Hà Nội
23°C / 22-25°C

Độc lạ Hà Tĩnh: Nuôi 40 tổ kiến vàng để bảo vệ vườn cam

Thứ năm, 18:29 23/11/2023 | Xu hướng

Nhằm phát triển vườn cây ăn quả theo hướng hữu cơ, người nông dân ở Hà Tĩnh đã áp dụng phương pháp nuôi kiến vàng trong vườn cam để làm khống chế các loài sâu bọ gây hại.

Hà Tĩnh hiện có hơn 7.700 ha diện tích trồng cam. Cây cam được xem là một trong những cây trồng chủ lực, sản phẩm OCOP tiêu biểu, mang lại nguồn thu nhập lớn cho người dân.

Độc lạ Hà Tĩnh: Nuôi 40 tổ kiến vàng để bảo vệ vườn cam - Ảnh 1.

Để phát triển nông nghiệp theo tiêu chuẩn hữu cơ, người trồng cam ở huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh, đã áp dụng biện pháp sinh học rất đơn giản thay thế thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).

Đó là mô hình nuôi kiến vàng để diệt trừ sâu bọ, côn trùng gây hại cho cây ăn quả do Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng 4 - Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ NN-PTNT phối hợp với Trung tâm Ứng dụng Khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Vũ Quang triển khai từ tháng 8-2023.

Mô hình này được thực hiện thí điểm tại các xã Thọ Điền, Quang Thọ và Đức Liên; có 4 hộ tham gia với tổng diện tích 10ha cây trồng.

Độc lạ Hà Tĩnh: Nuôi 40 tổ kiến vàng để bảo vệ vườn cam - Ảnh 2.

Là một trong 4 chủ trang trại thực hiện mô hình nuôi kiến vàng đầu tiên tại Hà Tĩnh, ông Lê Quang Toại (ngụ thôn Đăng, xã Thọ Điền, huyện Vũ Quang), cho biết gia đình ông có trang trại cam rộng gần 2ha, với hơn 200 gốc cam, trong đó có một phần diện tích lớn đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch.

Độc lạ Hà Tĩnh: Nuôi 40 tổ kiến vàng để bảo vệ vườn cam - Ảnh 3.

"Trước đây trồng cam, gia đình chúng tôi sử dụng các loại phân bón vô cơ, thuốc hóa học đã làm ảnh hưởng đến môi trường đất, cây trồng và người tiêu dùng. Sau khi chuyển sang trồng cam hữu cơ, nuôi kiến vàng làm "vệ sĩ" để diệt trừ các loài sâu bọ, côn trùng trên vườn cam. Bước đầu, có thể nhận thấy con người được đảm bảo sức khỏe, đất trồng màu mỡ hơn, cây phát triển được bền hơn và nâng cao chất lượng quả cam" - ông Toại nói.

Độc lạ Hà Tĩnh: Nuôi 40 tổ kiến vàng để bảo vệ vườn cam - Ảnh 4.

Dây cước nối các cây trong vườn cam lại với nhau thành một hệ thống để kiến di chuyển qua lại.

Độc lạ Hà Tĩnh: Nuôi 40 tổ kiến vàng để bảo vệ vườn cam - Ảnh 5.

Kiến vàng di chuyển qua lại giữa các cây để "săn" côn trùng.

Để có tổ kiến vàng, ban đầu ông Toại phải đi vào rừng cây keo tìm tổ của chúng. Sau khi phát hiện tổ kiến, ông cắt luôn cả cành cây có tổ kiến đó bỏ vào bao tải bọc kín mang về gác lên cây cam.

Để đàn kiến ở lại trên cây cam, ông phải bỏ thức ăn như tép biển hoặc cơm nguội vào các chai nhựa rồi buộc lên cành cam để làm mồi cho kiến. Với vài tổ ban đầu, sau khoảng gần 3 tháng, vườn cam của ông Toại hiện đã có hơn 40 tổ kiến vàng.

Độc lạ Hà Tĩnh: Nuôi 40 tổ kiến vàng để bảo vệ vườn cam - Ảnh 6.

"Quá trình nuôi và theo dõi kiến vàng từ khi đưa về thả nuôi trên cây cam, tôi nhận thấy các loài như rệp, bọ xít, nhện đỏ, sâu đục quả, sâu đục thân… đều bị kiến "tiêu diệt" hết. Biện pháp này giúp gia đình đỡ tốn công chăm sóc, sau nữa là hiệu quả mang lại tôi thấy rất mừng" - ông Toại cho hay.

Độc lạ Hà Tĩnh: Nuôi 40 tổ kiến vàng để bảo vệ vườn cam - Ảnh 7.

Ông Phan Anh Toản, Phó giám đốc Trung tâm Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Vũ Quang, cho biết sau gần 3 tháng triển khai mô hình nuôi kiến vàng cho thấy loài này khống chế sâu hại, nhện... rất hiệu quả.

Các vườn cam áp dụng phương pháp nuôi kiến vàng này không cần phải phun thuốc để diệt sâu nữa.

"Từ thực tế thí điểm trên 4 trang trại, chúng tôi nhận thấy 3 trang trại không sử dụng thuốc BVTV thì kiến vàng phát triển và ở lại, còn lại một vườn do chủ hộ do vẫn chưa thực hiện các điều kiện trên nên kiến vàng chết và bỏ đi" - ông Toản nói.

Độc lạ Hà Tĩnh: Nuôi 40 tổ kiến vàng để bảo vệ vườn cam - Ảnh 8.

Ông Nguyễn Tuấn Lộc, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng 4 - Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTN) cho biết, mục đích triển khai mô hình nuôi kiến vàng là giúp người dân biết được vai trò của loài vật này trong quản lý sâu hại trên vườn cam.

