Hà Nội
23°C / 22-25°C

Độc đáo hội thề không “xà xẻo” của công

Thứ bảy, 10:00 11/02/2017 | Xã hội

GiadinhNet - Việc chờ đợi hình ảnh các “quan” cắt tiết rượu kê cùng uống tuyên thề trong lễ hội Minh Thề ở Kiến Thụy (Hải Phòng) khiến những du khách lần đầu đến đây không khỏi hồi hộp. Cũng như nhiều năm trước, thành phần dự thề cao nhất trong ngày hội này chỉ là ông trưởng thôn.

Các “quan” thôn cùng giơ cao tay thề. ảnh: T.G
Các “quan” thôn cùng giơ cao tay thề. ảnh: T.G

Lai lịch Hội thề

Theo sử sách, hội Minh Thề (lời thề của các quan trước người dân) xuất hiện vào giữa thế kỷ XVI. Tương truyền, vợ của Thái Thượng hoàng Mạc Đăng Dung là Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toản đã đến ấp Lan Niểu (thôn Hoà Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng ngày nay) tự bỏ tiền và vận động hoàng thân quốc thích, quan lại triều Mạc cả thảy 35 vị góp tiền của để tu tạo lại ngôi chùa cổ Hòa Liễu (tên gọi khác là Thiên Phúc tự). Bà còn xuất tiền mua 25 mẫu 8 sào 2 thước cúng dâng Tam Bảo. Nhiều người theo gương bà cũng tậu ruộng cúng chùa tăng số diện tích lên đến 47 mẫu 5 sào. Số ruộng này làng gọi là “Thánh điền”, một phần diện tích dành cho nhà chùa cấy, một phần dùng vào việc tuần tiết lễ hội, còn lại để chia cho dân đinh cày cấy hưởng lộc và cho cấy đấu thầu lấy thóc lập quỹ nghĩa thương, phòng khi đói khó cấp đỡ cho người nghèo, cố nhân, quả phụ… Cũng chính từ đây, Thái hoàng Thái hậu đã cùng với dân làng lập ra một Hịch văn hội Minh Thề, quy định lấy chí công làm trọng - người nông dân không phân biệt giàu - nghèo đẳng cấp xã hội, với khí phách kẻ sĩ giữ tiết tháo không vì cơ hàn mà xâm phạm của công. Và, lễ hội Minh Thề đã ra đời, được nhân dân làng Hoà Liễu gìn giữ trong suốt nhiều thế kỷ qua.

Các bậc cao niên trong làng cho hay Hịch văn hội Minh Thề ra đời mang tính giáo dục tư tưởng, nhân cách, lối sống cho mọi người trong xã hội, đặc biệt đối với những người làm quan, có chức sắc. Trong lời thề đó, Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toản quy định rõ “Lấy chí công làm trọng. Người nào lấy của công để làm việc công sẽ được chư vị thần linh ủng hộ. Ngược lại, kẻ nào lấy của công mà làm việc tư thì sẽ bị đả tử...”. Để thực hiện lời thề, chủ lễ và các vị bồi lễ đọc chúc văn lai lịch công đức của Thánh vương. Sau đó làm lễ dâng hương, dâng rượu, dâng nước trong tiếng nhạc bát âm réo rắt.

Du khách chứng kiến màn thề của các trưởng, phó thôn.
Du khách chứng kiến màn thề của các trưởng, phó thôn.

Tế thần xong, các bô lão, quan khách và dân làng, chức dịch, quần áo chỉnh tề tập trung quanh sân miếu theo thứ bậc. Chủ tế dùng động tác “chỉ trời vạch đất” mô phỏng theo phép biến trong Kinh dịch rồi vẽ một vòng tròn lớn đường kính khoảng 2m ở giữa sân miếu gọi là Đài thề. Trước Đài thề đặt một bàn thờ hướng về cửa miếu thâm nghiêm. Tiếp đến, ba vị đại diện cho hàng ngũ chức dịch, hội tư văn và bô lão trong làng do Ban tổ chức lễ hội thề và Hội đồng bô lão tuyển chọn bước lên Đài thề làm lễ thắp hương khấn vái trời đất bách thần. Đại diện tư văn dõng dạc đọc Minh thề có Hịch văn. Mọi người trong làng từ hương chức đến nhân dân, trên là bô lão, dưới từ 18 tuổi trở lên “ai dùng của công dùng vào việc công xin thần linh ủng hộ, ai lấy của công dùng vào việc tư, cầu thần linh đả tử… làm tôi bất trung, làm con bất hiếu, xin thần linh tru diệt”. Sau khi mọi người cùng hô vang câu “y như lời thề” hoặc “y như miệng thề”, vị chủ tế cầm dao bầu cắm mạnh xuống vòng tròn Đài thề để biểu thị sự quyết tâm.

Mới chỉ là “thôn thề”

Rước kê.
Rước kê.

Khác với mọi năm, du khách về dự lễ hội Minh Thề năm nay dường như vắng hơn. Không biết có phải vì lễ hội diễn ra vào ngày làm việc, ngày học hay vì người thề vẫn chỉ dừng ở trưởng, phó thôn, bậc cao niên của làng nên không hấp dẫn.

