Đoạn cuối buồn thảm của người dành cả đời làm cho thiên hạ vui
GiadinhNet - Từng bịa ra ngàn vạn chuyện xạo khiến từ ông Đốc, ông Nghè cho đến người nông dân quần xắn gối Nam Bộ nhiều phen được ôm bụng cười nghiêng ngả, nhưng ít ai biết phía sau tiếng cười mà bác Ba Phi mang đến cho người đời lại là những chuyện đời tư buồn thảm.
Di ảnh bác Ba Phi (họa lại từ người em thứ 6). Ảnh L.T. |
Nghe nói xạo trắng đêm!
Như chúng tôi đã giới thiệu ở các kỳ trước, cuộc đời của bác Ba Phi (Nguyễn Long Phi 1884-1964, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) có những đoạn thật hào sảng và có phần như huyền thoại khi nghĩa hiệp đả hổ dữ, đánh bại chúa đất bảo vệ quyền lợi cho người nghèo. Những trong tâm trí người dân miệt U Minh tự bao đời thì Ba Phi rất gần gũi. Nói về chuyện cười của “vua xạo” Nam Bộ thì người Cà Mau ai cũng cười xòa bảo “kể cả ngày không hết”.
Bởi có lẽ bác Ba Phi là người đầu tiên biết sáng tạo ra loại hình kể chuyện phiếm và nâng lên thành một dạng truyện cười đặc trưng phương Nam, bằng việc dựa vào những gì trực quan trong đời sống thường nhật. Sau đó tìm mối quan hệ mâu thuẫn, ngược đời giữa chúng để xâu chuỗi lại, cuối cùng là phóng đại hóa thành câu chuyện hài có nút thắt mở, gay cấn và lôi cuốn người nghe. Về sau, dạng truyện này trở thành mô típ chung, mà dựa trên đó người nông dân ai cũng có thể tự sáng tác để thỏa mãn tiếng cười trong sinh hoạt hàng ngày.
Nhắc đến bác mình, ông Nguyễn Văn Mười (76 tuổi, cháu ruột của bác Ba Phi) cười tươi tự hào bảo: “Sinh thời bác tui từng bảo, ổng có một bụng truyện cười, ai thích nghe chuyện gì thì kể cái đó. Mà chuyện ổng đâu có xa lạ gì, không dùng điển tích mà chỉ sáng tạo từ thực tế, dù nói trên trời mà người nghe ai cũng tưởng nó dưới đất, đâu đó quanh mình”. Bác Ba Phi có tới hàng trăm chuyện cười hấp dẫn kể về thiên nhiên trù phú rừng U Minh một cách cường điệu tột độ nhưng lại lôi cuốn người nghe lạ kỳ. Bất kì ở đâu ông đều mang chuyện cười ra kể, nhiều người ví ông như nghệ sĩ dân gian thực thụ vừa sáng tạo tác phẩm vừa biểu diễn bất cứ chỗ nào, miễn có người nghe.
Ông Mười còn nhớ rất rõ những đêm trăng thức trắng cùng mọi người để được nghe bác mình kể chuyện. Bác Ba Phi lại quần xắn gối ngồi sắp bằng trên chõng, xung quanhs là già trẻ, lớn bé quây quần nghe ông kể chuyện… xạo. Ông kể từ lúc ánh trăng non treo đầu Đông miệt U Minh cho đến lúc cánh rừng phía Tây the thé tiếng gà rừng trở mình thức giấc. “Mà cũng thật à nghen, trước khi kể chuyện bao giờ ổng cũng nói trước đó là chuyện xạo, nhưng ai cũng muốn được nghe”, ông Mười cười. Bác Ba Phi kể chuyện nọ nối tiếp chuyện kia, khiến người nghe cười đến ngặt nghẽo. Đến mức nhiều đêm vợ thứ ba của ông là bà Lữ Thị Cham phải nấu cháo cá lóc ăn, châm trà nóng cho ông tỉnh kể chuyện. Ông kể cho đến khi ai nấy đều ngủ vạ vật hết ra nền đất mới tạm ngưng lời.
