Đoạn video trích xuất từ camera của 1 hộ gia đình khiến nhiều người trào nước mắt: Cuộc sống thực sự không dễ dàng!
Dù là trẻ em hay người lớn, ai cũng đang nỗ lực bước đi trên con đường của riêng mình.
Mới đây, một bà mẹ ở Hồ Nam, Trung Quốc đã chia sẻ đoạn video và một số hình ảnh trích xuất từ camera trong nhà mình lên mạng xã hội. Chị viết: "Con trai tôi 6 giờ sáng phải đi học, 11 giờ đêm mới mệt mỏi lê bước về nhà". Đoạn video sau đó nổi tiếng trên mạng, gây được sự đồng cảm sâu sắc từ các bậc phụ huynh.
Trong video, cậu con trai vừa về đến nhà liền buông cặp sách, ngồi bệt xuống sofa, trông vô cùng mệt mỏi, chán chường. Có lúc, nam sinh này lại ngẩng mặt lên trời thở dài. Trước hình ảnh này của con, người mẹ không khỏi cảm thán: "Trẻ em ngày nay thật sự quá vất vả! Chúng ta đều là những người bình thường, hãy chấp nhận sự bình thường của con cái, kiên nhẫn và đồng hành nhiều hơn, trách mắng ít đi!".
Người ta thường nói: "Không chịu được khổ trong học tập, sẽ phải chịu khổ trong cuộc sống!". Nhưng thực tế là: Chịu đựng khổ trong học tập rồi thì vẫn phải chịu khổ trong cuộc sống! Ra trường rồi tiếp tục làm việc quần quật, rồi kết hôn, sinh con...
Chỉ cần bạn chấp nhận khổ, sẽ có vô tận cái khổ để bạn gánh!
"Cái mô hình giáo dục quay cuồng này đang hủy hoại cả một thế hệ!", một cư dân mạng bày tỏ.
Nghĩ đến hiện tại, những đứa trẻ thật sự rất vất vả. Ngày nào cũng phải dậy sớm, thức khuya, đối mặt với áp lực từ các kỳ thi. Khác xa với thời thơ ấu của chúng ta, khi tan học về nhà vẫn còn thời gian chơi trò chơi, xem tivi hay thậm chí là ra ngoài dạo chơi. Còn các em bây giờ, gần như chẳng còn bao nhiêu thời gian rảnh rỗi, cả kỳ nghỉ hè, hay lễ tết cũng bị các lớp học thêm chiếm trọn.
Rồi nhìn lại những người đi làm, cuộc sống của họ cũng chẳng dễ dàng. Một giáo viên kể rằng cô phải thức dậy lúc 5 giờ 50 sáng, khoảng 10 giờ 40 tối mới được về nhà, và lặp lại như thế từ thứ Hai đến thứ Bảy. Mỗi sáng phải chen chúc trên tàu điện ngầm, xe buýt đến công ty, đến nơi thì lại ngập trong công việc, tan làm còn thường xuyên phải làm thêm giờ. Họ không có nghỉ hè, nghỉ đông, mà ngày nào cũng bận rộn.
Có người bình luận rằng trẻ em ngày nay quá vất vả, chẳng có tuổi thơ vui vẻ, và cha mẹ cũng phải lao lực theo. Thậm chí có người còn hài hước nói rằng, không để mọi người rảnh rỗi, vì rảnh rỗi sẽ sinh ra suy nghĩ lung tung, gây mất ổn định, nên ai nấy đều bị đẩy vào guồng quay mệt mỏi. Nhưng dù thế nào đi nữa, dù là trẻ em đi học hay người lớn đi làm, dù vất vả nhưng nếu kiên trì, ắt sẽ gặt hái được điều gì đó.
Như cậu bé trong đoạn video kia, mỗi ngày học hành vất vả như vậy, có lẽ là để sau này có một tương lai tốt đẹp hơn. Những người đi làm nỗ lực làm việc cũng là để mang đến cuộc sống tốt hơn cho gia đình. Các thầy cô giáo vì sự trưởng thành của học sinh mà cũng thầm lặng hy sinh.
Thực ra, ai cũng đang nỗ lực vì cuộc sống. Trẻ em thì phấn đấu trong đại dương tri thức, người đi làm thì chiến đấu trên chiến trường công việc. Dù quá trình có khó khăn nhưng mọi sự cố gắng đều không hề uổng phí.
