Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đón Bác Hồ về Thủ đô, đọc Tuyên ngôn Độc lập

Thứ năm, 09:37 03/09/2009 | Xã hội

Giadinh.net - Thực hiện chủ trương Tổng khởi nghĩa của Trung ương Đảng tại Quốc dân Đại hội, ngày 19/8/1945 nhân dân thủ đô Hà Nội và các địa phương với khí thế cách mạng đã vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền.

 
Trước thắng lợi đó, Thường vụ cử đồng chí Sao Đỏ (tức đồng chí Nguyễn Lương Bằng) về phối hợp với Thành uỷ Hà Nội chuẩn bị nơi ăn nghỉ, làm việc và các mặt công tác khác để đón Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí Thường vụ Trung ương về Hà Nội.
 
Cũng thời gian này, tại Tân Trào, Tuyên Quang, kế hoạch bảo vệ Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí Thường vụ Trung ương về Hà Nội được Trung ương chỉ đạo hết sức chặt chẽ. Tổ bảo vệ Chủ tịch Hồ Chí Minh gồm đồng chí: Nam Long, Ngọc Hà, Trần Đình, Văn Lâm... do đồng chí Trần Đăng Ninh - Uỷ viên Ủy ban khởi nghĩa trực tiếp chỉ đạo.
 
Kế hoạch bảo vệ Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Tân Trào về Hà Nội được bố trí thành bốn chặng. Ở mỗi chặng đều có bộ phận tiền trạm đi trước liên hệ với chính quyền địa phương để tổ chức công tác điều tra nghiên cứu nắm tình hình và chuẩn bị nơi ăn, ở dọc đường cho đoàn.
 

Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập.

 
Nhập đô sớm hơn kế hoạch
 
Từ Tân Trào đến Đại Từ (Thái Nguyên), đoàn xuất phát từ sáng sớm ngày 22/8/1945 đi bộ tắt qua rừng khoảng hơn 20km. Đoạn đường này tương đối hiểm trở, phải vượt qua nhiều dốc đèo, qua sông và suối, đồng chí Đoàn Trung Y một cán bộ địa phương được giao nhiệm vụ dẫn đường cho Đoàn. Đến 11 giờ trưa đoàn đã đến địa điểm đúng theo kế hoạch tại nhà bà Quảng ở xã Hà Thượng (Đại Từ), một cơ sở cách mạng của ta.
 
Sau khi đoàn ăn trưa và nghỉ ở nhà bà Quảng, đến đầu giờ chiều, đồng chí Trần Đăng Ninh đưa xe đến đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về thị xã Thái Nguyên. Công tác bảo vệ nơi nghỉ của Người được bố trí chặt chẽ, bên trong do tổ bảo vệ trực tiếp phân công nhau canh gác, vòng ngoài có lực lượng giải phóng quân phối hợp với du kích địa phương bảo vệ.
 
Ngày 23/8/1945, đoàn đi ôtô theo quốc lộ 3 rời thị xã Thái Nguyên về Hà Nội. Thời gian này Bác rất yếu, bệnh sốt rét vẫn còn đeo đẳng. Dù không phải ngụy trang quá cẩn thận như trước nhưng Bác vẫn mặc bộ quần áo nâu và mang theo chiếc túi vải thường dùng giản dị. Đến Phúc Yên,  Bác và các đồng chí trong đoàn đi bộ dọc theo đê sông Hồng đến làng Canh và dừng lại ở gần cây cổ thụ đối diện với Bến Gạ (thuộc thôn Phú Gia, xã Phú Thượng, Từ Liêm).
 
Đoàn xuống thuyền vượt sông Hồng đến bãi giữa sông thì dừng lại chờ liên lạc. Bãi giữa sông Hồng lúc đó có cỏ lau mọc um tùm. Khi được tin an toàn, đoàn tiếp tục vượt sông cập bến Gạ. Đoàn được lực lượng trinh sát nội thành đưa về nghỉ ở nhà đồng chí  Công Ngọc Kha (tức Trần Lộc). Đồng chí Kha lúc đó là cán bộ lâm thời của thôn Phú Gia, đây là cơ sở cách mạng của ta do đồng chí Nguyễn Lương Bằng tìm, chọn. Nhà đồng chí Kha cách đê sông Hồng khoảng 200m, nhà 5 gian có 2 gian buồng và 3 gian ngoài.
 
