Hà Nội
23°C / 22-25°C

Điều gì khiến trái cây Thái Lan dần biến mất tại Việt Nam?

Thứ tư, 07:17 14/05/2025 | Xu hướng

Dù đang vào mùa nhưng trái cây Thái Lan như: bòn bon, chôm chôm, măng cụt,… lại ít lạ thường

Điều này gây bất ngờ khi Thái Lan từng là nguồn cung rau quả số 1 của Việt Nam, đặc biệt là trái cây. Nay, lượng nhập khẩu từ xứ sở Chùa Vàng đã giảm mạnh, trong bối cảnh tổng lượng rau quả nhập khẩu của Việt Nam vẫn trên đà tăng.

Chị Kim Anh, một người kinh doanh trái cây online ở quận Phú Nhuận, TP HCM, bắt đầu chào bán trái cây Thái Lan từ đầu tháng 5 nhưng nhận thấy giá cả khá "chát".

Thơm Thái Lan loại 5 túi (2,5 kg) có giá lên tới 300.000 đồng, trong khi măng cụt Thái loại 2 nguyên rổ 9 kg có giá 750.000 đồng (tương đương hơn 83.000 đồng/kg).

Quản lý một siêu thị cao cấp tại quận 1 cho biết năm nay trái cây Thái Lan về hàng chậm trễ và nguồn cung không ổn định. Chính sách "bao ăn từng quả" với măng cụt khiến giá loại trái cây này tại siêu thị lên tới gần 150.000 đồng/kg, dẫn đến lượng tiêu thụ không cao.

Trái cây Thái Lan “thất sủng” tại Việt Nam - Ảnh 1.

Măng cụt Thải Lan đầu mùa 2025

Lý giải về sự "thất thế" này, vị quản lý siêu thị cho hay phần lớn trái cây Thái Lan trùng với mùa vụ của hàng Việt. Do đó, khi nguồn cung trong nước dồi dào, siêu thị sẽ ưu tiên trái cây Việt Nam vì độ tươi ngon và hương vị đậm đà hơn.

Ví dụ, măng cụt tại Lâm Đồng hiện cũng đang vào mùa thu hoạch và được đánh giá cao về chất lượng.

Ngoài ra, thị trường sầu riêng Việt Nam đang dội chợ, khiến các đơn hàng sầu riêng Thái Lan về rất ít, chủ yếu theo đơn đặt hàng cụ thể chứ không còn nhập đại trà như trước.

Ông Nguyễn Bình Phương, Phó Giám đốc chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, cho biết trái cây Thái Lan về chợ nhỏ giọt từ đầu tháng 4, trong khi năm ngoái thời điểm này hàng đã về rất nhiều.

Thống kê 7 loại trái cây chủ lực của Thái Lan (bòn bon, chôm chôm, măng cụt, mây, me, thanh trà, thơm) về chợ đầu mối Thủ Đức trong 4 tháng đầu năm 2025 đã giảm thảm hại từ 77% đến 98%.

Trái cây Thái Lan “thất sủng” tại Việt Nam - Ảnh 2.

Thơm Thái Lan

Đáng chú ý, bòn bon và chôm chôm giảm mạnh nhất, chỉ vỏn vẹn 1 tấn mỗi loại so với cùng kỳ năm ngoái lần lượt là 58 và 57 tấn. Măng cụt, về nhiều nhất cũng chỉ đạt 22 tấn so với mức 208 tấn cùng kỳ 2024. Trong khi năm 2020, con số lên tới 700 tấn.

Sự sụt giảm mạnh về nguồn cung đã đẩy giá trái cây Thái Lan tăng vọt. Giá bòn bon sỉ đã lên tới 130.000 đồng/kg, tăng tới 189% so với mức 45.000 đồng/kg năm ngoái. Riêng măng cụt Thái, dù lượng về ít nhưng giá sỉ lại giảm nhẹ từ 96.000 đồng/kg xuống 93.000 đồng/kg.

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, nhập khẩu rau quả trong quý I/2025 đạt 605 triệu USD, tăng 23%. Tuy nhiên, Thái Lan chỉ đứng thứ 10 về nguồn cung với 8,25 triệu USD, giảm 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị phần rau quả Thái Lan tại Việt Nam cũng giảm từ 2% năm 2024 xuống còn 1,36%.


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Rót 300 triệu đầu tư bán bún cá, chủ quán 'trắng tay' sau 2 tháng

Rót 300 triệu đầu tư bán bún cá, chủ quán 'trắng tay' sau 2 tháng

Xu hướng - 14 giờ trước

Sau hai tháng ròng rã gồng mình kinh doanh, quán bún cá do anh Toàn làm chủ đã buộc phải đóng cửa và nhượng lại mặt bằng.

