Đối mặt với nhiều dịch bệnh nguy hiểm
GiadinhNet - Bộ Y tế đã tổ chức 2 Hội nghị Triển khai công tác y tế dự phòng năm 2013 tại Hà Nội (ngày 25/3) và Đồng Nai (ngày 27/3). TS. Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, trong năm 2013 cũng như những năm tới đây Việt Nam sẽ phải đối phó với nhiều dịch bệnh phức tạp. Trọng tâm của năm nay là bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, cúm và bệnh dại.
![]() |
Tiêm chủng đầy đủ sẽ hạn chế được một số bệnh lây nhiễm. Ảnh: T.G |
Theo TS Nguyễn Văn Bình, lối sống ít hoạt động, ăn nhiều thịt, hút thuốc và uống rượu nhiều khiến người dân ngày càng mắc nhiều bệnh không lây nhiễm. Dịch bệnh lây chiếm khoảng 20%, tai nạn, ngộ độc khoảng 10%, còn các bệnh không lây nhiễm chiếm đến 70% tổng số ca bệnh tại Việt Nam. Đặc biệt, người Việt Nam đang đối mặt với 5 nhóm bệnh phổ biến và nguy hiểm: Tim mạch, ung thư các loại, đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mãn tính và rối loạn tâm thần.
Nhiều năm gần đây dịch sốt xuất huyết có xu hướng diễn biến theo chu kỳ, năm trước giảm mắc thì năm sau lại tăng. Năm 2010 số ca mắc sốt xuất huyết cao, đến năm 2012 đã giảm khoảng 20% so với năm 2011 nên lo ngại dịch sốt xuất huyết tăng mạnh vào năm 2013. Bên cạnh đó, bệnh dại gia tăng trở lại với số tử vong rất cao. Phần lớn các trường hợp tử vong đều không được tiêm vaccine và huyết thanh kháng dại sau khi bị chó mèo nhiễm virus dại cào, cắn.
Theo số liệu báo cáo tại Hội nghị, những tháng đầu năm 2013, bệnh tay chân miệng đang ở mức trên 1.000 ca mắc mới/tuần, nhưng cao điểm có thể lên đến 3.000-5.000 ca mắc mới/tuần, dự kiến sẽ tăng cao vào tháng 4-5 và tháng 8-11 tới. Trong năm 2012, có 10 dịch bệnh nguy hiểm gây tử vong là bệnh dại (98 ca tử vong), sốt xuất huyết (80 ca tử vong), tay chân miệng (45 ca tử vong), viêm não virus (16 ca tử vong), uốn ván sơ sinh (15 ca tử vong), sốt rét (8 ca tử vong), não mô cầu (7 ca tử vong), liên cầu lợn (6 ca tử vong), tiêu chảy (6 ca tử vong) và cúm H5N1 (2 ca tử vong).
GS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ (Bộ Y tế) cũng cho biết, dịch bệnh truyền nhiễm ở nước ta có nhiều diễn biến phức tạp. Ngoài tác động của yếu tố môi trường, biến đổi khí hậu thì thói quen vệ sinh cá nhân và vệ sinh an toàn thực phẩm của một bộ phận người dân chưa tốt, vẫn còn nhiều hành vi, thói quen tiềm ẩn nguy cơ dẫn tới nhiều dịch bệnh đã được khống chế xuất hiện trở lại, nhất là những bệnh lây theo đường tiêu hóa như: Tả, lỵ, thương hàn. Đặc biệt, hiện nay có nhiều người dân sử dụng thuốc điều trị không kê đơn tràn lan dẫn tới sự biến dị và tăng sức đề kháng của các vi sinh vật. Điều này gián tiếp gây ra nhiều bệnh dịch mới và gây khó khăn cho việc phòng chống dịch cũng như công tác điều trị.
Ngăn chặn dịch mới nổi
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho rằng, năm 2012, công tác y tế nhiều lúc, nhiều nơi chưa xứng tầm, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế đặt ra. Tại hội nghị, đại diện nhiều tỉnh, thành cho biết, nguồn nhân lực cho công tác dự phòng đang rất thiếu và yếu. Do đó, cần có thêm những chính sách, như: Mở rộng chỉ tiêu cho hệ dự phòng, đào tạo đặc cách cho một số địa phương quá thiếu nhân lực dự phòng, tăng trợ cấp cho cán bộ y tế thôn, bản…
Hội nghị đã đề ra nhiệm vụ trọng tâm năm 2013 của ngành y tế dự phòng là ngăn chặn hiệu quả các dịch bệnh nguy hiểm và dịch bệnh mới nổi. Tăng cường năng lực và nâng cao kiến thức bảo đảm an toàn sinh hoạt phòng xét nghiệm cũng như đẩy mạnh chương trình tiêm chủng mở rộng và thực hiện an toàn tiêm chủng theo quy định. Ngoài ra, sẽ chủ động phòng chống bệnh không lây nhiễm, các bệnh liên quan đến học đường, bệnh chưa rõ nguyên nhân, mới phát sinh...

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 27 phút trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 1 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 2 ngày trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 2 ngày trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏeNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.