Tại thôn Phú Gia, tổ cận vệ nhanh chóng triển khai công tác bảo vệ khu vực xung quanh ngôi nhà Người ở. Lực lượng trinh sát nội thành được tăng cường bảo vệ vòng ngoài, phối hợp với du kích xã dưới sự chỉ đạo của Thành uỷ Hà Nội tổ chức tuần tra canh gác với lý do là bảo vệ làng xóm.
 

Đoàn xe của Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu tiến vào Quảng trường Ba Đình.

 
Kế hoạch bảo vệ Bác đọc Tuyên ngôn độc lập
 
Trong thời gian làm việc ở nhà đồng chí Công Ngọc Kha từ chiều ngày 23 đến ngày 25/8/1945, hàng ngày Bác nghe báo cáo tin tức ở các nơi gửi về, đặc biệt là tình hình chính trị, xã hội ở nội thành. Bác  quyết định vào nội thành sớm hơn so với kế hoạch.
 
Thực hiện chỉ thị của Người, chiều 25/8/1945 các đồng chí Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh từ nội thành ra đón Bác về ngôi nhà 48 ở phố Hàng Ngang. Ngôi nhà này thuộc sở hữu của  gia đình ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ. Ông Trịnh Văn Bô là một tư sản dân tộc được giác ngộ cách mạng sớm và được trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Bà Hoàng Thị Minh Hồ là chủ một hiệu tơ lụa lớn. Tại 48 Hàng Ngang, Bác làm việc tại một phòng trên tầng hai, trong khi tầng một vẫn buôn bán bình thường, khách ra vào mua hàng rất đông (đọc thêm bài Chuyện chưa kể khi Bác viết Tuyên ngôn độc lập  ).

 
Ngày 26/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì cuộc họp của Thường vụ Trung ương Đảng để bàn những chủ trương đối nội, đối ngoại trong tình hình mới, về việc sớm công bố thành viên của Chính phủ lâm thời. Đặc biệt, Người đã tập trung chuẩn bị bản Tuyên ngôn Độc lập và đề nghị chuẩn bị mít-tinh lớn ở Hà Nội vào ngày 2/9 để Chính phủ lâm thời nước Việt Nam chính thức công bố quyền độc lập và chính thể Dân chủ Cộng hoà với toàn thế giới. Đây là việc rất quan trọng cần làm ngay trước khi quân đội Tưởng vào Đông Dương tước vũ khí của quân đội Nhật.
 
Thực hiện chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng tập trung chỉ đạo các ngành có liên quan khẩn trương chuẩn bị ngày hội lớn của dân tộc. Đồng chí Nguyễn Hữu Đang - Thứ trưởng Bộ Tuyên truyền được cử làm Trưởng ban tổ chức ngày lễ. Ngay chiều 1/9/1945, kỳ đài được dựng lên tại vườn hoa Ba Đình. Kỳ đài do kiến trúc sư Ngô Huy Quỳnh trực tiếp thiết kế.
 
Công tác bảo vệ Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thành viên của Chính phủ lâm thời và quần chúng dự mít-tinh được Trung ương giao cho Sở Liêm phóng Bắc Bộ, lực lượng Cảnh sát cùng với lực lượng Quân đội và tự vệ Cứu quốc Hoàng Diệu (Hà Nội) thực hiện. Đồng chí Chu Đình Xương - Giám đốc Sở Liêm phóng Bắc Bộ được giao nhiệm vụ trực tiếp bảo vệ Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian tiến hành buổi lễ mít tinh. Bảo vệ Lễ đài do tổ của đồng chí Hoàng Mai (sau này đồng chí Hoàng Mai là Thứ trưởng Bộ Công an) và đồng chí Chu Đức Minh đảm nhiệm.
 
Một số cảnh sát Cứu quốc được giao nhiệm vụ giữ gìn trật tự đường phố. Các chiến sĩ cảnh sát được xếp thành hàng rào rải suốt từ vườn hoa Pôn Be (nay là vườn hoa Inđira Ganđi) đến tận trung tâm vườn hoa Ba Đình. Hộ tống xe của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thành viên chính phủ có 2 tiểu đội được chọn trong cảnh sát cứu quốc và Thanh niên cứu quốc ưu tú. Trên các phố, đoàn xe đi qua nhân dân đổ ra hai bên đường vỗ tay vẫy chào nồng nhiệt. Đoàn người xếp thành từng khối với trang phục quần áo công nhân, nông dân, trí thức... cùng cờ biểu ngũ đỏ rực cả vườn hoa.
 
