Hà Nội
23°C / 22-25°C

Động đất ở Việt Nam và bài học vỡ lòng

Thứ bảy, 09:45 26/03/2011 | Xã hội

Rất nhiều người dân VN không hề biết cách đối phó trong trường hợp xảy ra động đất nên cứ mạnh ai người ấy chạy.

 
Tối 24/3 một chấn động mạnh cấp 5 đã làm rung chuyển nhiều tòa nhà cao tầng ở Hà Nội. Chấn động ngay lập tức gây hoảng loạn với người dân ở các khu chung cư của Hà Nội.

Người Nhật đã làm gì để giảm thiểu thiệt hại?

Cách đây hơn 10 ngày, một trận động đất mạnh 9.0 richter kèm theo sóng thần đã làm rung chuyển và tàn phá cả một vùng Đông Bắc Nhật Bản. Những hình ảnh về động đất ở Nhật Bản sau đó đã được phát đi khắp thế giới. Trong những hình ảnh đó, người ta thấy, những đứa trẻ chui xuống gầm bàn, trên đầu che những vật để bảo vệ. Hoặc, trong khi sơ tán ra khỏi các tòa nhà, người dân Nhật bình tĩnh xếp hàng rất trật tự, đi theo lối cầu thang bộ, không hề chen lấn xô đẩy. Vì sao người Nhật phải làm thế?
 

Những đứa trẻ Nhật Bản trật tự chui xuống gầm bàn khi có động đất

 
Nhật Bản là nơi thường xảy ra động đất. Từ rất sớm (có thể làm sớm nhất thế giới), họ đã phải tính đến cách đối phó với thiên tai thảm họa động đất.
 
Ngay từ bé, trẻ con Nhật đã được học những bài học vỡ lòng từ ông bà, cha mẹ về cách phòng chống cho mình trong trường hợp xảy ra động đất. Đến trường, trẻ tiếp tục được học cách tự bảo vệ và bảo vệ những người xung quanh trước động đất.

Trẻ con Nhật được học rằng, khi động đất xảy ra, không nên chạy ra khỏi nhà nhất là những tòa nhà cao tầng vì không đủ thời gian. Động đất thường chỉ diễn ra theo thời gian tính bằng giây. Mặt khác nếu hàng ngàn người cùng chạy sẽ gây nhiều dao động khiến tòa nhà dễ sập, sự xô đẩy lẫn nhau làm cho nhiều người thiệt mạng.

Trẻ con Nhật được học rằng, nên ở trong nhà, chui xuống gầm bàn, ghế hay giường... để tránh đồ đạc rơi lên đầu, khi chấn động chấm dứt nên ra khỏi nhà, đề phòng nhà bị sập vì những hậu chấn tiếp theo. Không nên đi thang máy vì thường bị mất điện; Ngoài đường nên tránh xa các trụ đèn, cột trụ, tường, nhà cao tần, nhà kính, cây cao... để tránh mọi gãy, vỡ, đổ, văng vào người. Khi đang đi xe cần đỗ lại vào lề đường, không cố vượt qua cầu vì có thể cầu bị sập. Nếu đứng trên bờ núi, bờ đất cao, vùng trượt dốc phải tránh xa vì có thể bị lở đất. Gần bờ biển nên chạy vào vùng đất cao hơn vì có thể bị sóng thần...v.v. Tóm lại, kỹ năng phòng chống động đất ở Nhật được hệ thống thành sách, và là bài học bắt buộc với mọi người, với trẻ con ngay từ buổi đến trường.

Còn các kiến trúc sư ở Nhật từ lâu đã dùng những ống hình trụ làm bằng chất nhựa đàn hồi lắp xen kẽ với các lớp cao su và những tấm kim loại đặt giữa kiến trúc và mặt đất. Kỹ thuật này có thể đối phó với những chấn động lan truyền theo chiều rộng.

Tiếp đến, họ biết thay đổi hệ thống nói trên bằng những ống nệm hơi để đối phó, giảm chấn động thẳng đứng từ dưới lên trên và kỹ thuật này, ít nhất giữ được tòa nhà đứng vững với những chấn động cấp nhỏ. Sau này người Nhật lại có nhiều cải tiến hơn để chống chọi với những chấn động cấp lớn. Đó là sự căn bản của kỹ thuật kiến trúc phòng chống động đất mà người Nhật đã làm.

