Điều trị bệnh u xơ tử cung: Có nên kết hợp với các sản phẩm được sản xuất từ thảo dược?
Nhiều người mắc bệnh u xơ tử cung, đặc biệt là chị em phụ nữ đang ở độ tuổi sinh đẻ thường có những thắc mắc: u xơ tử cung có nguy hiểm không? Ở kích thước nào mới cần phẫu thuật? Điều trị như thế nào mới hiệu quả?... Người bệnh nên tham khảo những kiến thức cơ bản về u xơ tử cung cũng như phương pháp phối hợp để điều trị căn bệnh này hiệu quả.
Kết hợp đông tây y hỗ trợ điều trị bệnh có hiệu quả
Tại Việt Nam, theo một thống kê, tỷ lệ người mắc bệnh u xơ tử cung chiếm khoảng 30% phụ nữ ở độ tuổi 35 và khoảng 60% phụ nữ ở độ tuổi 50.
U xơ tử cung phổ biến ở nữ giới và ở mọi độ tuổi, nhiều nhất là trong giai đoạn sinh đẻ, đang mang thai. Người bệnh thường đến khám vì rối loạn kinh nguyệt, vô sinh, chậm có thai hoặc ra máu âm đạo bất thường: rong kinh, cường kinh lâu dài gây tình trạng thiếu máu. Người bệnh có cảm giác nặng bụng, tức bụng, đau vùng hạ vị hoặc hố chậu.
Nếu khối u to có thể chèn ép lên các tổ chức lân cận, lên bàng quang gây tiểu nhiều lần, đôi khi gây bí tiểu, lên trực tràng gây táo bón hay đau khi đại tiện.
Mặc dù xuất phát là khối u lành tính, nhưng theo các chuyên gia y tế, bệnh nhân mắc u xơ tử cung tuyệt đối không được tự ý điều trị khi chưa có chẩn đoán và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nếu không được điều trị kịp thời và phù hợp sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Thậm chí là gây biến chứng vô sinh, mất quyền làm mẹ, ung thư tử cung.
Điều trị u xơ tử cung có thể bằng biện pháp theo dõi, điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật, việc lựa chọn cách thức can thiệp phụ thuộc vào tình trạng từng người bệnh dựa vào các yếu tố kích thước, vị trí khối u.
Nếu khối u nhỏ chưa gây ra các triệu chứng như rong kinh, rong huyết thì theo dõi khám định kỳ hoặc điều trị nội khoa, chỉ cần uống thuốc. Nếu khối u lớn kèm theo các triệu chứng trên thì cần tiến hành phẫu thuật, tùy vào tình trạng người bệnh mà quyết định bảo tồn hay cắt bỏ tử cung.
Tuy nhiên, nhiều người khi sử dụng thuốc có thể gặp phải tác dụng phụ, ảnh hưởng tới sức khỏe và quá trình chữa bệnh. Ngoài ra với phẫu thuật, mặc dù đây là một trong những cách chữa hiện đại nhưng vẫn có một số ít trường hợp sau đó bị chảy máu, nhiễm trùng vết mổ hoặc khối u có khả năng tái phát.

Cây Trinh nữ Crila được nhân giống và nuôi trồng tại vùng trồng đạt chuẩn GACP-WHO tại Long Thành (Đồng Nai)
Theo các chuyên gia, nếu u xơ tử cung ở thể nhẹ, được phát hiện sớm, người bệnh có thể sử dụng sản phẩm với nguồn gốc thảo dược chứa thành phần chính là cây Trinh nữ Crila thuộc loài trinh nữ hoàng có ở Việt Nam nhằm ức chế và thu nhỏ các khối u, tăng cường sức khỏe buồng trứng, tử cung.
Khắc tinh của u xơ tử cung có nguồn gốc thiên nhiên
Liên quan đến câu chuyện điều trị u xơ tử cung bằng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược, tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới, hiện nay nhiều người đã và đang biết đến cây Trinh nữ Crila (Crinum latifolium L. var. crilae Tram & Khanh.) thuộc loài trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium L.) có ở Việt Nam với biệt danh "khắc tinh của u xơ tử cung".

Tuy cây Trinh nữ Crila có những hoạt chất đặc biệt, nhưng người dân tuyệt đối không tự ý sử dụng vì có thể nhầm lẫn do nhiều loại cây hình thái tương đồng
Theo tiến sĩ, dược sĩ Nguyễn Thị Ngọc Trâm - người đã đạt Giải thưởng Nhà nước năm 2010 với công trình nghiên cứu cây trinh nữ hoàng cung; sở hữu đề tài khoa học về cây Trinh nữ Crila được Cục Trồng trọt cấp bằng bảo hộ giống cây trồng, Trinh nữ Crila chính là một loài thảo dược quý đã được ứng dụng trong các bài thuốc điều trị u xơ tử cung từ nhiều năm qua tại Việt Nam.
Tại Việt Nam hiện có tới 7 loại cây trinh nữ hoàng cung, dù có hình dáng thực vật giống nhau nhưng 7 loại này lại có tác dụng khác nhau. Trong đó cây Trinh nữ Crila, Bộ Y tế đã chọn để được Nhà nước đầu tư nghiên cứu và phát triển phục vụ sức khỏe người dân và xuất khẩu.