Buổi lễ Độc lập không có tuyên bố lý do như thường lệ mà đi thẳng ngay vào giới thiệu vị Lãnh tụ tối cao là Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thành viên Chính phủ. Chủ tịch Hồ Chí Minh mặc bộ ka ki bạc màu giản dị. Đứng trên lễ đài, Chủ tịch Hồ Chí Minh giơ tay vẫy chào đồng bào rồi thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn Độc lập. Tiếng của Người thật thiêng liêng xúc động, đặc biệt Người hỏi: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”. Cả biển người đồng thanh hô vang: “Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm!”.
 
Mặc dù trong những ngày chính quyền cách mạng mới được thành lập, tình hình an ninh chính trị và trật tự xã hội trong cả nước diễn ra hết sức phức tạp, nhưng dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thường vụ Trung ương Đảng, lực lượng Công an nhân dân đã phối hợp với lực lượng QĐND và các lực lượng khác bảo vệ tuyệt đối an toàn Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc trở về Thủ đô Hà Nội đọc tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nhà nước Dân chủ Nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á.
 
Nguyễn Đức Quý
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phá đường dây mua bán pháo 'khủng'

Phá đường dây mua bán pháo 'khủng'

Pháp luật - 1 phút trước

GĐXH - Các đối tượng mua pháo từ nước ngoài đưa về Việt Nam, sau đó tham gia hội nhóm mua bán pháo trên không gian mạng để rao bán kiếm lời.

Từ 2025, nhiều lái xe lo lắng khi quy định này được ban hành, vừa bị thu hồi giấy tờ quan trọng vừa bị mất tiền

Từ 2025, nhiều lái xe lo lắng khi quy định này được ban hành, vừa bị thu hồi giấy tờ quan trọng vừa bị mất tiền

Đời sống - 6 phút trước

GĐXH - Theo Thông tư số 65 vừa được Bộ Công an ban hành, từ 2025, lái xe phải kiểm tra kiến thức để phục hồi điểm giấy phép lái xe.

Tin tối 22/11: Đám cưới dùng 1 tấn rau củ trang trí ở Bình Định; Thông tin mới vụ ô tô 'đậu' trên cổng nhà ở Đồng Nai

Tin tối 22/11: Đám cưới dùng 1 tấn rau củ trang trí ở Bình Định; Thông tin mới vụ ô tô 'đậu' trên cổng nhà ở Đồng Nai

Đời sống - 7 phút trước

GĐXH - Đám cưới dùng rau củ quả để trang trí, tạo ra không gian lạ lẫm, đẹp mắt, khách khứa sau khi ăn cỗ còn được tặng đồ về nấu; Hình ảnh chiếc ô tô Matiz "đậu" trên mái cổng nhà ở Đồng Nai gây xôn xao dư luận...

Khởi tố đối tượng nổ súng để giải quyết mâu thuẫn

Khởi tố đối tượng nổ súng để giải quyết mâu thuẫn

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Cao Bằng đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra đối với Bùi Trung Kiên (SN 1998, trú tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng.

Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động

Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển từ năm 2025 để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.

Bắt tạm giam 2 đối tượng tổ chức sử dụng và tàng trữ trái phép ma túy

Bắt tạm giam 2 đối tượng tổ chức sử dụng và tàng trữ trái phép ma túy

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình tuần tra, kiểm soát tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, Công an huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã phát hiện 2 đối tượng đang có hành vi tổ chức và tàng trữ trái phép chất ma túy nên đã tiến hành bắt giữ.

Khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xé Quốc kỳ

Khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xé Quốc kỳ

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Khi đi qua đoạn đường vắng, thấy người dân treo Quốc kỳ để chuẩn bị cho "Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc", do bốc đồng 2 đối tượng đã xé Quốc kỳ.

Sau 2 ngày lẩn trốn, hung thủ giết đã sa lưới

Sau 2 ngày lẩn trốn, hung thủ giết đã sa lưới

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH – Sau khi sát hại nạn nhân, Bạch bỏ trốn khỏi hiện trường gây án. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, chỉ hơn 2 ngày sau, đối tượng đã bị bắt giữ.

Hai phi công vụ rơi máy bay ở Bình Định được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc

Hai phi công vụ rơi máy bay ở Bình Định được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Thượng tá Nguyễn Hồng Quân (2 phi công trong vụ rơi máy bay ở Bình Định) được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì có thành tính xuất sắc trong nhiệm vụ huấn luyện bay.

Đổ thuốc trừ sâu vào nước sinh hoạt nhà hàng
 xóm

Đổ thuốc trừ sâu vào nước sinh hoạt nhà hàng xóm

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Ngày 22/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Văn Bàn (tỉnh Lào Cai) đã thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Triệu Thị Ton (SN 1976) về hành vi “giết người”.

Top