Thứ bỏ đi từ trái dừa thành "mỏ vàng", Việt Nam kiếm hàng chục triệu đô: Thế giới đổ xô đặt hàng

Thứ bỏ đi từ trái dừa thành "mỏ vàng", Việt Nam kiếm hàng chục triệu đô: Thế giới đổ xô đặt hàng

Xu hướng - 1 ngày trước

Từng bị coi là thứ bỏ đi, các phụ phẩm từ trái dừa như gáo, xơ, mụn… nay đã trở thành "mỏ vàng" mới, tiềm năng mang về cho Việt Nam hàng trăm triệu USD mỗi năm.

Bỏ nghề cơ khí, anh nông dân Hà Tĩnh trồng nho quý thu về tiền tỷ

Bỏ nghề cơ khí, anh nông dân Hà Tĩnh trồng nho quý thu về tiền tỷ

Xu hướng - 3 ngày trước

Thuê lại vùng đất hoang, anh nông dân Nguyễn Đăng Mạnh (trú tại TP Hà Tĩnh) đã cải tạo, trồng nho mẫu đơn và dưa lưới công nghệ cao. Mỗi năm, khu vườn của anh mang lại thu nhập tiền tỷ.

Doanh nghiệp chi tiền gấp 11 lần nhập khẩu dừa giữa lúc giá cao kỷ lục

Doanh nghiệp chi tiền gấp 11 lần nhập khẩu dừa giữa lúc giá cao kỷ lục

Xu hướng - 5 ngày trước

Việt Nam đang là nhà xuất khẩu dừa lớn thứ 5 thế giới, nhưng 4 tháng qua, các doanh nghiệp ở nước ta đã chi ra số tiền gấp 11 lần so với cùng kỳ năm ngoái để nhập khẩu mặt hàng này giữa lúc giá cao kỷ lục.

Đồ chơi Labubu ‘độc bản toàn cầu’ đấu giá hơn 4,5 tỷ, giới trẻ tranh nhau sở hữu

Đồ chơi Labubu ‘độc bản toàn cầu’ đấu giá hơn 4,5 tỷ, giới trẻ tranh nhau sở hữu

Xu hướng - 1 tuần trước

Một mô hình đồ chơi Labubu cao 1,3m được bán đấu giá hơn 1,24 triệu NDT (khoảng 4,5 tỷ đồng), lập kỷ lục thế giới cho dòng sản phẩm đang làm mưa làm gió tại Trung Quốc và dần bước chân vào thị trường sưu tầm nghệ thuật.

Lộ diện 3 quốc gia rót tiền khủng mua 41% lượng ‘vàng đen’ của Việt Nam

Lộ diện 3 quốc gia rót tiền khủng mua 41% lượng ‘vàng đen’ của Việt Nam

Xu hướng - 1 tuần trước

Một mặt hàng được ví như 'vàng đen' của Việt Nam xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh. Trong đó, có 3 quốc gia đã rót lượng tiền khủng để mua 41% lượng hàng mà nước ta xuất bán trong 5 tháng vừa qua.

Cô gái Mường thu tiền tỷ nhờ nuôi cá ‘quý tộc’ trên đỉnh núi

Cô gái Mường thu tiền tỷ nhờ nuôi cá ‘quý tộc’ trên đỉnh núi

Xu hướng - 1 tuần trước

Học xong ngành sư phạm thể dục thể thao, cô gái Mường Lương Thị Lực ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) lấy chồng, về quê nuôi cá tầm, đến nay vợ chồng chị thu tiền tỷ mỗi năm từ mô hình này.

Sau sầu riêng, thêm một mặt hàng của Campuchia 'đối đầu' Việt Nam ở Trung Quốc: Nước ta là nguồn cung lớn nhất, chiếm đến 97% thị phần

Sau sầu riêng, thêm một mặt hàng của Campuchia 'đối đầu' Việt Nam ở Trung Quốc: Nước ta là nguồn cung lớn nhất, chiếm đến 97% thị phần

Xu hướng - 1 tuần trước

Trung Quốc-Campuchia vừa ký kết các thỏa thuận thương mại lớn về sầu riêng và một loại trái cây quan trọng.

Việt Nam sản xuất tôm tốp 5 thế giới, nhưng thứ bị bỏ đi mới là "mỏ vàng" tỷ đô: Giá trị gấp 25 lần tôm

Việt Nam sản xuất tôm tốp 5 thế giới, nhưng thứ bị bỏ đi mới là "mỏ vàng" tỷ đô: Giá trị gấp 25 lần tôm

Xu hướng - 1 tuần trước

Đây là phế phẩm của một loài giáp xác chưa được khai thác đúng tiềm năng.

Từ 1/7, UBND cấp xã được cấp phép, cưỡng chế xây dựng, quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản, nhà ở xã hội

Từ 1/7, UBND cấp xã được cấp phép, cưỡng chế xây dựng, quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản, nhà ở xã hội

Xu hướng - 2 tuần trước

GĐXH - Nghị định 140 của Chính phủ quy định, từ ngày 1/7, UBND cấp xã sẽ tiếp nhận, thực hiện rất nhiều dịch vụ hành chính liên quan đến cấp phép, cưỡng chế xây dựng, kinh doanh bất động sản... được chuyển giao từ cấp huyện.

Top