Điểm tin COVID-19 sáng 27/8: Chân dung nhà khoa học nữ đứng sau thành công của vaccine khiến hàng trăm triệu người phải mang ơn
GiadinhNet - Nhà khoa học nữ từ bỏ cơ hội kiếm hàng triệu USD để có thể cứu sống hàng chục triệu người trên thế giới, TP.HCM giảm số ca tử vong vì COVID-19, Hà Nội ra "chiến lược" làm sạch F0 trong cộng đồng sau đợt giãn cách thứ 3... là những thông tin được nhiều người quan tâm trong ngày.
Chân dung nhà khoa học nữ đứng sau thành công của vaccine AstraZeneca

Đây là hai nữ giáo sư Sarah Gilbert (phải) và Catherine Green, những người dẫn đầu nhóm nghiên cứu Viện Jenner, Đại học Oxford kết hợp với hãng dược AstraZeneca cho ra đời loại vaccine tiêm cho hàng trăm triệu người trên thế giới.
Thử nghiệm của vaccine Oxford/AstraZeneca nhận được kết quả tốt, đứng trước cơ hội kiếm hàng triệu USD nhưng bà Gilbert chọn từ bỏ bằng sáng chế vaccine để có thể cứu sống hàng chục triệu người trên thế giới.
"Ngay từ ban đầu, chúng tôi nhận thấy vaccine này sẽ tham gia vào một cuộc đua chống lại virus, chứ không tranh đua với các vaccine khác. Chúng tôi làm việc ở Đại học và không có ý định kiếm tiền từ đó", nữ giáo sư 58 tuổi Sarah Gilbert nói.
Và quả thực, bà đã tặng trọn vẹn thành quả nghiên cứu vaccine này cho cộng đồng, với thỏa thuận với hãng dược nổi tiếng Astra Zeneca rằng, vaccine này sẽ phải được phân phối phi lợi nhuận đến công chúng với giá gốc chính thức thật rẻ, rẻ hơn rất nhiều so với giá cả thị trường, chỉ khoảng 3 USD mỗi liều.
Tờ The Star Malaysia dẫn lời bà Gilbert: "Là người đã phát minh ra loại vaccine này, tôi có thể kiếm được một khoản lợi nhuận khổng lồ. Nhưng tôi từ chối nhận bằng sáng chế vaccine. Tôi không muốn độc quyền sáng chế vì tôi muốn chia sẻ công nghệ này để mọi người có thể sản xuất vaccine".
Hà Nội ra "chiến lược" làm sạch F0 trong cộng đồng sau đợt giãn cách thứ 3

UBND TP Hà Nội giao Sở Y tế tiếp tục tham mưu, xây dựng kế hoạch xét nghiệm; bóc tách F0, truy vết F1 để làm sạch cộng đồng trong đợt giãn cách xã hội.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội ban hành văn bản gửi các cơ quan liên quan về việc tăng cường các biện pháp chống dịch trên địa bàn thành phố.
Theo đó, về việc triển khai, phòng chống dịch tại cơ sở, Hà Nội yêu cầu các cơ quan liên quan tuyên truyền mạnh hơn, hiệu quả hơn để người dân nắm rõ sự nguy hiểm của dịch bệnh và thực hiện nghiêm quy định của thành phố, đặc biệt trong thời gian giãn cách xã hội yêu cầu người dân không ra khỏi nhà, "ai ở đâu ở nguyên đó".
Vận động đến từng hộ gia đình không ra ngoài khi không có lý do chính đáng; ký cam kết thực hiện nghiêm quy định phòng, chống dịch tại khu dân cư, tổ dân phố, thôn, xóm…
Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra đột xuất về công tác phòng, chống dịch và thực hiện giãn cách xã hội tại tất cả các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn; kiểm tra việc cấp giấy đi đường và phê duyệt phương án sản xuất kinh doanh trong điều kiện phòng chống dịch.
Đáng chú ý, về công tác xét nghiệm diện rộng, Hà Nội giao Sở Y tế tiếp tục tham mưu xây dựng kế hoạch xét nghiệm cho các khu vực nguy cơ và cho các đối tượng nguy cơ; tiếp tục xét nghiệm cho các đối tượng bị ho sốt tại cộng đồng để sàng lọc, bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng; truy vết F1, làm sạch cộng đồng.
Trong đó, UBND TP Hà Nội nhấn mạnh việc tập trung cao điểm xét nghiệm diện rộng theo 2 đợt: từ nay đến ngày 30/8 và từ ngày 30/8 đến ngày 6/9.
Thông tin từ Sở Y tế Hà Nội tối 26/8 cho biết, tính từ 18 giờ ngày 25/8 đến 18h ngày 26/8, TP ghi nhận 66 ca mắc mới trong đó có 56 tại cộng đồng.
Trong 25 ca mới ở quận Thanh Xuân đáng chú ý có 24 ca ở phường Thanh Xuân Trung, nâng tổng số ca mắc COVID-19 ở phường này riêng hôm nay lên 37. Trong đó, có 18 ca ở ngõ 328 Nguyễn Trãi, 6 ca ở tập thể thuốc lá Thăng Long.
Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân ghi nhận thêm 1 ca mắc ở số 5 ngõ 144/4/16 Quan Nhân. Đó là anh N.Đ.H, 26 tuổi. Anh là F1 bệnh nhân Đ.T.H. Ngày 24/8 được chuyển cách ly tập trung tại Bệnh viện Than Khoáng Sản, được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính.
24 ca ở Phường Thanh Xuân Trung đều sống trong khu vực phong toả, ghi nhận nhiều gia đình có vài ca mắc COVID-19.
TP.HCM đưa 2.000 người ở khu trọ lụp xụp đến khách sạn, chung cư tránh dịch