TS.DS Trâm làm việc với đối tác xuất khẩu thành phẩm từ cây Trinh nữ Crila qua Mỹ
Thành phẩm từ loại cây này còn được xuất khẩu sang thị trường Mỹ, đáp ứng những yêu cầu khắt khe của tổ chức FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ).
"Trinh nữ Crila có các hoạt chất sinh học (các alkaloid) ức chế sự phát triển tế bào khối u, khích thích miễn dịch, tạo máu, chống viêm và không ảnh hưởng đến gan thận, sức khỏe của người sử dụng, kết quả này cũng đã được viện Hàn lâm Khoa học Bungari công nhận.
Đối với nhiều bệnh nhân u xơ tử cung, thành phẩm từ cây Trinh nữ Crila đã được thử nghiệm lâm sàng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Y học Cổ truyền TP.HCM, Bệnh viện Từ Dũ và kết quả thử nghiệm đạt 79,5% số người tham gia nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng", TS.DS Trâm cho biết.

Cây thuốc Trinh nữ Crila đã được cấp quyền bảo hộ giống cây trồng
Được biết, tại Việt Nam, cây Trinh nữ Crila được nhân giống và nuôi trồng tại vùng trồng đạt chuẩn GACP-WHO tại Long Thành (Đồng Nai), cây thuốc này được cấp quyền bảo hộ giống cây trồng. Với điều kiện nuôi trồng đạt chuẩn GACP-WHO đầu tiên tại Việt Nam, cây Trinh nữ Crila được trồng và thu hái đảm bảo chất lượng cao và tạo được những hoạt chất sinh học quý.
Cũng theo chuyên gia Nguyễn Thị Ngọc Trâm, hoạt chất trong cây Trinh nữ Crila hầu như không có tác dụng phụ, không ảnh hưởng gan, thận..., do đó có thể dùng được trong thời gian dài. Tuy nhiên người bệnh tuyệt đối không tùy ý sử dụng cây, bởi có thể nguy hại sức khỏe, hiện có nhiều cây hình dáng thực vật giống với cây Trinh nữ Crila nhưng chưa được nghiên cứu để có thể sử dụng làm nguyên liệu sản xuất thuốc.
PV

Phân biệt đột quỵ và đột tử - chỉ một hành động nhỏ bí kíp cứu người trong tay
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Chỉ một hành động rất nhỏ "đặt tay dưới gốc hàm, kiểm tra mạch cổ" để nhận biết, phân biệt “đột quỵ” hay “đột tử” - chìa khóa, cơ hội cứu sống người gặp nạn giai đoạn nguy cấp.

Cách uống cà phê giúp kiểm soát lượng đường trong máu
Sống khỏe - 4 giờ trướcCà phê rất giàu các hợp chất chống oxy hóa giúp giảm viêm và kiểm soát lượng đường trong máu. Vậy uống cà phê có giúp ngăn ngừa bệnh đái tháo đường không?

5 tác dụng phụ bất ngờ khi uống nước hạt chia sai thời điểm
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcHạt chia là một ‘siêu thực phẩm’ có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng việc uống nước hạt chia vào buổi tối muộn có thể gây ra những tác hại tiềm ẩn.

Người đàn ông 60 tuổi phát hiện ung thư phổi di căn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông bị ung thư phổi di căn cho biết 2 tháng gần đây sụt 8 cân, ho khạc đờm trong kéo dài 2 tuần...

Uống nước lá sen có tác dụng gì?
Sống khỏe - 9 giờ trướcNhiều nghiên cứu khoa học hiện đại xác nhận những lợi ích sức khỏe đáng kể mà lá sen mang lại. Vậy uống nước lá sen có tác dụng gì?

Loại rau mùa hè mọc dại đầy ở làng quê Việt, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Mùa hè ăn rau càng cua giúp làm mát cơ thể, giảm bớt táo bón, đi tiêu dễ dàng, người khỏe, tim bớt hồi hộp, có thể vì rau này có tính nhuận tràng và giàu vitamin C, kali.

Sốt xuất huyết gia tăng báo động tại TPHCM
Y tế - 1 ngày trướcSốt xuất huyết tại TPHCM đang diễn biến phức tạp với số ca mắc và tử vong tăng so với cùng kỳ.

Bé gái 10 tuổi phát hiện mắc ung thư đường tiêu hóa từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhi bị ung thư đường tiêu hóa nhập viện với triệu chứng đau bụng âm ỉ khu trú quanh rốn, có xu hướng tăng dần, kèm theo đại tiện không được...

Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà tri ân người có công với cách mạng
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Chương trình là hoạt động ý nghĩa, thể hiện sâu sắc truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa" của dân tộc Việt Nam.

Người phụ nữ nhập viện vì sỏi lớn gây tắc mật và thoát vị thành bụng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh nhiều lần đau âm ỉ vùng mạn sườn phải kèm đau ngực. Cơn đau tăng dần, kèm sốt nhẹ 38 độ C, buồn nôn nên được gia đình đưa đến viện khám.

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Trong lúc ăn bún chay (có đậu phộng), người bệnh bất ngờ xuất hiện cơn ho sặc dữ dội. Sau khi nội soi, các bác sĩ đã lấy ra dị vật là nửa hạt đậu phộng trong phế quản của nạn nhân.