Hà Nội
23°C / 22-25°C

Điểm danh 8 loại vắc xin quan trọng người 50 - 70 tuổi cần tiêm, rất nhiều người không biết

Thứ hai, 10:15 17/03/2025 | Dân số và phát triển

Rất nhiều người cho rằng sau tuổi 50 thì không cần tiêm vắc xin nữa, nhưng sự thật thì ngược lại!

Vì sao tiêm vắc xin trong độ tuổi 50 - 70 lại quan trọng?

Ở độ tuổi từ 50 đến 70, hệ thống miễn dịch suy giảm đáng kể do quá trình lão hóa, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Theo TS. Susannah Hills (Đại học Columbia, Mỹ), khi tuổi tác càng cao, cơ thể càng dễ bị tổn thương trước các tác nhân gây bệnh, đặc biệt là virus và vi khuẩn. Những người có bệnh lý nền như tiểu đường, tim mạch, suy giảm miễn dịch hay ung thư càng có nguy cơ mắc bệnh nặng hơn khi nhiễm trùng.

Điểm danh 8 loại vắc xin quan trọng người 50 - 70 tuổi cần tiêm, rất nhiều người không biết - Ảnh 1.

Hệ miễn dịch của người 50 - 70 tuổi suy giảm nhanh nên tiêm vắc xin rất cần thiết (Ảnh minh họa)

Không giống như khi còn trẻ, việc mắc một số bệnh nhiễm trùng ở độ tuổi này có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Việc tiêm vắc xin là một trong những biện pháp phòng ngừa quan trọng nhất giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh, giảm tỷ lệ nhập viện và tử vong. 

8 loại vắc xin quan trọng người 50 - 70 tuổi cần tiêm

1. Vắc xin phòng cúm

Cúm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt ở người lớn tuổi. Liên minh vắc xin quốc tế (GAVI) khuyến cáo tất cả mọi người trên 6 tháng tuổi - tức gồm cả người trên 50 tuổi nên tiêm vắc xin phòng cúm hàng năm, tốt nhất vào tháng 9 hoặc đầu tháng 10, trước khi mùa cúm bắt đầu. Hoãn tiêm nếu đang sốt cao hoặc có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với vắc xin cúm trước đó.

2. Vắc xin phòng phế cầu khuẩn

Viêm phổi do phế cầu khuẩn là nguyên nhân hàng đầu gây nhập viện và tử vong ở người cao tuổi. CDC nhiều nước đã điều chỉnh khuyến nghị, thay vì chỉ tiêm cho người từ 65 tuổi trở lên, hiện nay người từ 50 tuổi đã nên cân nhắc tiêm vắc xin này. Lịch tiêm cụ thể là một liều, có thể tiêm nhắc lại sau 5 năm nếu có nguy cơ cao. Hoãn tiêm nếu đang mắc bệnh cấp tính nặng.

3. Vắc xin phòng bệnh zona (giời leo)

Bệnh zona gây đau rát kéo dài và tổn thương thần kinh, đặc biệt phổ biến ở người trên 50 tuổi. Vì vậy, độ tuổi 50 - 70 vẫn cần tiêm 2 liều vắc xin cách nhau từ 2 - 6 tháng, để phòng bệnh zona hiệu quả. Sẽ được hoãn tiêm nếu đang sốt cao hoặc có tiền sử dị ứng nghiêm trọng với thành phần của vắc xin.

4. Vắc xin Tdap (phòng uốn ván, bạch hầu, ho gà)

Người lớn cần tiêm nhắc lại vắc xin uốn ván, bạch hầu, ho gà (Tdap) mỗi 10 năm để duy trì khả năng miễn dịch. Những người chăm sóc hoặc chung sống với trẻ nhỏ càng nên tiêm để bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi bệnh ho gà. Hoãn tiêm nếu bị dị ứng nặng với thành phần của vắc xin.

5. Vắc xin phòng viêm gan B

Người lớn tuổi, đặc biệt là những người có nguy cơ mắc bệnh gan hoặc tiểu đường, nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B. Bệnh này có thể gây viêm gan mạn tính, xơ gan và ung thư gan. Vắc xin phòng viêm gan B được tiêm 3 liều trong vòng 6 tháng. Hoãn tiêm nếu đang mắc bệnh cấp tính nặng.

6. Vắc xin phòng virus hợp bào hô hấp (RSV)

Điểm danh 8 loại vắc xin quan trọng người 50 - 70 tuổi cần tiêm, rất nhiều người không biết - Ảnh 2.

