Hà Nội
23°C / 22-25°C

Điều trị ký sinh trùng chậm trễ do “nhầm” bệnh

Thứ bảy, 08:00 31/03/2018 | Y tế

GiadinhNet - Hầu hết các bệnh nhân đến khám, điều trị các bệnh lý liên quan đến ký sinh trùng (giun đũa, giun lươn, sán lá gan, sán lá phổi…) đều cho biết, trước khi được chẩn đoán xác định “trúng” bệnh, họ đã phải “kinh qua” rất nhiều cơ sở khác, điều trị theo nhiều hướng khác nhau… nhưng bệnh tình không thuyên giảm do chẩn đoán nhầm.


Thăm khám cho bệnh nhân Lê Văn M (ở Yên Bái) tại Khoa Khám bệnh chuyên ngành, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương. Ảnh: Q.An

Thăm khám cho bệnh nhân Lê Văn M (ở Yên Bái) tại Khoa Khám bệnh chuyên ngành, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương. Ảnh: Q.An

Con mắc giun đũa chó, bố mẹ tưởng con bị bệnh về máu

Bé Phan Hoàng T.B (3 tuổi, ở Vinh, Nghệ An) rất thích chơi với các thú cưng trong nhà như chó, mèo. Cách đây không lâu, bố mẹ bé thấy con hay gãi khắp nơi toàn thân, lỗ chỗ trên da lại xuất hiện vết bầm tím.

Lúc đầu, bố mẹ bé B nghĩ có thể do bé bị va đập vào đâu đấy nên da mới bị như thế. Nhưng sau đó, vết bầm tím nhiều hơn, gia đình lo lắng nghĩ con bị bệnh về máu nên đưa con đến Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương để kiểm tra. Tại đây, bé T.B được chẩn đoán xác định có xuất huyết giảm tiểu cầu, được điều trị một thời gian nhưng bé không giảm vết xuất huyết. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhi có tăng nhẹ bạch cầu ái toan, các bác sĩ Viện Huyết học chuyển bệnh nhân đến Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương. Tại đây, bé được làm các xét nghiệm, kết luận mắc ấu trùng giun đũa chó. Bé được xác định điều trị 3 đợt, mỗi đợt 14 ngày. Đến nay, vết xuất huyết của bé đã giảm nhiều, bé không còn tình trạng ngứa.

Theo ThS. BS Trần Huy Thọ, Trưởng khoa Khám bệnh chuyên ngành (Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương), dù chưa có thống kê đầy đủ, cụ thể, nhưng thời gian gần đây, Khoa ghi nhận sự gia tăng bệnh nhi mắc giun đũa chó với hàng chục ca (khoảng 30-40 ca) vào viện điều trị. Còn thống kê của Bệnh viện Nhiệt đới tỉnh Khánh Hoà, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2017, Viện này đã tiếp nhận, điều trị tới 161 ca mắc bệnh giun đũa chó, gấp đôi cùng kỳ năm trước đó. Nguyên nhân gây bệnh giun đũa chó mèo, có thể là do nuôi chó mèo, tiếp xúc với chó mèo, ăn thực phẩm bị nhiễm bệnh từ chó mèo hay ăn thực phẩm chưa được nấu chín.

Tại Bệnh viện Bạch Mai, TS Đỗ Duy Cường, Trưởng khoa Truyền nhiễm cho biết, số lượng bệnh nhân điều trị nội trú tại Khoa tăng lên 50% sau 5 năm từ 2013, trong đó, một số bệnh từng bị “lãng quên” như giun lươn, giun đũa chó mèo, sán lá gan, sán lá phổi… đang có xu hướng gia tăng.

“Điều đặc biệt là nhiều trẻ mắc giun đũa chó, biểu hiện xuất huyết giảm tiểu cầu, có vết bầm tím dưới da chữa khắp nơi không khỏi rồi mới nghĩ tới bệnh lý về ký sinh trùng và đưa vào Khoa chúng tôi”, BS Thọ nói.

“Chữa chạy vòng quanh”

Theo BS Thọ, không chỉ với bệnh nhân là trẻ em mà ngay cả với người lớn, khi bị các bệnh lý về ký sinh trùng, hầu hết 100% cho biết, trước khi đến với Viện Sốt rét, họ đều đã phải “kinh qua” vài bệnh viện khác, điều trị thời gian dài không khỏi.

Đơn cử như bệnh nhân Lê Văn M (60 tuổi, ở Hà Đông, Hà Nội). ông M có tiền sử bị hen phế quản mãn tính gần 2 năm nay. Đầu năm 2018, ông M cảm thấy bụng bị chướng, ăn uống kém, khó tiêu, thể trạng cực kỳ suy kiệt. Ông được gia đình đưa vào bệnh viện ở Hà Đông điều trị 10 ngày, sau đó chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai điều trị hơn 2 tuần. Tại đây, các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân M bị bệnh về ký sinh trùng nên chuyển lên Viện Sốt rét. Sau khi được chỉ định làm các xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán ông bị ấu trùng giun lươn.

