Hà Nội
23°C / 22-25°C

Định hướng mới của chương trình dân số Việt Nam

Thứ năm, 14:32 06/10/2022 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Trong giai đoạn mới hiện nay, Việt Nam sẽ chuyển trọng tâm sang điều chỉnh mức sinh linh hoạt, nâng cao chất lượng dân số, ứng phó với già hóa dân số…

Nhiều thách thức đòi hỏi phải điều chỉnh 

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số Nguyễn Doãn Tú, sau 25 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của Ban Chấp hành Trung ương khóa VII và các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. 

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng dân số được khống chế thành công, đạt mức sinh thay thế sớm hơn 10 năm so với mục tiêu Nghị quyết đề ra và tiếp tục duy trì đến nay, hạn chế tăng thêm hàng chục triệu người. Cơ cấu dân số chuyển dịch tích cực, dân số trong độ tuổi lao động tăng cao.

Định hướng mới của chương trình dân số Việt Nam  - Ảnh 1.

Dân số trong độ tuổi lao động tăng cao. Ảnh minh hoạ


Từ năm 2007, Việt Nam bước vào thời kỳ dân số vàng, chất lượng dân số được cải thiện nhiều mặt, tuổi thọ trung bình tăng nhanh (đạt 73,4 tuổi vào năm 2016), cao hơn nhiều nước có cùng ức thu nhập bình quân đầu người. Tình trạng suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em giảm mạnh. Tầm vóc, thể lực người Việt Nam có bước cải thiện…

Tuy nhiên công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình vẫn còn nhiều hạn chế. Điều này được thể hiện ở mức sinh giữa các vùng miền còn chênh lệch đáng kể; mất cân bằng giới tính khi sinh tăng nhanh, đã ở mức nghiêm trọng; chưa có giải pháp đồng bộ phát huy lợi thế thời kỳ dân số vàng và thích ứng với già hóa dân số; người ít có điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng con còn đẻ nhiều, ảnh hưởng đến chất lượng dân số; chỉ số phát triển con người (HDI) còn thấp.

Đáng lưu ý tỷ lệ suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em còn cao; tầm vóc, thể lực người Việt Nam chậm được cải thiện; tuổi thọ bình quân tăng trưởng nhưng số năm sống khỏe mạnh thấp hơn so với nhiều nước, đa số người cao tuổi mắc nhiều bệnh; phân bố dân số, quản lý nhập cư, di dân còn nhiều bất cập…

Trong khi đó, tổ chức bộ máy làm công tác dân số; vấn đề điều chỉnh mức sinh; giải pháp nhằm giải quyết tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh; công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, thích ứng với quá trình già hóa dân số…

Ông Mai Trung Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Quy mô DS-KHHGĐ cho biết, Việt Nam đang có chênh lệch mức sinh rất cao. Hiện nay, cả nước có 33 tỉnh, thành phố có mức sinh cao, chủ yếu ở các tỉnh, thành miền núi phía Bắc (42% dân số); 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp, chủ yếu ở các tỉnh, thành phía nam (39%). 

Hiện cả nước chỉ có 9 tỉnh, thành phố đạt mức sinh thay thế có quy mô dân số 19% gồm: Ninh Thuận, Quảng Ninh, Bình Định, Lâm Đồng, Phú Yên, Trà Vinh, Hải Phòng, Hà Nội và Bình Phước.

Từ năm 2014, các tỉnh Đồng bằng sông Hồng có mức tăng cao trở lại nhanh như: Nam Định, Bắc Ninh, Ninh Bình, Bắc Trung bộ như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh… đang có mức sinh 2,83 con, là vùng có mức sinh cao nhất cả nước.   Mức sinh cao ở các tỉnh điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn đã tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, chăm sóc sức khỏe nhân dân, giáo dục của địa phương và cả nước. Trong khi đó, các tỉnh có mức sinh thấp kéo dài sẽ để lại nhiều hệ lụy như già hóa dân số nhanh, thiếu hụt lao động, ảnh hưởng đến an sinh xã hội.

