Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đồng bằng sông Cửu Long: Giải pháp quản lý chất thải y tế phù hợp cho vùng ngập lụt

Thứ hai, 11:05 27/06/2016 | Y tế

GiadinhNet - Vào mùa lũ, các cơ sở y tế tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thường bị ngập một phần hoặc toàn bộ. Điều này đã gây không ít khó khăn trong công tác quản lý chất thải tại các cơ sở y tế. Do vậy, cần xây dựng kế hoạch quản lý chất thải y tế phù hợp cho vùng ngập lụt khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Chị Châu Võ Thị Diễm Thúy – Phó Trưởng khoa Chống nhiễm khuẩn Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp giới thiệu khu xử lý chất thải của bệnh viện. Ảnh: Thanh Hà
Chị Châu Võ Thị Diễm Thúy – Phó Trưởng khoa Chống nhiễm khuẩn Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp giới thiệu khu xử lý chất thải của bệnh viện. Ảnh: Thanh Hà

Thách thức trong xử lý chất thải y tế mùa mưa lũ

Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là nơi bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, ngập lụt tại Việt Nam. Cùng với điều kiện tự nhiên, mùa mưa lũ tại khu vực này thường kéo dài khoảng 4 tháng (từ tháng 7 đến tháng 11 hàng năm) nên thường gây ra úng ngập trên diện rộng. Mực nước ngập trung bình tại khu vực này từ 30-50cm, có nơi ngập sâu đến 100cm. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý chất thải tại các cơ sở y tế.

Nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, trong những năm qua các cơ sở y tế đã có nhiều phương án dự phòng để chống ngập lụt vào mùa mưa lũ, tuy nhiên do sự bất thường của thời tiết cùng với lũ đầu nguồn về nhanh làm cho cơ sở vật chất, khu vực lưu giữ và khu vực xử lý chất thải y tế bị ngập úng; túi, thùng đựng chất thải y tế bị nước cuốn trôi. Điều này làm cho công tác thu gom chất thải y tế gặp nhiều khó khăn, làm tăng chi phí bảo dưỡng thiết bị, mua sắm dụng cụ, túi thùng đựng chất thải y tế.

Theo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bến Tre: Hiện nay hệ thống xử lý chất thải y tế tại hầu hết các bệnh viện trên địa bàn tỉnh đều đã được xây trên nền đất cao để tránh ngập lụt. Nhưng trên thực tế, trước hiện tượng khí hậu khó lường thì việc này chưa đáp ứng đủ cho phương án dự phòng. Chẳng hạn như trong trận lũ lịch sử những năm 2000 đã có 2/3 bệnh viện trên địa bàn tỉnh Bến Tre rơi vào tình trạng ngập lụt và việc thực hiện phân loại, thu gom chất thải y tế gặp rất nhiều khó khăn do mực nước dâng rất cao. Do đó, các bệnh viện cần xây dựng kế hoạch quản lý chất thải y tế phù hợp, ứng phó với tình huống ngập lụt vào mùa lũ.

Giải pháp ứng phó với tình huống lũ, lụt

Ảnh hưởng lũ, lụt tới bệnh viện có thể coi là một tình huống khẩn cấp và cần sự ứng phó của bệnh viện và các bên liên quan. Do đó, các bệnh viện vùng ngập lụt vào mùa mưa cần xây dựng kế hoạch quản lý chất thải y tế phù hợp, ứng phó với tình huống lũ, lụt. Ngoài ra, việc thành lập một đơn vị ứng phó ngập lụt tại các bệnh viện là rất cần thiết, đơn vị này sẽ có trách nhiệm: Xây dựng các bước chuẩn bị, ứng phó khi ngập lụt xảy ra. Xác định nhu cầu đào tạo; Tổ chức thử nghiệm, kiểm tra hoặc diễn tập thường kỳ. Thực tế cho thấy rất nên giao công tác này cho bộ phận Kiểm soát nhiễm khuẩn trong mỗi bệnh viện. Bộ phận này có trách nhiệm xây dựng, triển khai kế hoạch ứng phó với ngập, lụt. Khi xảy ra sự cố ngập lụt, cần phải có nhóm hiện trường. Các cán bộ của nhóm này phải được tập huấn thường xuyên, bài bản. Ngay khi có hiện tượng ngập lụt xảy ra, thành viên nhóm hiện trường được điều động ngay tới khu vực lưu giữ, xử lý chất thải y tế để thực hiện các hoạt động ứng phó phù hợp.

Mô hình điểm về xử lý chất thải y tế vùng ngập lụt

Qua khảo sát thực tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Tháp, phóng viên chúng tôi đã gặp và trao đổi với chị Châu Võ Thị Diễm Thúy - Phó khoa Chống nhiễm khuẩn.