"Việc nuôi kiến vàng sẽ giúp người dân không chỉ bảo vệ được vườn cây trước các loài sâu bệnh gây hại mà còn giúp giảm chi phí mua các loại thuốc BVTV, bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn chất lượng quả. Từ đó giúp người dân phát triển mô hình cây ăn quả có múi, theo tiêu chuẩn hữu cơ một cách bền vững" - ông Lộc cho biết.


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Sau chung cư, phân khúc bất động sản nào sẽ hút tiền?

Sau chung cư, phân khúc bất động sản nào sẽ hút tiền?

Xu hướng - 22 giờ trước

Chung cư đang là loại hình hút khách nhất hiện nay, nhưng theo các chuyên gia, khi giá tăng quá cao, dòng tiền đầu tư sẽ chuyến hướng, tìm đến các phân khúc khác.

Cô gái xinh đẹp 24 tuổi bỏ việc đi bán hoa, kiếm được hơn 400 triệu đồng/tháng nhờ theo đuổi đam mê kỳ lạ

Cô gái xinh đẹp 24 tuổi bỏ việc đi bán hoa, kiếm được hơn 400 triệu đồng/tháng nhờ theo đuổi đam mê kỳ lạ

Xu hướng - 1 ngày trước

Thành công là vậy nhưng cô gái trẻ này lại chưa muốn mở rộng công việc kinh doanh của mình.

Sau chung cư, dòng tiền sẽ dần "rẽ" hướng đổ vào đất nền, đất đấu giá?

Sau chung cư, dòng tiền sẽ dần "rẽ" hướng đổ vào đất nền, đất đấu giá?

Xu hướng - 1 ngày trước

Theo VARS, trong ngắn hạn, dòng tiền sẽ dần "rẽ" đến các sản phẩm "sẵn sàng" giao dịch như sản phẩm thấp tầng, đất nền, đất đấu giá.

Lãi suất vay mua bất động sản giảm, bất động sản tiếp tục hồi phục nhanh?

Lãi suất vay mua bất động sản giảm, bất động sản tiếp tục hồi phục nhanh?

Xu hướng - 2 ngày trước

Việc lãi suất cho vay giảm được kỳ vọng sẽ là cú hích cho thị trường bất động sản hồi phục mạnh mẽ. Thế nhưng, đến thời điểm hiện tại, thị trường bất động sản dù ghi nhận tín hiệu hồi phục tích cực song chỉ tập trung tại phân khúc đánh vào nhu cầu ở thực.

Đầu tư trồng măng tây, thu lãi tiền triệu mỗi ngày

Đầu tư trồng măng tây, thu lãi tiền triệu mỗi ngày

Xu hướng - 2 ngày trước

Đang làm ở phòng khám nha khoa, nhưng với niềm đam mê về nông nghiệp, anh Lê Văn Hùng ở xã Hoằng Châu, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) quyết định đầu tư trồng măng tây, mang lại thu nhập tiền triệu mỗi ngày.

Kỹ sư công nghệ về quê nuôi ốc, thu nhẹ lãi nửa tỷ mỗi năm

Kỹ sư công nghệ về quê nuôi ốc, thu nhẹ lãi nửa tỷ mỗi năm

Xu hướng - 3 ngày trước

Sau hơn 4 năm về quê khởi nghiệp, đến nay chàng kỹ sư trẻ đang sở hữu trại ốc sinh sản với 22 ao bạt cùng khoảng 6.000m2 hồ nuôi ốc thương phẩm. Mỗi năm, anh nhẹ nhàng bỏ túi tiền lãi gần nửa tỷ đồng.

Một loại ‘thần dược’ của Việt Nam được Lào, Đài Loan ồ ạt nhập khẩu

Một loại ‘thần dược’ của Việt Nam được Lào, Đài Loan ồ ạt nhập khẩu

Xu hướng - 4 ngày trước

Lào và Đài Loan (Trung Quốc) đang ồ ạt nhập khẩu một loại hải sản được ví như “thần dược” giá rẻ của Việt Nam, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này tăng mạnh trong những tháng đầu năm nay.

Trúng sầu riêng, người dân một huyện ở Đắk Lắk mua hơn 1.000 ô tô trong hai năm

Trúng sầu riêng, người dân một huyện ở Đắk Lắk mua hơn 1.000 ô tô trong hai năm

Xu hướng - 4 ngày trước

Chỉ trong vòng hai năm 2022 và 2023, người dân huyện Krông Pắk (Đắk Lắk) đã mua hơn 1.000 chiếc ô tô các loại nhờ trúng sầu riêng.

Người mua bất động sản không còn lướt sóng

Người mua bất động sản không còn lướt sóng

Xu hướng - 5 ngày trước

Khách hàng mua bất động sản để lướt sóng chỉ còn 6%, trong khi đó mua để ở vẫn là mục đích chủ yếu (chiếm 53%), đầu tư dài hạn (chiếm 20%) và khai thác cho thuê cũng tăng mạnh (chiếm 16%).

Trồng ‘trái cây vua’, nông dân huyện nghèo miền núi thu gần 1.000 tỷ đồng/năm

Trồng ‘trái cây vua’, nông dân huyện nghèo miền núi thu gần 1.000 tỷ đồng/năm

Xu hướng - 1 tuần trước

Loại “trái cây vua” ở huyện nghèo miền núi Khánh Sơn bắt đầu vào vụ thu hoạch. Năm ngoái, nhờ bán được sầu riêng giá cao, nông dân nơi đây thu về gần 1.000 tỷ đồng.

Top