Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Đợt dịch này diễn biến phức tạp, tăng cường bảo đảm an toàn bệnh viện"

GiadinhNet - Với tinh thần cảnh giác cao nhất, Bộ Y tế cho rằng không được chủ quan và phải đặt ở mức độ dịch và số lượng bệnh nhân có chiều hướng gia tăng phức tạp để chủ động các biện pháp phòng ngừa.

Đợt dịch này diễn biến phức tạp, tăng cường bảo đảm an toàn bệnh viện - Ảnh 1.

Đến nay, sau khi ghi nhận các ca bệnh COVID-19, một số bệnh viện đã phải phong toả hoặc cách ly y tế, như Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên, Bệnh viện Quân y 105, mới đây nhất là Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện K (ở cả 3 cơ sở).

PV đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) - về vấn đề đảm bảo an toàn COVID-19 trong bệnh viện.

Trực tiếp kiểm tra thực tế tại Bệnh viện K sáng nay, khi Bệnh viện phát hiện 10 ca dương tính SARS-CoV-2, ông nhận định tình hình tại Bệnh viện K có căng thẳng hay không? Liệu rằng dịch có lan ra các khoa khác không hay là đã xác định được nguồn lây tại khoa Ngoại Gan - Mật - Tụy?

- Trong đợt dịch này, chủng virus được tìm thấy ở một số trường hợp mắc đều có tốc độ lây lan rất nhanh. Tại Bệnh viện K, đến nay đã xác định được 10 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có cả bệnh nhân và người nhà của bệnh nhân, đều ở Khoa Ngoại gan - mật -tụỵ.

Đợt dịch này diễn biến phức tạp, tăng cường bảo đảm an toàn bệnh viện - Ảnh 3.

PGS Lương Ngọc Khuê kiểm tra phòng chống dịch ở Bệnh viện K, tháng 3/2021.

Bệnh viện đang phối hợp với Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội tiếp tục mở rộng xét nghiệm đến toàn bộ cán bộ, công nhân viên, các bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.

Với tinh thần cảnh giác cao nhất, Bộ Y tế cho rằng không được chủ quan và phải đặt ở mức độ dịch và số lượng bệnh nhân có chiều hướng gia tăng phức tạp để chủ động các biện pháp phòng ngừa.

- Điều lo ngại của chúng ta lâu nay là COVID-19 đã xuất hiện ở một số bệnh viện. Vậy, theo ông, cần làm gì để ngăn chặn làn sóng dịch tràn vào các bệnh viện?

Hiện nay các bệnh viện và cơ sở y tế đều đã tổ chức kiểm soát và cách ly theo quyết định 3088/QĐ-BYT về tiêu chí bệnh viện an toàn. Nhưng khi xuất hiện các ca bệnh, với diễn biến phức tạp của dịch bệnh, các tỉnh/thành phố một mặt cần tích cực nâng mức cảnh báo lên 1 mức và tiến hành các biện pháp chủ động ngăn ngừa để đẩy lùi sớm dịch bệnh.

Đối với các bệnh viện phát hiện ca dương tính sẽ dừng tiếp nhận bệnh nhân để sàng lọc và phát hiện sớm các ca nhiễm trong bệnh viện.

Bộ Y tế đánh giá tình hình đợt dịch lần này so với các đợt dịch trước thì có nguy hiểm không khi các ca bệnh xuất hiện trong các cơ sở y tế?

Theo như Bộ trưởng Bộ Y tế đã nói, đợt dịch này và diễn biến đợt dịch này sẽ phức tạp hơn với chiều hướng khó khăn hơn các đợt dịch trước.

Với diễn biến phức tạp như thế, Bộ Y tế đã đưa ra các biện pháp như thế nào, đặc biệt đối với các bệnh viện để đảm bảo an toàn phòng tránh dịch bệnh?

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 và Lãnh đạo Bộ Y tế, Bộ Y tế đã thành lập 5 đoàn công tác do các Lãnh đạo Bộ Y tế cùng các Vụ, Cục của Bộ đi kiểm tra các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là khu vực biên giới Tây Nam, khu vực phía Bắc.

Đợt dịch này diễn biến phức tạp, tăng cường bảo đảm an toàn bệnh viện - Ảnh 4.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết đợt dịch này diễn biến phức tạp hơn các đợt dịch trước.

Các Vụ, Cục của Bộ Y tế (như Cục Quản lý khám chữa bệnh) cũng đã tổ chức đi kiểm tra bệnh viện an toàn, thực hiện bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện về phòng chống dịch tại các cơ sở y tế.

Chúng tôi đã kiểm tra hơn 10 bệnh viện lớn ở cả phía Bắc và phía Nam (như Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM...) để đôn đốc các bệnh viện thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng cũng như của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.