Bộ đội giúp dân vận chuyển đồ, dọn dẹp chung cư 1050 để đón người dân vào ở.
Ngày 26/8, quận Bình Thạnh, TP.HCM bắt đầu tổ chức đưa những người dân có kết quả âm tính với SARS-CoV-2 ở những vùng nguy cơ rất cao vào ở tạm tại nhà nghỉ Công đoàn và chung cư 1050 trên địa bàn trong vòng 22 ngày.
Việc này là để thực hiện chỉ đạo của Ban Dân vận Trung ương và Bí thư Thành uỷ TP.HCM về tăng cường hơn nữa việc hỗ trợ đời sống, chăm lo y tế cho nhân dân nhằm hạn chế F0 và tử vong do dịch bệnh trên địa bàn.
Cụ thể, Ban Dân vận Thành ủy TP.HCM xây dựng kế hoạch vận động người dân đang sinh sống tại các khu nhà trọ, nhà lụp xụp, nhà trên ven kênh rạch và nhà trong các hẻm sâu dưới 2m tại địa bàn 16/20 phường của quận Bình Thạnh nhằm giảm mật độ dân cư. Trong đó, ưu tiên các hộ có người già trên 65 tuổi, người có bệnh lý nền, có hoàn cảnh khó khăn tại địa bàn 16 phường của quận. Bảo đảm người dân được hỗ trợ về đời sống, chăm lo về y tế trong thời gian sinh sống tạm thời tại nơi ở mới nhằm hạn chế tối đa việc lây nhiễm và tử vong do dịch bệnh.
Theo kế hoạch, quận Bình Thạnh vận động khoảng 2.000 người trong phạm vi nêu trên vào ở tạm thời tại khu vực trường trung cấp Công đoàn, khách sạn nhà nghỉ Công đoàn Thanh Đa và khu chung cư 1050 (số 4 Phan Chu Trinh, phường 12, quận Bình Thạnh) trong 22 ngày.
Chính quyền quận Bình Thạnh cho biết, trong ngày đầu quận sẽ lo cơm nước, những ngày tiếp theo người dân sẽ tự nấu ăn. Về thức ăn, ngoài những túi an sinh được hỗ trợ, người dân có thể mua thêm khi xe bán hàng lưu động được bố trí đến bán.
Số ca tử vong vì COVID-19 ở TP.HCM bắt đầu giảm
Thông tin từ Ban chỉ đạo phòng chống dịch TP.HCM trưa 26/8 cho biết, trong đợt bùng phát dịch lần thứ tư bắt đầu từ ngày 27/4 đến nay, toàn thành phố đã có tổng cộng 190.166 trường hợp mắc COVID-19 được Bộ Y tế công bố.

TP.HCM đang nỗ lực đáp ứng điều trị để kéo giảm số ca bệnh nặng, tử vong vì dịch COVID-19.
Hiện các bệnh viện trên địa bàn đang điều trị 37.138 bệnh nhân, trong đó có 2.299 trẻ em dưới 16 tuổi, 2.639 bệnh nhân nặng đang thở máy và 20 bệnh nhân can thiệp ECMO. Tổng số bệnh nhân được điều trị khỏi, xuất viện cộng dồn từ đầu năm đến nay là 95.598 trường hợp. Trong ngày 24/8 ghi nhận thêm 266 trường hợp tử vong, nâng tổng số tử vong vì dịch COVID-19 tại TP.HCM lên 7.568 trường hợp.
Qua số liệu thông tin được cập nhật liên tục trong 3 ngày qua cho thấy, số ca tử vong vì dịch COVID-19 được ghi nhận trên toàn thành phố tuy vẫn ở mức cao nhưng đang có xu hướng giảm rõ rệt. Cụ thể, ngày 22/8 số ca tử vong ở mức rất cao với 340 trường hợp, sang ngày 23/8 giảm xuống 292 trường hợp và ngày 24/8 là 266 trường hợp. Cho tới ngày 26/8, số ca tử vong ở TP.HCM là 242 trường hợp.
K.N (th)

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 11 giờ trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 11 giờ trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 17 giờ trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 22 giờ trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 1 ngày trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

4 giai đoạn diễn biến của sởi cần biết để tránh bệnh trở nặng
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Dịch sởi liên tục có những diễn biến phức tạp cùng với sự gia tăng số ca bệnh trên cả nước. Bộ Y tế đã có công văn hỏa tốc, chỉ đạo khẩn tới các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi.

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tếGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…