Giống như cậu bé mệt mỏi ấy, nỗ lực của em có thể sẽ đem lại thành tích xuất sắc và một tương lai tươi sáng. Sự kiên trì của người đi làm cũng sẽ giúp họ đạt được thành công trong sự nghiệp.
Cuộc sống vốn dĩ chưa bao giờ dễ dàng. Dù là trẻ em hay người lớn, ai cũng đang nỗ lực bước đi trên con đường của riêng mình. Hy vọng rằng mọi người đều có thể tìm thấy động lực trong những khó khăn để kiên trì theo đuổi ước mơ của mình.
Cũng mong rằng xã hội có thể mang đến cho các em thêm những khoảnh khắc nhẹ nhàng, để các em có thể tận hưởng một tuổi thơ vui vẻ. Bởi lẽ, trưởng thành không chỉ là học tập và làm việc mà còn là những khoảnh khắc tươi đẹp và hạnh phúc trong cuộc sống.
Bức xúc một lớp ở Hà Nội thu 800.000 đồng/học sinh để tổ chức văn nghệ
Giáo dục - 8 giờ trướcĐề xuất thu 800.000 đồng/học sinh để tổ chức văn nghệ của một lớp học thuộc khối 11 trường THPT Thăng Long (Hà Nội) khiến nhiều phụ huynh bức xúc.
Điểm mới, lịch thi các kì thi riêng đại học mà thí sinh cần nhớ
Giáo dục - 16 giờ trướcNăm 2025, kỳ thi riêng của một số trường đại học như đánh giá tư duy, đánh giá năng lực có thêm nhiều điểm mới để phù hợp với chương trình phổ thông mới.
Trường đầu tiên ở Hà Nội chốt thưởng Tết giáo viên cao nhất hơn 35 triệu đồng
Giáo dục - 1 ngày trướcĐại diện trường THCS&THPT M.V.Lômônôxốp (Hà Nội) thông tin về mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cho giáo viên cao nhất hơn 35 triệu đồng/người.
Chi tiết lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025 sắp tới của học sinh cả nước
Giáo dục - 2 ngày trướcGĐXH - Theo khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 Bộ GD&ĐT công bố, học sinh cả nước được nghỉ Tết Dương lịch 2025 trong 1 ngày.
Thay đổi quy định điểm sàn khi xét tuyển đại học ngành y dược, sư phạm
Giáo dục - 2 ngày trướcTheo dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến áp dụng một mức điểm sàn cho nhóm ngành y dược và sư phạm.
Thần đồng 10 tuổi thông minh hơn cả Albert Einstein, Stephen Hawking
Giáo dục - 2 ngày trướcKrish Arora, 10 tuổi, đến từ Hounslow (Anh) có IQ 162, vượt qua cả Albert Einstein hay Stephen Hawking.
Nhiều điểm thi đánh giá tư duy đã hết chỗ
Giáo dục - 3 ngày trướcSau một ngày mở cổng đăng ký thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội trong đợt đầu năm 2025, đã có hơn 130.000 thí sinh đăng ký.
Thông tin mới nhất về lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 sắp tới của học sinh 63 tỉnh, thành trên cả nước
Giáo dục - 3 ngày trướcGĐXH - Tết Nguyên đán 2025, học sinh cả nước được nghỉ bao nhiêu ngày? Bài viết dưới đây cập nhật thông tin chi tiết để bạn đọc tham khảo.
Công thức tính giúp nhà Toán học trúng số 14 lần thu về hàng trăm tỷ
Giáo dục - 3 ngày trướcVới khả năng nhanh nhạy, nhà Toán học người Romania gốc Australia - Stefan Mandel đã khám phá ra công thức đặc biệt để trúng số 14 lần.
Quy định mới về quản lý đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
Giáo dục - 4 ngày trướcBộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT quy định về quản lý đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ, áp dụng đối với các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm, trường cán bộ quản lý giáo dục, viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tin vui cho hàng triệu thí sinh thi THPT 2025 muốn có tấm 'vé' đại học sớm
Giáo dụcGĐXH - Hiện nay, nhiều trường đại học dự kiến tổ chức các kỳ thi riêng để xét tuyển đầu vào năm 2025.