Người Nhật cũng đi đầu thế giới về nghiên cứu, cảnh báo động đất sóng thần. Chính phủ Nhật Bản đã chi khoản tiền khổng lồ 1 tỷ yên xây dựng trung tâm nghiên cứu và cảnh báo động đất, sóng thần. Ngoài ra mỗi năm Chính phủ Nhật còn chi khoảng 20 triệu yên để duy trì đội ngũ làm việc tại trung tâm này. Có khoảng 1.000 hệ thống đo đạc, cảnh báo động đất được đặt trên khắp đất nước Nhật.
 
Cũng bởi những điều nói trên mà trận động đất mạnh 9.0 độ richter hôm 11/3 vừa qua được các chuyên gia nhận định là dù nó tàn phá nặng nề vùng Đông Bắc Nhật Bản song với tầm nhìn và kỹ năng phòng chống động đất, Nhật Bản đã hạn chế được rất nhiều thiệt hại về người.

Bài học nào cho Việt Nam

Tối 24/3 một chấn động mạnh cấp 5 đã làm rung chuyển nhiều tòa nhà cao tầng ở Hà Nội. Đây được coi là một dư chấn của trận động đất mạnh 7.0 độ richter có tâm chấn ở Burma, Myanmar, cách Hà Nội khoảng 600km. Chấn động ngay lập tức gây hoảng loạn với người dân ở các khu chung cư của Hà Nội.
 

Người dân Hà Nội hoảng loạn sau chấn động vì còn thiếu kỹ năng ứng phó

Hoảng loạn là điều dễ hiểu, bởi xưa nay, Việt Nam chưa từng có động đất (có chăng là những chấn động do ảnh hưởng của một trận động đất nào đó giống tối 24/3). Trong sự hoảng loạn, người dân ở Hà Nội đã làm gì?

Chạy ra khỏi nhà (mọi người phần lớn đã làm thế), trong lúc chạy thì cố gắng vào trong thang máy để xuống sân thật nhanh. Khi chạy thì chạy một cách hỗn loạn chứ không theo hàng lối... Tóm lại, người dân ở Hà Nội tối 24/3 đã tìm cách thoát khỏi nhà của mình theo bản năng. Vì họ ít hoặc không hề biết cách đối phó trong trường hợp xảy ra động đất nên cứ mạnh ai người ấy chạy.

Vỏ trái đất đang có những biến đổi địa chất khó lường. Việt Nam dù nằm trong khu vực có nguy cơ xảy ra động đất thấp song với trận động đất 7.0 richter mà tâm chấn ở Burmam Myanmar (một quốc gia cũng chưa từng có động đất) thì... Việt Nam cũng không thể thản nhiên nghĩ rằng động đất không thể xảy ra.

Những cấu trúc ở Việt Nam từ trước đến nay ít hoặc không hề được thiết kế chống động đất. Người dân Việt Nam ít hoặc không hề được trang bị kỹ năng chống động đất. Chúng ta chưa thể đòi hỏi ngay được những điều tiên tiến về cảnh báo và phòng chống như Nhật, cũng không thể yêu cầu ngay lập tức các cấu trúc từ nay khi xây dựng phải áp dụng kỹ thuật chống động đất... Tuy nhiên, sự cấp thiết một bài học vỡ lòng về kỹ năng phòng chống động đất cho người dân Việt Nam, trẻ em Việt Nam phải sớm được bắt đầu.

Chúng ta đã có những bài học về an toàn giao thông trong trường học cho học sinh, có bài học về kỹ năng phòng chống cháy nổ trong cơ quan, xí nghiệp, nhà máy, bệnh viện, nhà chung cư... cho từng công nhân, người dân và lập nên những đội phản ứng nhanh, thanh niên xung kích... Thế thì từ nay cần bổ sung thêm bài học về kỹ năng chống động đất. Làm thêm điều này có khó không? Xin thưa, không khó!

Theo VTCnews

kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vi phạm lỗi này, năm 2025 chủ xe ô tô có thể bị phạt tới 150 triệu đồng

Vi phạm lỗi này, năm 2025 chủ xe ô tô có thể bị phạt tới 150 triệu đồng

Đời sống - 19 phút trước

GĐXH - Theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP, nhiều hành vi vi phạm giao thông bị áp dụng số tiền phạt lên tới 150 triệu đồng. Dưới đây là thông tin cụ thể.