Có mặt tại hội thề ở Đền - chùa Hoa Liễu (xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng), chứng kiến màn cắm dao nhọn xuống đất, đọc hịch thề và cắt tiết kê hòa rượu uống thề…, nhiều du khách nín thở chờ đợi. Chị Cao Mỹ Uyên đến từ TP Hồ Chí Minh cho biết: “Đọc thông tin trên báo chí, tôi có biết ở Kiến Thụy có một hội thề dành cho các “quan” nên tò mò lắm. Nhân chuyến ra thăm họ hàng, tôi đã tới xem”.

Còn bác Vũ Văn Chuyền, 55 tuổi, ở Hải Dương thì chia sẻ “Tôi thấy lễ hội này rất hay và rất độc đáo. Nếu mở rộng quy mô có thể sẽ thu hút được khách về đây tham quan. Không chỉ là nơi giáo dục tư tưởng, đạo đức cho những người làm quan, lễ hội này còn giúp giáo dục nhân cách sống cho các thế hệ trẻ”.

Minh Lý

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thích thể hiện 'bốc đầu xe máy', hai nam thanh niên bị công an triệu tập

Thích thể hiện 'bốc đầu xe máy', hai nam thanh niên bị công an triệu tập

Pháp luật - 9 phút trước

GĐXH - Công an huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) vừa tiến hành xác minh, điều tra làm rõ và triệu tập 2 nam thanh niên có hành vi bốc đầu xe máy trên QL18A. Hành vi này không chỉ vi phạm giao thông, nguy hiểm trên đường mà còn gây lên dư luận xấu.

15 năm tù cho kẻ bịa chuyện bị công an bắt để trốn nợ

15 năm tù cho kẻ bịa chuyện bị công an bắt để trốn nợ

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Trước sự thúc giục trả tiền, Thịnh đưa ra các lý do như đơn hàng bị lỗi hay bản thân sử dụng ma túy bị công an bắt để trốn nợ.

Từ 1/7, áp quy định mức giá mới với sách giáo khoa

Từ 1/7, áp quy định mức giá mới với sách giáo khoa

Giáo dục - 1 giờ trước

Bộ GD&ĐT đang phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan nghiên cứu quy định giá tối đa sách giáo khoa mới, thực hiện từ ngày 1/7 tới.

Phụ huynh lưu ý trước những lời mời đăng ký học hè trên mạng

Phụ huynh lưu ý trước những lời mời đăng ký học hè trên mạng

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Trước dịp nghỉ hè, các đối tượng lừa đảo lập các fanpage giả mạo để lôi kéo nhiều phụ huynh đăng ký cho con rồi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Xác cá mái chèo dài hơn 4m dạt vào bờ biển Thừa Thiên Huế

Xác cá mái chèo dài hơn 4m dạt vào bờ biển Thừa Thiên Huế

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Phát hiện xác cá mái chèo dạt vào bờ, người dân ở Thừa Thiên Huế tiến hành chôn cất theo phong tục làng biển.

Tin vui cho người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% từ 1/7/2024

Tin vui cho người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% từ 1/7/2024

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Bộ LĐ-TB&XH vừa đề xuất Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng tăng bình quân 6%. Thời điểm tăng lương từ 1/7/2024, trùng thời điểm cải cách tiền lương khu vực Nhà nước.

Hà Nội: Chợ Ngã Tư Sở sầm uất một thời vì sao ngày càng vắng khách, hoang tàn

Hà Nội: Chợ Ngã Tư Sở sầm uất một thời vì sao ngày càng vắng khách, hoang tàn

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Tọa lạc tại một trong những vị trí sầm uất bậc nhất Thủ đô, thế nhưng chợ Ngã Tư Sở (Đống Đa, Hà Nội) nơi từng một thời buôn bán tấp nập, nay đang trong tình trạng hoang tàn, xuống cấp nghiêm trọng. Các tiểu thương chán nản, "nằm dài" đợi khách.

Bắt đối tượng trộm tài sản tại Trung tâm điều dưỡng thương bệnh binh

Bắt đối tượng trộm tài sản tại Trung tâm điều dưỡng thương bệnh binh

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Lợi dụng thời điểm đêm tối, Nguyễn Bá Mạnh đột nhập vào Trung tâm điều dưỡng thương bệnh binh tỉnh Nghệ An lấy trộm tài sản. Tuy nhiên, khi chưa kịp đưa đi tiêu thụ thì đối tượng này đã bị Công an huyện Nghi Lộc (Nghệ An) bắt giữ.

Bực tức vì bị đánh, cầm dao đâm anh họ tử vong

Bực tức vì bị đánh, cầm dao đâm anh họ tử vong

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH – Do có mâu thuẫn từ trước, khi thấy anh họ đi bộ qua nhà, Vũ Văn Long đã dùng dao đâm nạn nhân tử vong.

Vụ 3 công nhân mất tích khi thi công cao tốc Bắc - Nam: Tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Vụ 3 công nhân mất tích khi thi công cao tốc Bắc - Nam: Tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Thời sự - 2 giờ trước

Lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên đã tìm thấy thi thể nạn nhân cuối cùng trong vụ 3 công nhân thi công tại gói thầu XL02, dự án thành phần đoạn Chí Thạnh - Vân Phong thuộc công trình xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông bị lật ghe đuối nước trên sông Ba vào tối 15/5.

Top