Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dịch tại TP Bắc Ninh tuy trong tầm kiểm soát nhưng còn diễn biến phức tạp, nguy cơ xuất hiện ca bệnh mới vẫn hiện hữu

GiadinhNet - Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên - Trưởng Bộ phận Thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại Bắc Ninh đã nhấn mạnh như vậy trong buổi làm việc với Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP Bắc Ninh ngày 2/6.

Tình hình dịch tại TP Bắc Ninh tuy trong tầm kiểm soát nhưng còn diễn biến phức tạp, nguy cơ xuất hiện ca bệnh mới vẫn hiện hữu - Ảnh 1.

Báo cáo về tình hình dịch bệnh trên địa bàn TP Bắc Ninh, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của thành phố cho biết, tính đến 7h ngày 2/6, trên địa bàn thành phố đã có 14/19 phường có bệnh nhân COVID-19 với tổng số 222 ca.

Trong đó, phường Khắc Niệm có số lượng nhiều nhất với 119 ca, Vân Dương 20 ca, Nam Sơn 15 ca. 107 người mắc là công nhân làm việc tại 20 công ty trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

Ban chỉ đạo phòng chống dịch thành phố cũng cho biết, số lượng công nhân trên địa bàn nhiều (khoảng 52.000 người), chỗ ở và nơi làm việc không cố định, nhận thức về phòng chống dịch COVID-19 còn hạn chế. Nơi ở, khu nhà trọ chật chội, mật độ cao, sự di chuyển của công nhân nhiều và phức tạp nên dẫn đến khó khăn trong việc kiểm soát, quản lý.

Tình hình dịch tại TP Bắc Ninh tuy trong tầm kiểm soát nhưng còn diễn biến phức tạp, nguy cơ xuất hiện ca bệnh mới vẫn hiện hữu - Ảnh 3.

Tính đến 7h ngày 2/6, trên địa bàn TP Bắc Ninh đã có 14/19 phường có bệnh nhân COVID-19 với tổng số 222 ca

Ông Hoàng Minh Đức - Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, Tổ hỗ trợ điều tra, giám sát dịch và xử lý môi trường tại cộng đồng của Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế đang xây dựng phương án xử lý ổ dịch cho TP Bắc Ninh, trong đó sẽ hướng dẫn cụ thể từng công việc phải làm như: chỗ nào cần xét nghiệm, chỗ nào cần phong tỏa, cách ly.

Tại TP Bắc Ninh, các nơi có nguy cơ cao và số ca mắc đang ngày càng tăng lên, cho thấy cần xác định TP Bắc Ninh là một "điểm nóng". Đặc biệt, đã có nguồn lây từ cộng đồng vào khu công nghiệp và ngược lại.

Theo ông Hoàng Minh Đức, biện pháp xử lý ổ dịch tại các phường trong vòng 7 ngày xuất hiện ca mắc là cần phong tỏa tuyệt đối, không ra không vào; áp dụng triệt để Chỉ thị 16 và Tổ COVID tại cộng cồng cùng với chính quyền địa phương phải giám sát chặt chẽ hàng ngày.

Cùng đó, tiến hành xét nghiệm 3 lần/tuần để xác định được F0 và đưa F1 đi cách ly kịp thời. Nếu làm đúng theo quy trình này, có thể xử lý được ổ dịch nhanh chóng.

Với những phường trong vòng 14 ngày không có ca mắc mới thì cần có sự tính toán nới giãn cách để người dân quay trở lại cuộc sống bình thường. Trước khi nới giãn cách cần tiến hành xét nghiệm để rà soát xem còn ca F0 trong cộng đồng hay không để kịp thời xử lý.

Tình hình dịch tại TP Bắc Ninh tuy trong tầm kiểm soát nhưng còn diễn biến phức tạp, nguy cơ xuất hiện ca bệnh mới vẫn hiện hữu - Ảnh 4.

Theo Bộ Y tế, trong vòng 7 ngày xuất hiện ca mắc, các phường có ổ dịch cần phong tỏa tuyệt đối, không ra không vào. Cùng đó, tiến hành xét nghiệm 3 lần/tuần để xác định được F0 và đưa F1 đi cách ly kịp thời

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh, tình hình dịch tuy vẫn nằm trong tầm kiểm soát nhưng còn diễn biến phức tạp, nguy cơ xuất hiện ca bệnh mới vẫn hiện hữu. Bởi TP Bắc Ninh là nơi giao thương, mật độ dân cư cao, đặc biệt là thành phố là nơi tập trung rất đông người lao động tới từ nhiều địa phương trong cả nước.

Hiện TP Bắc Ninh đã có 14/19 phường có bệnh nhân COVID-19, có ca bệnh liên quan đến công nhân làm việc trong các khu công nghiệp, đáng chú ý còn xuất hiện ca F0 ở doanh nghiệp ngoài các khu công nghiệp. Do vậy, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên yêu cầu TP Bắc Ninh cần xác định ca bệnh F0 cuối cùng vào thời điểm nào tại từng khu phố, từng phường, từ đó thực hiện phong tỏa, khoanh vùng trong diện hẹp, có chiến lược phòng chống dịch phù hợp.

Về phòng chống dịch trong cộng đồng, TP Bắc Ninh cần thực hiện nghiêm, triệt để các khu vực được phong tỏa, tránh trường hợp người dân trong nội bộ khu vực phong tỏa chủ quan lơ là.

Về vấn đề vaccine phòng COVID-19, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết, Bộ Y tế đã điều chỉnh lại kế hoạch cấp vaccine cho tỉnh Bắc Ninh với 150.000 liều. Thời gian tới khi nhận được thêm những lô vaccine mới, Bộ Y tế sẽ ưu tiên cho các địa phương đang là tâm dịch như Bắc Ninh, Bắc Giang. Khi có nguồn vaccine, tỉnh Bắc Ninh cần xác định đối tượng được tiêm theo tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể tùy vào tình hình thực tế cho hợp lý.

Anh Tuấn

PV
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Y tế - 10 giờ trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện dị vật đã ăn sâu và dính chắc vào niêm mạc âm đạo của bệnh nhi, rất khó lấy ra bằng kỹ thuật thông thường.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật

Y tế - 6 ngày trước

Máy bay vừa cất cánh, một bé gái bất ngờ co giật, tím tái nhưng đã được các bác sĩ có mặt trên chuyến bay hỗ trợ cấp cứu thành công.

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm

Y tế - 6 ngày trước

Khi chuẩn bị đến trường, Đ. đột ngột nôn ói, rơi vào hôn mê sâu, nguy kịch tính mạng. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị đột quỵ.

Cúc áo gãy đôi nằm trong đường thở bé gái 5 tuổi

Cúc áo gãy đôi nằm trong đường thở bé gái 5 tuổi

Sống khỏe - 1 tuần trước

Bố mẹ đều đi làm, trẻ ở nhà chơi một mình nên không ai biết cháu đã nuốt phải dị vật từ lúc nào.

Nhiều đề xuất được kỳ vọng tăng thêm nguồn tạng quý giá, cứu sống nhiều người bệnh đang chờ ghép

Nhiều đề xuất được kỳ vọng tăng thêm nguồn tạng quý giá, cứu sống nhiều người bệnh đang chờ ghép

Sống khỏe - 1 tuần trước

Sau 19 năm thực hiện, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác, Việt Nam đã thực hiện hơn 9.500 ca ghép tạng, phát triển mạng lưới gồm 27 cơ sở đủ năng lực kỹ thuật, từng bước làm chủ nhiều kỹ thuật ghép phức tạp như ghép tim – gan đồng thời, khí quản, phổi…

Top