Theo BS Thọ, những bệnh nhân có nền bệnh mãn tính, sức đề kháng kém thường rất dễ bị nhiễm ấu trùng giun lươn. Đây là bệnh gây rối loạn tiêu hoá kéo dài, khiến cơ thể nhanh chóng suy kiệt. Khoa Khám bệnh chuyên ngành vừa điều trị thành công cho một bệnh nhân nữ (60 tuổi, quê ở Nghệ An) có tiền sử đái tháo đường. Bà được gia đình đưa đến một bệnh viện ở Nghệ An để điều trị trong 15 ngày theo hướng hội chứng trào ngược trên bệnh nhân suy kiệt người già. Bệnh nhân thường xuyên bị nôn vọt, tiêu chảy, không ăn uống được. Chỉ hơn 2 tuần mắc bệnh, bệnh nhân sút tới… 15kg. Sau đó, bà được chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai điều trị khoảng 10 ngày. Tới khi chuyển vào Viện Sốt rét, bà chỉ còn khoảng 35-38kg, được chẩn đoán có ấu trùng giun lươn. “Sau điều trị một ngày, bệnh nhân tiến triển đỡ nôn, ăn được 1-2 thìa cháo. Tới ngày thứ 3, bệnh nhân chấm dứt tình trạng nôn vọt, ăn được một bát cháo. Trước khi ra viện, bà còn tăng 4kg”, BS Thọ cho biết.

Đang điều trị tại Khoa là bệnh nhân Lê Văn M (79 tuổi, ở Yên Bái). Ông Mai cho biết, ông bị bệnh suy thận. Từ đầu năm 2017, ông đã có cảm giác ngứa rải rác trên toàn thân. “Ngứa đến mức tôi thường xuyên phải xịt nước nóng vào vị trí ngứa để dịu đi. Có những hôm đi ngủ, tôi ngứa đến mức gãi bật cả máu. Vợ tôi đoán ngứa là do men gan cao nên mua hết các loại thuốc dị ứng, cắt thuốc lá cho tôi uống. Nhưng cơn ngứa chỉ đỡ được một đôi hôm rồi tái phát, thậm chí ngứa nặng hơn”, ông M nhớ lại.

Sau khi được khám ở viện gần nhà, ông M chuyển đến khám tại một bệnh viện chuyên ngành Thận, phát hiện bạch cầu tăng cao nên ông được chuyển sang Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương khám. “Chồng tôi bỗng dưng sút đi hơn 15kg, người gầy yếu, suy kiệt. Gia đình lo ông bị ung thư máu nên vội đưa sang Viện Huyết học để xét nghiệm máu, chọc tuỷ, kết quả không tìm ra tế bào lạ chỉ dấu ung thư. Vì bạch cầu tăng cao, các bác sĩ giới thiệu gia đình đưa chồng tôi sang Viện Sốt rét”, vợ bệnh nhân M cho hay. Tại Viện Sốt rét, ngay khi phát hiện ông M bị nhiễm giun lươn, các bác sĩ lập tức cấp thuốc điều trị và chỉ một ngày sau, tình trạng ngứa của ông đã giảm hẳn.u

BS Trần Huy Thọ khẳng định, những bệnh liên quan đến ký sinh trùng không gây nguy hiểm đến tính mạng nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng hướng. Tuy nhiên, vấn đề tồn tại là các bệnh viện tuyến dưới do chưa có phương tiện chẩn đoán chuyên sâu, nên khả năng phát hiện, điều trị chưa rõ ràng. Thậm chí, cả bác sĩ và bệnh nhân cũng thường không nghĩ đến việc mình có thể mắc các bệnh về ký sinh trùng.

Quỳnh An

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Sống khỏe - 4 giờ trước

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cố định cột sống bằng vít qua cuống cho bệnh nhân nam, bị chấn thương do cây dừa đè lên vùng lưng trong một vụ tai nạn lao động.

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Y tế - 7 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan khắp mặt trước cổ tay, kéo dài ra hai bên, tiến sát khuỷu tay, với kích thước khoảng 12 - 13 cm chiều dài, gần 8 cm chiều ngang và độ dày 5 - 7 cm.

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả

Y tế - 9 giờ trước

Từ ngày 1/7, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 có hiệu lực thì phạm vi được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh của người tham gia BHYT mở rộng hơn.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả

Y tế - 1 ngày trước

Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc buôn bán, kinh doanh thuốc giả...

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan

Y tế - 2 ngày trước

Gan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt

Y tế - 2 ngày trước

Ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Ngày 16/5/2025, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Lễ đón nhận chứng chỉ chất lượng ISO 15189:2022, đánh dấu bước ngoặt khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.

Quyết định của bác sĩ cứu chàng trai 'vô danh, ví rỗng'

Quyết định của bác sĩ cứu chàng trai 'vô danh, ví rỗng'

Y tế - 2 ngày trước

Nam thanh niên được người đi đường đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, dập não. Các bác sĩ đã nhanh chóng can thiệp cho bệnh nhân không có giấy tờ tùy thân, không có tiền còn điện thoại dập nát.

Hai sinh viên vào cấp cứu với hàng chục vết dao đâm

Hai sinh viên vào cấp cứu với hàng chục vết dao đâm

Y tế - 3 ngày trước

Hai sinh viên ở TPHCM được đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch với hàng chục vết thương khắp cơ thể. Ê-kíp cấp cứu đã bật báo động đỏ nội viện mổ ngay trong đêm.

Bước tiến quan trọng trong ứng dụng công nghệ 3D vào nghiên cứu, thực hành y khoa

Bước tiến quan trọng trong ứng dụng công nghệ 3D vào nghiên cứu, thực hành y khoa

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Hội Công nghệ 3D Y học Việt Nam được thành lập với sứ mệnh kết nối giới y khoa, kỹ sư, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp công nghệ.

Top