Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dinh dưỡng hợp lý cho người cao tuổi bị máu nhiễm mỡ

GiadinhNet - Máu nhiễm mỡ là căn bệnh hay gặp ở người cao tuổi (NCT) do chế độ ăn uống chưa hợp lý, lười vận động kèm theo việc mắc một số bệnh mạn tính ở tuổi cao gây ra. Bệnh diễn biến âm thầm, dễ gây biến chứng nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của NCT. Vậy làm sao để phòng ngừa và hạn chế sự gia tăng của căn bệnh này?

Dinh dưỡng hợp lý cho người cao tuổi bị máu nhiễm mỡ - Ảnh 1.

Dinh dưỡng hợp lý và lối sống lành mạnh giúp kiểm soát tốt tình trạng máu nhiễm mỡ ở người cao tuổi. Ảnh minh họa

Bệnh thường không có triệu chứng điển hình

Máu nhiễm mỡ có tên khoa học là bệnh rối loạn chuyển hóa lipid máu. Đây là căn bệnh khá phổ biến và đang có xu hướng gia tăng. Theo thống kê, khoảng 26% người Việt Nam lứa tuổi 25-74 bị máu nhiễm mỡ.

Theo PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam (Bệnh viện Bạch Mai), bệnh máu nhiễm mỡ xuất hiện khi 1 trong 4 thông số lipid bị rối loạn. Nguyên nhân là do người bệnh có chế độ ăn uống, sinh hoạt chưa hợp lý như ăn nhiều đường, mỡ động vật, gan, trứng, bơ, sữa và các thực phẩm chế biến sẵn; uống rượu, bia; hút nhiều thuốc lá; ít vận động thể lực.

Bên cạnh đó, nguyên nhân mắc bệnh còn do rối loạn về gene, có tính chất gia đình và rối loạn thứ phát do một số bệnh lý như đái tháo đường, suy giáp, hội chứng thận hư, xơ gan. Điều này lý giải tại sao không chỉ những người béo mà ngay cả những người gầy cũng bị rối loạn lipid máu.

Riêng đối với nhóm NCT, nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này là do chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Hơn nữa, NCT sức khỏe bị suy giảm, mắc một số bệnh mạn tính khác cũng gây ra tình trạng rối loạn lipid máu.

Phần lớn người bệnh bị máu nhiễm mỡ thường không có các biểu hiện đặc trưng hoặc nếu có cũng chỉ là những biểu hiện thoáng qua như chóng mặt, đau ngực, đôi lúc tê tay hay tê chân... Tuy nhiên, đây cũng là những triệu chứng của rất nhiều bệnh lý khác. Do vậy, khó có thể xác định được người có rối loạn lipid máu hay không bằng những biểu hiện ra ngoài. Chỉ có thể xác định đúng bằng cách làm xét nghiệm máu.

Điều nguy hiểm của bệnh này là thường được phát hiện muộn cùng với một số bệnh lý tim mạch, nội tiết và chuyển hóa khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, NCT mắc máu nhiễm mỡ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, dễ gặp các biến chứng như xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, viêm tụy, đột quỵ não…

Dinh dưỡng hợp lý để phòng ngừa và điều trị bệnh

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, bệnh máu nhiễm mỡ liên quan chặt chẽ đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Do đó, NCT có thể kiểm soát bệnh nếu chú ý cân đối chế độ dinh dưỡng hợp lý kèm theo tập luyện đều đặn và tuân thủ lối sống sinh hoạt lành mạnh.

Khi bị máu nhiễm mỡ, người bệnh nên tiết chế lượng thức ăn chứa nhiều Cholesterol như thịt đỏ, bơ, trứng, phô mai, sữa béo, nội tạng động vật. Nên ăn các loại ngũ cốc kết hợp với củ quả. Tốt nhất nên sử dụng các món ăn được chế biến từ đậu nành (sữa đậu nành, đậu phụ, tào phớ, bột đậu tương…) vì đây là thực phẩm đặc biệt tốt cho tim mạch.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, đậu nành có chất lượng đạm tương đương đạm động vật, chứa nhiều vitamin và khoáng chất (omega-3, vitamin E, magiê, phốt pho, kali, kẽm…) đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của cơ thể. Người mắc bệnh máu nhiễm mỡ có thể sử dụng thường xuyên đạm đậu nành để thay thế đạm động vật hàng ngày nếu muốn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bổ sung ít nhất 25gram đạm đậu nành mỗi ngày là cách đơn giản để phòng ngừa và cải thiện tình máu nhiễm mỡ, góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, nên ăn gạo lứt, hạt nguyên vỏ, để cung cấp thêm chất xơ.

Tăng cường các loại rau xanh (khoảng 500g/ngày) để cung cấp đủ các vitamin, chất khoáng và chất xơ. Một số loại rau củ quả được khuyên dùng như: Rau ngót, rau muống, rau cải bắp, rau dền, mồng tơi, cà rốt, bí đỏ, giá đỗ… Hơn nữa, các loại trái cây ít ngọt và giàu vitamin như: Gấc, đu đủ chín, xoài… cũng được khuyến cáo nên có trong khẩu phần ăn hàng ngày của người bệnh.

Với những NCT bị máu nhiễm mỡ kèm theo nhiều bệnh mạn tính khác, khẩu phần ăn nên chia thành nhiều bữa, không nên ăn quá no ở một bữa hoặc có tính trạng bỏ bữa. Mỗi ngày nên có 3 bữa chính và 2 bữa phụ, cân bằng các nhóm thực phẩm dinh dưỡng và luôn tuân thủ nguyên tắc giảm chất béo, tăng rau và trái cây ít ngọt.

Đồng thời, người bệnh cần duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, hoạt động thể lực đúng cách giúp cải thiện mỡ máu. Nếu có chỉ định điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không tùy tiện chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian hoặc uống thuốc theo đơn của người thân, người quen.

Để phòng ngừa bệnh máu nhiễm mỡ, các chuyên gia khuyến cáo, đây là căn bệnh khó phát hiện và khó điều trị. Do vậy, mỗi người cần tìm hiểu về bệnh lý nguy hiểm này để chủ động phòng bệnh đồng thời thực hiện kiểm tra tình trạng mỡ máu định kỳ. Với người trên 20 tuổi thực hiện kiểm tra mỡ máu từ 3-5 năm/lần, người trên 50 tuổi kiểm tra 6 tháng/lần. Đặc biệt, những người có thể trạng béo, những người mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành cần kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, hiệu quả chữa trị cao, phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm.

Trong chế độ ăn hàng ngày, nên hạn chế năng lượng, nhất là những người béo phì; giảm tiêu thụ mỡ động vật, thức ăn chiên xào, thức ăn chế biến sẵn nhiều chất béo đồng thời tăng các loại rau xanh, thực phẩm nhiều chất xơ và trái cây; hạn chế hút thuốc lá, rượu bia và tăng cường tập luyện đều đặn để nâng cao sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật. 

Nguyễn Mai

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 22 giờ trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Một trong những nguyên nhân làm chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, không đều, kéo dài, chậm rụng trứng là do căng thẳng (stress). Vậy chúng ta hãy xem điều này xảy ra như thế nào?

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Top