Điểm danh nhóm thực phẩm và vi khuẩn gây ngộ độc
Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Châu Tố Uyên – Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM) việc ô nhiễm thực phẩm có thể xảy ra ở bất kỳ khâu sản xuất nào.
Nhiều tác nhân vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng có khả năng gây ngộ độc thực phẩm và có thời gian bắt đầu biểu hiện các triệu chứng khác nhau.
Theo đó, các nhóm thực phẩm và vi khuẩn dễ gây ngộ độc như sau:
Thịt và gia cầm. Tác nhân gây ngộ độc là Campylobacter. Ô nhiễm xảy ra trong quá trình chế biến nếu phân động vật tiếp xúc với bề mặt thịt.
Các nguồn khác bao gồm sữa chưa được khử trùng và nước bị ô nhiễm.

Những thực phẩm dễ gây ngộ độc. Ảnh minh họa.
Nhóm thực phẩm đóng hộp tại nhà có độ axit thấp, thực phẩm thương mại được đóng hộp không đúng cách, cá hun khói hoặc muối, khoai tây nướng trong giấy nhôm và các thực phẩm khác được giữ ở nhiệt độ ấm quá lâu dễ gây ngộ độc do vi khuẩn yếm khí Clostridium botulinum.
Thịt, món hầm và nước thịt . Tác nhân gây ngộ độc là Clostridium perfringens. Vi khuẩn này thường lây lan khi phục vụ món ăn không giữ thức ăn đủ nóng hoặc thức ăn được bảo quản lạnh quá chậm.
Thịt bò nhiễm phân trong quá trình giết mổ . Lây lan chủ yếu bởi thịt bò chưa nấu chín kỹ.
Các nguồn khác bao gồm sữa không tiệt trùng và rượu táo, và nước bị ô nhiễm. Tác nhân gây ngộ độc là Escherichia coli (E. coli).
Các sản phẩm thực phẩm sống , ăn liền và nước bị ô nhiễm. Ngộ độc do vi khuẩn Giardia lamblia, có thể lây lan bởi người xử lý thực phẩm bị nhiễm bệnh.
Xúc xích, thịt nguội, sữa và pho mát chưa tiệt trùng, và các sản phẩm tươi sống chưa rửa. Tác nhân gây ngộ độc là vi khuẩn Listeria, có thể lây lan qua đất và nước bị ô nhiễm
Sản phẩm sống, ăn liền và động vật có vỏ từ nước bị ô nhiễm. Nguyên nhân ngộ độc do Noroviruses, có thể bị lây lan bởi người xử lý thực phẩm bị nhiễm bệnh.
Thịt, gia cầm, sữa hoặc lòng đỏ trứng sống hoặc bị ô nhiễm. Vi khuẩn gây ngộ độc là Samonella Có thể lây lan qua dao, bề mặt cắt hoặc dụng cụ xử lý thực phẩm bị nhiễm.
Thịt và salad đã chế biến , nước sốt kem và bánh ngọt có nhân kem. Vi khuẩn gây ngộ độc là Staphylococcus aureus, có thể lây lan khi tiếp xúc tay, ho và hắt hơi.
Trong số các tác nhân gây ngộ độc trên, bác sĩ Uyên cho biết nhiễm khuẩn Listeria nghiêm trọng nhất là đối với thai nhi. Trong thời gian mang thai, mẹ nhiễm khuẩn listeria có thể dẫn đến sẩy thai, thai chết lưu, sinh non hoặc nhiễm trùng gây tử vong cho em bé sau khi sinh. Trẻ sau sinh có thể bị tổn thương thần kinh lâu dài và chậm phát triển.
Ngoài ra, một số chủng E.coli gây ra một biến chứng nghiêm trọng gọi là Hội chứng urê huyết tán huyết. Hội chứng này làm tổn thương mạch máu nhỏ trong thận, đôi khi dẫn đến suy thận. Người lớn tuổi, trẻ em dưới 5 tuổi và những người có hệ thống miễn dịch suy yếu có nguy cơ mắc biến chứng này cao hơn.

10 người ăn bơ thì 9 người vứt bỏ thứ này mà không hay là 'báu vật' dưỡng tim, làm đẹp, tốt cho tiêu hóa
Sống khỏe - 1 giờ trướcNhiều người sẽ phải “tiếc hùi hụi” khi nhận ra từ trước tới giờ toàn vứt bỏ phần này trong quả bơ trong khi nó cực kỳ hữu ích.

5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'
Sống khỏe - 11 giờ trướcNhiều người có xu hướng chỉ chú ý đến ngày hết hạn in trên sản phẩm. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng của một số vật dụng sẽ giảm đi rất nhiều sau khi chúng ta bắt đầu sử dụng.

Chuyên gia chỉ ra cách phân biệt sữa giả - sữa thật đáng chú ý
Sống khỏe - 13 giờ trướcGĐXH - Vụ việc 'sữa giả' đang khiến hàng triệu phụ huynh hoang mang, bởi hình thức sữa giả ngày càng khó nhận biết.

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!
Sống khỏe - 14 giờ trướcRất nhiều người sẽ phải bất ngờ khi nhận ra mình đang uống những loại nước là “đồng phạm” của nhiều bệnh ung thư từ ngày này qua ngày khác.

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều
Sống khỏe - 15 giờ trướcGiảm thiểu tiêu thụ đường là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe và duy trì làn da khỏe mạnh.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Các thuốc điều trị loét thực quản
Sống khỏe - 20 giờ trướcLoét thực quản là một dạng loét trong hệ thống tiêu hóa, làm tổn thương các mô của thực quản. Việc dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây loét…

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Trẻ nên ăn thực phẩm nào để tăng chiều cao?
Sống khỏe - 1 ngày trướcMặc dù yếu tố di truyền đóng vai trò quyết định chiều cao của trẻ, nhưng việc cung cấp dinh dưỡng hợp lý là rất quan trọng để tối đa hóa sự tăng trưởng chiều cao này...

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcVitamin B12 (còn được gọi là cobalamin) là một loại vitamin tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh. Não sẽ không thể hoạt động bình thường nếu thiếu chất dinh dưỡng này…

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặpGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.