Đoàn kiểm tra luôn quán triệt nhiệm vụ chống dịch là nhiệm vụ số 1 của các bệnh viện; tiếp đến là nhiệm vụ khám chữa bệnh và nâng cao chất lượng bệnh viện theo 83 Tiêu chí chất lượng bệnh viện.

Trong đợt nghỉ lễ 30/4 – 1/5 vừa qua, Bộ Y tế cũng đã đi kiểm tra và tổ chức thiết lập các bệnh viện dã chiến tại tỉnh Hà Nam (ngày 28 - 29/4), thiết lập Bệnh viện dã chiến đặt tại Bệnh viện Bạch Mai cơ sở Hà Nam với quy mô 500 giường bệnh.

Ngay sau đó, Bộ Y tế cùng với ngành y tế Vĩnh Phúc thiết lập bệnh viện dã chiến tại Vĩnh Phúc (300 giường bệnh); Kiểm tra các bệnh viện công lập lẫn cơ sở y tế tư nhân tại các tỉnh thành...

Đặc biệt Bộ Y tế đã ban hành rất nhiều văn bản, Công điện đôn đốc triển khai công tác phòng chống dịch bệnh tại các địa phương với thông điệp "Tất cả các bệnh viện ở Việt Nam hãy nâng mức độ cảnh báo, cảnh giác lên mức cao nhất để phòng chống dịch COVID-19".

Các bệnh viện phải có các thông báo từ cổng, tổ chức cách ly, phân luồng bệnh nhân và đặc biệt coi các bệnh nhân đến đều là F0 để có các biện pháp phòng tránh phù hợp. Tất cả các bệnh nhân đến đều được sàng lọc và khai báo y tế.

Song song với đó, tổ chức sàng lọc xét nghiệm cho tất cả các nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân ở các khu vực có dịch trong cộng đồng.

Với các bệnh viện ở khu vực chưa có dịch trong cộng đồng thì định kỳ 3 ngày/tuần phải xét nghiệm cho các bác sĩ tuyến đầu như ở phòng khám bệnh, khoa hồi sức tích cực, thận nhân tạo và các bệnh nhân, người nhà bệnh nhân trong khu vực này.

Tất cả các bệnh viện trên toàn quốc phải triển khai thực hiện nghiêm các hướng dẫn văn bản của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế về việc thực hiện giãn cách trong bệnh viện, thực hiện khuyến cáo 5K, hạn chế người nhà tới thăm bệnh nhân, tổ chức chăm sóc người bệnh toàn diện, kê giường bệnh giãn cách 2m. 

Đối với các bệnh nhân mắc bệnh mãn tính (như tăng huyết áp, đái tháo đường, COPD...), các bệnh viện kê đơn thuốc tùy theo tình trạng bệnh và tối đa được kê đơn thuốc 3 tháng và Bảo hiểm y tế sẽ thanh toán, để họ không phải tới bệnh viện mà vẫn có thuốc.

Tất cả bệnh viện phải truyền thông để giảm người dân đến bệnh viện, nhất là giai đoạn dịch đang bùng phát, giảm việc thăm khám. Bên cạnh đó các bệnh viện phải tăng cường chất lượng xét nghiệm như chỉ đạo của Bộ Y tế. Tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn lây nhiễm chéo, thực hiện nghiêm đeo khẩu trang và phương tiện phòng hộ cá nhân theo như các văn bản quy định của Bộ Y tế hướng dẫn.

Chúng tôi đề nghị các Sở Y tế hướng dẫn chặt chẽ các bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh công lập và tư nhân. Các cơ sở khám chữa bệnh phải thực hiện nghiêm việc quản lý nhân viên y tế tránh lây dịch bệnh từ các những nhà hàng, quán bar, quán karaoke…

Đồng thời lãnh đạo ngành y tế các địa phương phải quan tâm động viên các nhân viên y tế để cùng nhau đồng lòng phòng chống dịch bệnh, bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân lây bệnh để chống dịch hiệu quả, ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Bệnh viện là một xã hội thu nhỏ. Trong cuộc chiến chống COVID-19, bệnh viện là nơi có nhiều nguy cơ lây nhiễm và phát tán dịch bệnh.

Bệnh viện không chỉ đối phó với dịch bệnh COVID-19 mà còn đối mặt với các dịch bệnh khác tiềm ẩn trong cộng đồng như cúm, sởi, ho gà, bạch hầu, bệnh do não mô cầu… Ưu tiên đối phó COVID-19 trong giai đoạn trước mắt và các dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp khác về mặt lâu dài, góp phần giúp bệnh viện bảo đảm hoạt động an toàn, hiệu quả, chất lượng.


T.Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 1 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 2 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Y tế - 4 ngày trước

Sốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.

Top