Chị Thúy cho biết: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Tháp cũng nằm trong vùng có nguy cơ ngập lụt cao, do vậy khu xử lý chất thải y tế nguy hại được ưu tiên đặt tại một khoảng đất cao, rộng trong khuôn viên của bệnh viện. Tại khu vực xử lý chất thải y tế có bố trí cả nơi ăn nghỉ dành cho nhân viên vận hành. Đây được coi là bệnh viện “kiểu mẫu” với quy trình xử lý chất thải y tế tương đối bài bản với đầy đủ trang thiết bị hiện đại. Hai công nghệ xử lý chất thải y tế nguy hại được áp dụng đồng thời tại bệnh viện là công nghệ không đốt (sử dụng thiết bị vi sóng xử lý chất thải lây nhiễm) và công nghệ đốt (sử dụng lò đốt xử lý chất thải nguy hại không lây nhiễm). Điều đáng ghi nhận tại đây là hai nhân viên vận hành hệ thống xử lý chất thải y tế không phải là thợ điện hay bảo vệ kiêm nhiệm như thường gặp tại một số bệnh viện khác mà họ có chuyên môn về môi trường và đã được đào tạo, tập huấn bài bản về quản lý chất thải y tế và vận hành hệ thống xử lý chất thải y tế. Theo quan sát của chúng tôi, vị trí đặt thiết bị xử lý chất thải y tế nguy hại rất hợp lý, đã được bệnh viện tính toán kỹ lưỡng để thích ứng với trường hợp ngập lụt mùa lũ, đồng thời cũng được bố trí nằm biệt lập hẳn với khu khám, chữa bệnh của bệnh viện.

Việc làm rất cần thiết

Việc thành lập một đơn vị ứng phó ngập lụt tại các bệnh viện là rất cần thiết, đơn vị này sẽ có trách nhiệm: Xây dựng các bước chuẩn bị, ứng phó khi ngập lụt xảy ra. Xác định nhu cầu đào tạo; Tổ chức thử nghiệm, kiểm tra hoặc diễn tập thường kỳ.

Thực tế cho thấy rất nên giao công tác này cho bộ phận Kiểm soát nhiễm khuẩn trong mỗi bệnh viện. Bộ phận này có trách nhiệm xây dựng, triển khai kế hoạch ứng phó với ngập, lụt. Khi xảy ra sự cố ngập lụt, cần phải có nhóm hiện trường. Các cán bộ của nhóm này phải được tập huấn thường xuyên, bài bản. Ngay khi có hiện tượng ngập lụt xảy ra, thành viên nhóm hiện trường được điều động ngay tới khu vực lưu giữ, xử lý chất thải y tế để thực hiện các hoạt động ứng phó phù hợp.

Thanh Hà

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chống sốt xuất huyết không chờ dịch bùng: Bộ Y tế hành động từ sớm, từ xa

Chống sốt xuất huyết không chờ dịch bùng: Bộ Y tế hành động từ sớm, từ xa

Y tế - 54 phút trước

GĐXH - Dịch sốt xuất huyết đang bước vào mùa cao điểm tại Việt Nam. Bộ Y tế khẳng định dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát nhờ các biện pháp phòng, chống đã được triển khai đồng bộ ngay từ đầu năm.

Mong thay đổi phong thủy, khách hàng đòi bác sĩ mổ lúc 1h sáng

Mong thay đổi phong thủy, khách hàng đòi bác sĩ mổ lúc 1h sáng

Y tế - 3 giờ trước

Mong thoát nghèo, hóa giải vận hạn, nhiều người đã chi tiền phẫu thuật thẩm mỹ, thay đổi ngoại hình hợp phong thủy. Một số trường hợp thậm chí còn yêu cầu mổ vào khung giờ đặc biệt, như 1h sáng, để “kích hoạt tiền tài”.

Sau mũi tiêm tại phòng khám tư, người đàn ông liệt tứ chi hoàn toàn

Sau mũi tiêm tại phòng khám tư, người đàn ông liệt tứ chi hoàn toàn

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng liệt tứ chi, cơ lực bằng 0, mất phản xạ, kèm suy hô hấp nặng do liệt cơ hô hấp.

3 ngày sau khi ăn lòng lợn, tiết canh, người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội rơi vào nguy kịch

3 ngày sau khi ăn lòng lợn, tiết canh, người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội rơi vào nguy kịch

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mệt, kích thích, nổi nhiều ban tím trên cơ thể, khó thở, chi lạnh nên nhanh chóng được đặt ống nội khí quản thở máy và lọc máu.

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Kết quả thăm khám cho thấy, bệnh nhân có sỏi thận 2 bên, thận bên phải có khối sỏi lớn hình dạng giống san hô, chiếm gần hết bể thận.

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Anh P.V.A. bị một con đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng. Khi phát hiện, bệnh nhân đã kịp thời dùng tay ép chặt niệu đạo để hạn chế đỉa chui sâu hơn.

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - "AI đã và đang góp phần giải quyết những thách thức trong y tế dự phòng,hỗ trợ rất tốt cho đội ngũ y bác sĩ trong tình trạng quá tải bệnh viện như hiện nay" - TS BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh.

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối

Sống khỏe - 3 ngày trước

Người mẹ ở Lâm Đồng hiến thận cứu con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối.

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử

Sống khỏe - 3 ngày trước

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hình thức tổ chức là bệnh viện phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/10/2025; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/1/2026.

Ghép xương ổ răng cho 'chiến binh' 12 tuổi đã từng 4 lần mổ tim bẩm sinh và 1 lần phẫu thuật tạo hình khe hở môi – vòm miệng

Ghép xương ổ răng cho 'chiến binh' 12 tuổi đã từng 4 lần mổ tim bẩm sinh và 1 lần phẫu thuật tạo hình khe hở môi – vòm miệng

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định sẽ phẫu thuật ghép xương ổ răng cho bé sau khi tầm soát hết các vấn đề về tim mạch. Đây bước can thiệp quan trọng để chuẩn bị cho quá trình chỉnh nha và giúp bé phục hồi chức năng ăn nhai trong tương lai.

Top