Nguyên nhân khiến mức sinh thấp do xu hướng kết hôn muộn, không muốn đẻ, đẻ ít, đẻ thưa ngày càng cao; tỷ lệ đô thị hóa tăng và phát triển kinh tế dẫn đến áp lực tìm kiếm việc làm, nhà ở, chi phí sinh hoạt, chi phí nuôi dạy và chăm sóc con… Còn mức sinh cao là do ảnh hưởng của văn hóa, tập quán và bất bình đẳng giới, xu hướng sinh nhiều con để có nhân lực tham gia lao động… Đây là những thách thức lớn đối với công tác dân số trong tương lai.

Hướng đến mục tiêu giải quyết toàn diện các vấn đề dân số

Theo Tổng cục Dân số, chiến lược dài hơi tới đây, phải duy trì mức sinh thay thế, đồng thời khắc phục chênh lệch mức sinh giữa các địa phương. Phấn đấu tăng mức sinh ở những địa phương đang có mức sinh thấp, tiếp tục giảm mức sinh ở những địa phương đang có mức sinh cao, duy trì kết quả ở những địa phương đạt mức sinh thay thế.

Nghị quyết 21-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới cũng đã đề ra mục tiêu chung là giải quyết toàn diện các vấn đề dân số về quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý, nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 21, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 137/NQ-CP và giao các Bộ, ngành xây dựng 42 chương trình, luật, đề án chương trình hành động nhằm cụ thể hóa.

Đến nay, một số văn bản luật, chiến lược, chương trình, đề án đã được ban hành như: Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030; Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030; Chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030…

Trong thời kỳ mới hiện nay, ngoài mục tiêu duy trì vững chắc mức sinh thay thế, công tác dân số ở nước ta sẽ chuyển trọng tâm sang nâng cao chất lượng dân số, tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý… góp phần phát triển đất nước nhanh và bền vững.


Thảo Nguyên
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Dân số và phát triển - 2 giờ trước

Thấy con trai song sinh không giống nhau, anh Kiên đi xét nghiệm ADN, kết quả được chuyên gia đánh giá cực hiếm gặp.

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Dân số và phát triển - 10 giờ trước

Người đàn ông tên Dũng (*) đã quyết định đến Trung tâm Phân tích ADN và Công nghệ di truyền để xét nghiệm quan hệ huyết thống cùng đứa trẻ được người yêu cũ đặt trước cửa nhà anh.

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bên cạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay ung thư, hút thuốc lá còn tác động tiêu cực lên khả năng sinh sản của nam giới và bộ gene của tinh trùng.

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mất ngủ, khó ngủ thường gây cảm giác khó chịu, lo lắng... ảnh hưởng tới năng suất lao động và học tập. Thực hiện một số bài tập hiệu quả dưới đây giúp bạn ngủ nhanh và thức dậy sảng khoái hơn.

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Cho dù đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, việc tìm hiểu tất cả thông tin có sẵn có thể khiến người bệnh hiểu hơn. Dưới đây là tổng quan đơn giản về ung thư vú và các giai đoạn bệnh, phân tích về cách ung thư vú lây lan, chẩn đoán và điều trị.

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Một bệnh viện ở Đồng Nai đã tiếp nhận trường hợp đặc biệt của sản phụ 35 tuổi, nặng 100 ký, thai trên 38 tuần, em bé to, nặng 4,6kg.

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nấm Candida âm đạo gây kích ứng, ngứa dữ dội và tiết dịch nhiều ở âm đạo và âm hộ, bệnh rất dễ tái phát.

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 20/3, ông Phan Nam Bình, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị vừa tổ chức hội nghị tập huấn về chương trình sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho đội ngũ cán bộ y tế, dân số cơ sở tại huyện Lệ Thủy.

Bị dị tật tử cung đôi có sinh con được không?

Bị dị tật tử cung đôi có sinh con được không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã phẫu thuật cho một bé gái có 2 buồng tử cung, 2 cổ tử cung. Đây là dị tật bẩm sinh cơ quan sinh dục hiếm gặp nhưng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ.

Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng

Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chịu áp lực tài chính không nhỏ khi nuôi con tại thành phố lớn, nhiều gia đình tiết kiệm hơn trăm triệu đồng mới dám sinh con.

Top