Không những kể chuyện hay, bác Ba Phi còn nổi tiếng khắp miệt U Minh với tài ứng đối rất thông minh. Ông Mười dẫn chứng cho chúng tôi câu chuyện Ba Phi “khuất phục” viên quan lớn trong vùng bằng sự sáng tạo của mình. Do Ba Phi sống được lòng dân nên có một viên quan tay sai cho Pháp tên là Mai Thanh Tòng rất ghét, toan tính hại ông. Một hôm tên này đi ngang nhà hỏi, sao dạo này không thấy xuất hiện? Máu nói dóc nổi lên, Ba Phi ở trong nhà với giọng ra nghiêm nghị bảo: “Trời ơi, rảnh đâu mà đi chơi? Tranh thủ không ra đồng, tui ở nhà đếm bạc không à”.
Bà Dung ngồi buồn bên mộ ông nội - bác Ba Phi. Ảnh PA |
Khóc thầm sau tiếng cười
Không chỉ thông minh, kể chuyện phiếm làm người nghe tin”, thời thanh niên Ba Phi nổi tiếng đẹp trai nhất vùng, lại sống phong trần, phóng khoáng khiến nhiều thôn nữ miệt U Minh “say” như điếu đổ. Bà Nguyễn Thị Dung (57 tuổi, cháu nội bác Ba Phi) bảo, mỗi lần Ba Phi đi đám tiệc ở đâu, các cô gái đều sấn đến để được nghe bác nói chuyện và ca hát. “Mẹ tôi kể, mỗi lần đi đám là nội đi biền biệt một tuần mới về, người ta giữ lại bắt ông kể chuyện, nghe ổng ca”. Biết bao nhiêu cô gái muốn được về nâng khăn sửa túi cho Ba Phi nhưng không được, cuối cùng nuối tiếc nhìn Ba Phi lấy cô gái con nhà Hương quản Trần Văn Tế. Theo như con cháu Ba Phi kể lại thì cuộc hôn thú này như mang tính miễn cưỡng, bởi Ba Phi đi ở 3 năm mà chẳng được gặp mặt vợ. Đến ngày Hương quản Tế đồng ý cho ông làm rể thì vợ mới lộ diện, đó là người phụ nữ vừa lùn vừa xấu, sánh với Ba Phi thì như đôi đũa lệch.
Dù chàng trai nghèo Ba Phi vẫn chấp nhận nhưng cuộc sống vợ chồng nhạt dần vì người vợ này không thể sinh con, đành để Ba Phi lấy vợ hai kiếm người nối dõi tông đường. Từ khi có thêm vợ, cuộc sống càng không êm ấm. Bà Dung kể: “Người vợ đầu của Ba Phi nổi tiếng ghen tuông. Có lần nửa đêm bà cả trở dậy lấy gậy chống màn của bà hai lên cho muỗi rừng U Minh vào “làm thịt”. Hay có lần bà dùng dầu rải quanh nhà để bà hai sáng dậy té ngã”. Không chịu đựng được, người vợ hai bỏ đi để lại đứa con trai mới được 2 tuổi cho Ba Phi. Một thời gian sau ông lấy thêm người vợ thứ ba chính là Huỳnh Thị Cham.
Năm 1964, bác Ba Phi mất, hưởng thọ 80 tuổi. Đúng 110 ngày sau thì người con trai duy nhất của ông cũng qua đời. Kể từ đó, cơ nghiệp do ông cả đời gầy dựng bắt đầu suy sụp. Ngôi nhà ông cất đã hỏng từ hồi nào, ngay một bức ảnh thờ cũng không có. Sau này để ghi nhớ một danh nhân Nam Bộ, chính quyền mới cho người tìm về và dựa vào chân dung người em thứ 6 để vẽ chân dung Ba Phi. Đó là tấm di ảnh hiện tại do người con gái (con của vợ thứ hai) của bác Ba Phi giữ bên trong ngôi nhà lụp xụp, cạnh mảnh đất Ba Phi ngày xưa.
Trong gian chòi nhỏ nền đất vách thưng lá dừa ọp ẹp, bà Dung buồn rầu nói: “Chuyện kể ra thì người ta cười bảo “vạch áo cho người xem lưng”, vì mảnh đất của nội (bác Ba Phi) để lại mà mẹ con từ nhau. Một năm rồi, dù ở sát vách nhưng mẹ con chưa hề sang nhà, đến gặp nhau cũng không chào, đau xót lắm”. Mỗi khi ai đó từ phương xa đến để tìm hiểu “nghệ nhân dân gian chuyện phiếm” lại phải nghe chuyện buồn về cuộc tranh chấp đất đai của con cháu bác Ba Phi càng thêm não nề.
