào hoạt động đường dây nóng phòng dịch: 19003228, hoạt động 24/7, tiếp nhận mọi thông tin liên quan đến công tác phòng chống dịch.
Các thông tin mới về tình hình dịch bệnh liên tục được cập nhật trên giadinh.net.vn. Mời độc giả cập nhật
Mai Thùy

5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'
Sống khỏe - 8 giờ trướcNhiều người có xu hướng chỉ chú ý đến ngày hết hạn in trên sản phẩm. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng của một số vật dụng sẽ giảm đi rất nhiều sau khi chúng ta bắt đầu sử dụng.

Chuyên gia chỉ ra cách phân biệt sữa giả - sữa thật đáng chú ý
Sống khỏe - 10 giờ trướcGĐXH - Vụ việc 'sữa giả' đang khiến hàng triệu phụ huynh hoang mang, bởi hình thức sữa giả ngày càng khó nhận biết.

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!
Sống khỏe - 11 giờ trướcRất nhiều người sẽ phải bất ngờ khi nhận ra mình đang uống những loại nước là “đồng phạm” của nhiều bệnh ung thư từ ngày này qua ngày khác.

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều
Sống khỏe - 12 giờ trướcGiảm thiểu tiêu thụ đường là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe và duy trì làn da khỏe mạnh.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Các thuốc điều trị loét thực quản
Sống khỏe - 17 giờ trướcLoét thực quản là một dạng loét trong hệ thống tiêu hóa, làm tổn thương các mô của thực quản. Việc dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây loét…

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Trẻ nên ăn thực phẩm nào để tăng chiều cao?
Sống khỏe - 21 giờ trướcMặc dù yếu tố di truyền đóng vai trò quyết định chiều cao của trẻ, nhưng việc cung cấp dinh dưỡng hợp lý là rất quan trọng để tối đa hóa sự tăng trưởng chiều cao này...

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcVitamin B12 (còn được gọi là cobalamin) là một loại vitamin tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh. Não sẽ không thể hoạt động bình thường nếu thiếu chất dinh dưỡng này…

Ứng dụng công nghệ phổ và AI dự đoán chính xác bệnh lý tim mạch, ung bướu và đột quỵ
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa đưa vào sử dụng hệ thống CT phổ của Philips ứng dụng AI, giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý tim mạch, ung bướu, đột quỵ…

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặpGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.