Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vì sao ăn chay vẫn bị máu nhiễm mỡ?

Thứ năm, 07:30 03/01/2019 | Sống khỏe

Tôi ăn chay nhiều tháng nay nhưng vừa rồi đi xét nghiệm vẫn bị cảnh báo máu nhiễm mỡ. Người ăn chay vốn đã chẳng ăn miếng thịt mỡ nào, tôi chẳng biết điều chỉnh ra sao.

Bạn đọc Trần Ng.H.N (nam, 45 tuổi, TP HCM) hỏi: Cách đây 4 tháng vì lý do sức khỏe nên tôi tạm chuyển sang ăn chay, dự định ít nhất 1 năm để tự cân bằng lại. Nhưng vừa rồi tôi đi xét nghiệm bị cảnh báo rằng máu nhiễm mỡ và còn nặng hơn đợt xét nghiệm 6 tháng trước, khi tôi vẫn còn ăn mặn. Tôi xem kết quả còn thấy chỉ số cholesterol bị cao. Trong kết quả có ghi chú là bớt ăn mỡ nhưng tôi ăn chay thì có ăn miếng thịt mỡ nào, toàn ăn những món làm từ rau, đậu, cơm…, không biết điều chỉnh thế nào nữa. Tôi nên làm thế nào?

Lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư ký Hội Dược liệu TP HCM, trả lời:

Người ăn chay vẫn có thể bị máu nhiễm mỡ , thậm chí còn dễ bị hơn nếu thực đơn ăn chay chưa thực sự cân bằng và sinh hoạt không điều độ.

Khi một người bị máu nhiễm mỡ (rối loạn lipid máu), kết quả xét nghiệm sẽ cho thấy 3 chỉ số bị tăng là triglyceride, HDL (cholesterol "tốt") và LDL (cholesterol "xấu").

Hai nguyên nhân chính khiến bạn bị máu nhiễm mỡ là thiếu vận động và ăn quá nhiều tinh bột. Bạn cũng có thể ăn thừa lipid vì lipid- chữ chúng ta dịch là "mỡ" trong "máu nhiễm mỡ" nói chính xác hơn là chất béo nói chung, tức cả mỡ động vật lẫn dầu thực vật. Người ăn chay thường ít bị ăn quá nhiều lipid hơn do chỉ dùng dầu nhưng lại dễ ăn thừa tinh bột và món ngọt vì với nhiều người, việc ngưng ăn thịt khiến họ dễ đói hơn.

Vì vậy, đầu tiên bạn cần giảm tinh bột. Với người bình thường, tinh bột cần chiếm khoảng 30% khẩu phần. Với bạn, nên giảm xuống còn 20% thôi.

Tiếp theo, nên tăng cường các món luộc, món canh, giảm bớt các món chiên xào cần dùng nhiều dầu ăn.

Hãy thay thế cho phần tinh bột cắt giảm bằng cách ăn thêm nhiều rau và trái cây cho đủ no. Trong đó, chú ý tăng cường ăn các loại rau có chứa chất xơ hòa tan. Đó là các loại rau mà khi ăn anh cảm thấy có chất nhầy, nhớt: đậu bắp, rau đay, rau mồng tơi, mướp hương, rau lang… Chất xơ hòa tan này trực tiếp giúp anh giảm các chỉ số triglyceride, HDL, LDL.

Về trái cây, ưu tiên các trái cây như thanh long, bơ, kiwi, chuối… vì thành phần của chúng cũng được chứng minh là giúp cải thiện tình trạng máu nhiễm mỡ, cholesterol cao. Bạn vẫn có thể ăn thêm bất kỳ thứ rau hay trái cây nào mình thích vì cho dù không cải thiện mạnh mẽ như các món tôi kể trên, các loại rau hay trái cây đều ít nhiều giúp ích cho bạn.

Song song đó hãy lên kế hoạch tập thể dục thường xuyên hơn, tăng cường vận động, tránh ngồi lâu một chỗ vì như tôi đã nói, thiếu vận động là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây máu nhiễm mỡ.

Theo Anh Thư/NLĐ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 cách tự nhiên giúp làm sạch, thải độc phổi

7 cách tự nhiên giúp làm sạch, thải độc phổi

Sống khỏe - 1 giờ trước

Duy trì phổi khỏe mạnh là điều tối quan trọng đối với sức khỏe nói chung, đặc biệt là trong bầu không khí ô nhiễm hiện nay...

5 lý do nên tránh ăn cơm vào bữa tối muộn

5 lý do nên tránh ăn cơm vào bữa tối muộn

Sống khỏe - 4 giờ trước

Mặc dù gạo cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng thiết yếu, nhưng ăn cơm quá muộn trong ngày có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe.

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.

Tự mua thuốc cảm, giảm đau về uống, người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu

Tự mua thuốc cảm, giảm đau về uống, người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng dị ứng nặng với các triệu chứng phù nề, ngứa ngáy, đau rát nghiêm trọng toàn thân, ảnh hưởng lớn đến ăn uống và sinh hoạt.

7 biến chứng do thiếu sắt

7 biến chứng do thiếu sắt

Sống khỏe - 20 giờ trước

Thiếu sắt có thể âm thầm ảnh hưởng đến nhiều chức năng của cơ thể. Nếu không có đủ sắt, sẽ gây thiếu máu thiếu sắt, năng lượng thấp, giảm khả năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể theo thời gian.

7 cách để tăng cường số bước chân, giúp đi bộ hiệu quả hơn

7 cách để tăng cường số bước chân, giúp đi bộ hiệu quả hơn

Sống khỏe - 22 giờ trước

Đối với người thích đi bộ để rèn luyện sức khỏe, cần phải biết cách để làm cho nó hiệu quả hơn nữa. Thực hiện một số điều đơn giản khi đi bộ có thể biến một cuộc đi dạo thành một bài tập đốt cháy calo tốt…

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để giảm và ổn định đường huyết?

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để giảm và ổn định đường huyết?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để ổn định và kiểm soát đường huyết, làm chậm các nguy cơ biến chứng.

Những lý do để chọn ăn mỡ lợn

Những lý do để chọn ăn mỡ lợn

Sống khỏe - 1 ngày trước

Ngày nay, nhiều người tránh xa việc ăn mỡ lợn vì nó có tiếng xấu là làm tắc nghẽn động mạch, làm tăng cholesterol và gây ra bệnh tim… Tuy nhiên, mỡ lợn có một số lợi ích sức khỏe nếu ăn đúng cách và đúng lượng.

10 lợi ích sức khỏe bất ngờ khi kết hợp chuối với sữa

10 lợi ích sức khỏe bất ngờ khi kết hợp chuối với sữa

Sống khỏe - 1 ngày trước

Bộ đôi năng động chuối và sữa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, mang lại lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên, từ tăng cường năng lượng đến thúc đẩy xương chắc khỏe. Tìm hiểu 10 lợi ích sức khỏe của sự kết hợp chuối với sữa.

Không còn phải ra Hà Nội, bệnh nhi tan máu bẩm sinh ở
Nghệ An được điều trị ngay tại quê nhà

Không còn phải ra Hà Nội, bệnh nhi tan máu bẩm sinh ở Nghệ An được điều trị ngay tại quê nhà

Y tế - 1 ngày trước

Phương pháp truyền thải sắt hiện đang được triển khai tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, bước đầu ghi nhận hiệu quả tích cực, giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe nhanh chóng, giảm thiểu tác dụng phụ so với các phương pháp điều trị thông thường.

Top