“Cuộc đời bác tui giản dị lắm, chẳng cần gì nhiều, sống đạm bạc gần gũi với mọi người, không bao giờ gây hấn xích mích với ai. Trong cuộc sống thường ngày ổng rất sáng kiến, suy nghĩ một vấn đề gì rất nhanh, cho nên những câu chuyện cười ông kể bao giờ cũng tự sáng tác ngay tại chỗ nhưng người nghe như thật. Chúng tôi chỉ tiếc một điều sau này kho tàng truyện cười đó không có ai chép lại, đến nay cũng chưa có di tích về ông”, ông Mười nói.
Chuyện kiểu… Ba Phi Rằng, xưa có người từ xứ khác nghe danh bác Ba Phi mà tìm đến U Minh, thấy dừa mọc khắp vùng liền thắc mắc hỏi. Ba Phi nghiêm nghị buột miệng: “Thuở trước tui bị Tây bắt phải chạy qua Miên (Campuchia), thấy dừa nhiều mà quê mình hổng có, tui liền chặt một chùm rồi thả theo sông. Cá bên dưới đội dừa trôi theo dòng nước về đến U Minh thì ngưng lại, dừa nảy mầm rồi sinh sôi khắp miệt U Minh vầy”, nghe xong vị khách “tin sái cổ”. Lại có chuyện một cây dừa bên bờ đìa (bờ ao) do lở gốc sà xuống mặt ao, dưới ao nuôi đầy cá. Có người đi qua thắc mắc, Ba Phi liền bảo, do cá lóc nuôi dưới ao đói nên ngoạm cả gốc để cây đổ xuống rồi ăn quả, với ngụ ý bảo cá ông nuôi rất lớn. |
Hàn Phong - Vân Anh
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sự - 6 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.
Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích
Xã hội - 6 giờ trướcGĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?
Đời sống - 8 giờ trướcGĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án
Pháp luật - 9 giờ trướcGĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".
Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn
Đời sống - 9 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.
Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang
Pháp luật - 9 giờ trướcGĐXH - Một đường dây chuyên làm giả giấy tờ, trong đó có những giấy tờ của lực lượng vũ trang nhằm mục đích lừa đảo vừa bị Công an quận Đống Đa triệt phá.
Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản
Pháp luật - 10 giờ trướcGĐXH - Lợi dụng tâm lý e ngại thủ tục hành chính và các thủ tục liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của người dân, các đối tượng tự nhận bản thân có các mối quan hệ nên làm được nhanh khiến nhiều nạn nhân "nhẹ dạ, cả tin" sập bẫy.
Công an tìm người gửi tiền vào một doanh nghiệp vàng bạc ở Nghệ An
Pháp luật - 10 giờ trướcGĐXH - Công an tỉnh Nghệ An đang điều tra vụ việc một doanh nghiệp vàng bạc ở huyện Yên Thành mở sổ tiết kiệm như ngân hàng, huy động vốn của người dân.
Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội
Thời sự - 10 giờ trướcGĐXH - Sau phản ánh của chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức Khỏe và Đời sống), UBND quận Nam Từ Liêm cho biết sẽ chỉ đạo Công an Quận, Đội thanh tra GTVT thường xuyên kiểm tra, xử lý nếu phát sinh việc dừng đỗ, thu tiền trông giữ phương tiện trái phép tại ngõ 8 đường Tôn Thất Thuyết, thuộc phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm.
Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển
Giáo dục - 10 giờ trướcNhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo CTGDPT 2018.
Tin sáng 21/11:Từ năm 2025, người mắc các bệnh này sẽ không được lái xe máy; Thay đổi lương hưu người lao động cần biết
Xã hộiGĐXH - Theo quy định của Thông tư 36/2024, Bộ Y tế quy định những người mắc một trong những bệnh được liệt kê không đủ điều kiện để lái xe máy. Chính sách lương hưu từ năm 2025 có nhiều thay đổi so với Luật BHXH hiện hành, người lao động cần nắm rõ.