Virus RSV có thể gây viêm phổi nặng ở người cao tuổi, nên tiêm vắc xin để phòng ngừa (Ảnh minh họa)

Virus RSV có thể gây viêm phổi nặng ở người cao tuổi. Loại vắc xin này mới được cấp phép sử dụng trong những năm gần đây nhưng đã cho thấy hiệu quả cao trong việc giảm nguy cơ nhập viện do RSV. Người 50 - 70 tuổi sẽ được tiêm một liều duy nhất. Hoãn tiêm nếu đang có bệnh nhiễm trùng nặng.

7. Vắc xin phòng thủy đậu

Nhiều người từng mắc thủy đậu khi còn nhỏ nhưng virus có thể tái hoạt động ở tuổi già, gây bệnh zona. Nếu chưa từng mắc bệnh hoặc chưa tiêm vắc xin, người trên 50 tuổi nên cân nhắc tiêm phòng. Lịch tiêm là hai liều cách nhau 4 - 8 tuần. Hoãn tiêm nếu có suy giảm miễn dịch nghiêm trọng.

8. Vắc xin phòng viêm gan A

Bệnh viêm gan A có thể gây tổn thương gan nặng hơn ở người cao tuổi. Người có bệnh gan mạn tính hoặc nguy cơ tiếp xúc cao nên được tiêm phòng. Cần tiêm hai liều cách nhau 6 - 12 tháng. Hoãn tiêm nếu bị dị ứng nghiêm trọng với thành phần của vắc xin.

Một số vắc xin mở rộng, tiêm theo nhu cầu hoặc môi trường sống

Ngoài các loại vắc xin trên, một số loại vắc xin khác cũng được khuyến nghị tùy theo tình trạng sức khỏe, nguy cơ phơi nhiễm hoặc điều kiện sống. Phổ biến như:

- Vắc xin phòng COVID-19: Dành cho người trên 50 tuổi chưa tiêm đủ liều hoặc có nguy cơ cao khi mắc bệnh. Lịch tiêm và loại vắc xin sẽ được cập nhật theo từng năm.

- Vắc xin sởi - quai bị - rubella (MMR): Người lớn chưa có miễn dịch hoặc chưa tiêm đủ liều khi còn trẻ nên cân nhắc tiêm để phòng các biến chứng nghiêm trọng.

- Vắc xin phòng thương hàn: Khuyến nghị cho người đi du lịch đến vùng có dịch thương hàn hoặc có nguy cơ cao tiếp xúc với vi khuẩn Salmonella typhi.

- Vắc xin phòng tả: Dành cho người sống hoặc làm việc trong môi trường có nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn Vibrio cholerae, đặc biệt là các khu vực đang có dịch.

- Vắc xin phòng sốt xuất huyết: Hiện có vắc xin phòng sốt xuất huyết dành cho người sống trong vùng có dịch hoặc có tiền sử mắc bệnh trước đó.

- Vắc xin phòng dại: Nếu bị động vật cắn hoặc thường xuyên tiếp xúc với động vật có nguy cơ truyền bệnh.

Điểm danh 8 loại vắc xin quan trọng người 50 - 70 tuổi cần tiêm, rất nhiều người không biết - Ảnh 3.

Người trên 50 tuổi, nhất là có bệnh nền cần được tư vấn kỹ trước khi tiêm vắc xin (Ảnh minh họa)

Ở độ tuổi 50 - 70, tiêm phòng là biện pháp hiệu quả giúp phòng tránh nhiều bệnh nguy hiểm, giảm nguy cơ biến chứng nặng và tử vong. Tuy nhiên, mỗi người có tình trạng sức khỏe và lịch sử tiêm chủng khác nhau, môi trường sống khác nhau nên hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có kế hoạch tiêm phòng phù hợp nhất.

Nguồn và ảnh: VNVC, CDC US, GAVI

Ngọc Ái

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ung thư vú có di truyền không?

Ung thư vú có di truyền không?

Dân số và phát triển - 1 giờ trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Dân số và phát triển - 15 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Sau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Viêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Ung thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nồng độ cholesterol cao không chỉ đe dọa tim mạch mà còn là thủ phạm thầm lặng gây rối loạn cương dương. Tìm hiểu mối liên hệ mật thiết này để bảo vệ sức khỏe nam giới toàn diện hơn.

Thai phụ sinh non, con nặng 1,6kg thừa nhận thường xuyên uống món 'khoái khẩu' này vào buổi sáng

Thai phụ sinh non, con nặng 1,6kg thừa nhận thường xuyên uống món 'khoái khẩu' này vào buổi sáng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Thai phụ này đã không duy trì chế độ uống nước đều đặn khi mang thai. Thay vào đó, gần như ngày nào cô cũng uống một đến hai cốc trà sữa vào mỗi bữa sáng.

Top