Những thông tin về mức xử phạt các hành vi vi phạm đất đai theo quy định mới nhất

Những thông tin về mức xử phạt các hành vi vi phạm đất đai theo quy định mới nhất

Đời sống - 23 phút trước

GĐXH - Dưới đây là các mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai theo Nghị định 123/2024/NĐ-CP.

Xót xa cảnh người đàn ông tử vong khi cố ngăn xe buýt trôi ở Quảng Ngãi

Xót xa cảnh người đàn ông tử vong khi cố ngăn xe buýt trôi ở Quảng Ngãi

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Phát hiện chiếc xe buýt đang dừng bất ngờ tự di chuyển, nam nhân viên cố gắng ngăn cản nhưng trượt chân, ngã xuống đất và bị xe buýt cán tử vong.

Ngày sinh Âm lịch của người có thành công đến sớm, sự nghiệp nổi bật từ khi còn trẻ

Ngày sinh Âm lịch của người có thành công đến sớm, sự nghiệp nổi bật từ khi còn trẻ

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Người sinh vào những ngày Âm lịch này được dự đoán sẽ thành công sớm, tương lai đảm bảo giàu có, sung túc.

Điểm danh những nơi có mưa rất to hôm nay ở khu vực miền Bắc

Điểm danh những nơi có mưa rất to hôm nay ở khu vực miền Bắc

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, rãnh thấp kết hợp vùng hội tụ gió trên mực 3000m gây mưa dông mạnh cho vùng núi Bắc Bộ vào sáng nay, có nơi mưa to trên 70mm. Cần đề phòng các hiện tượng thời tiết nguy hiểm đi kèm.

Tin sáng 15/5: Tin vui cho người lao động bán thời gian từ 1/7; 3 đối tượng sẽ phải chi nhiều tiền khi làm sổ đỏ từ 2026

Tin sáng 15/5: Tin vui cho người lao động bán thời gian từ 1/7; 3 đối tượng sẽ phải chi nhiều tiền khi làm sổ đỏ từ 2026

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Theo Luật BHXH năm 2024, người lao động bán thời gian sẽ được hưởng trợ cấp ốm đau khi nghỉ việc để điều trị; từ 1/6/2026, bảng giá đất tại các tỉnh thành sẽ được cập nhật hằng năm thay vì 5 năm/lần như trước đây, do đó chi phí làm sổ đỏ sẽ tăng đáng kể.

Học phí các trường kinh tế, cao nhất 230 triệu đồng/năm

Học phí các trường kinh tế, cao nhất 230 triệu đồng/năm

Giáo dục - 4 giờ trước

Các trường đào tạo ngành Kinh tế công bố mức học phí dự kiến năm học 2025 - 2026, từ 16 - 230 triệu đồng/năm học.

Ghen tuông bộc phát, xuống tay sát hại dã man người tình

Ghen tuông bộc phát, xuống tay sát hại dã man người tình

Pháp luật - 4 giờ trước

Do ghen tuông bộc phát, Nam đã dùng dao sát hại dã man người tình rồi tới cơ quan công an đầu thú.

Cận cảnh cầu vượt 'đắp chiếu' nhiều năm chuẩn bị được giải cứu ở Hà Nội

Cận cảnh cầu vượt 'đắp chiếu' nhiều năm chuẩn bị được giải cứu ở Hà Nội

Đời sống - 17 giờ trước

GĐXH - Sau 5 năm "đắp chiếu" vì vướng giải phóng mặt bằng, dự án cầu vượt nút giao Phạm Tu – tỉnh lộ 70 – Phúc La tại huyện Thanh Trì (TP Hà Nội) sắp được “giải cứu” khi Hà Nội lên kế hoạch thu hồi đất của gần 200 hộ dân trong quý II/2025.

Chế độ trợ cấp một lần đối với sĩ quan quân đội phục viên 2025 được quy định thế nào?

Chế độ trợ cấp một lần đối với sĩ quan quân đội phục viên 2025 được quy định thế nào?

Đời sống - 19 giờ trước

GĐXH - Sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ được cấp có thẩm quyền quyết định phục viên thì được hưởng chế độ, chính sách gì? Dưới đây là thông tin cụ thể.

Top