Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đột quỵ ở trẻ em

Thứ bảy, 08:02 28/12/2019 | Y tế

Yếu tố nguy cơ gây đột quỵ ở trẻ em thường do bệnh bẩm sinh. Có những bé bị đột quỵ ngay sau sinh, gọi là đột quỵ chu sinh.

Bác sĩ Trần Quốc Tuấn, giảng viên Bộ môn Ngoại Thần kinh, Đại học Y dược TP HCM, cho biết đột quỵ ở trẻ em và người lớn bản chất không khác nhau. Đây đều là tình trạng nhồi máu não hoặc xuất huyết não có thể gây khiếm khuyết thần kinh và để lại di chứng, nặng hay nhẹ tùy thuộc vùng tổn thương cụ thể.

Tuy nhiên đột quỵ ở trẻ em so với ở người lớn khác về nguyên nhân, yếu tố nguy cơ, do vậy khác về hướng chẩn đoán và điều trị. Trẻ em càng lớn thì chẩn đoán và điều trị càng tiếp cận người lớn.

Theo Hiệp hội Đột quỵ Mỹ, đột quỵ ở trẻ em ngoài phân loại theo xuất huyết, nhồi máu như đột quỵ người lớn, còn phân loại theo tuổi. Đột quỵ xảy ra từ 28 tuần thai đến 28 ngày sau sinh gọi là đột quỵ chu sinh, từ 28 ngày sau sinh đến 18 tuổi, gọi là đột quỵ trẻ em.

Đột quỵ chu sinh có các yếu tố nguy cơ từ con và nguy cơ từ mẹ. Các yếu tố nguy cơ từ con bao gồm bệnh tim bẩm sinh, rối loạn đông máu, nhiễm trùng, chấn thương khi sinh, ngạt khi sinh. Nguy cơ từ mẹ gồm con so, tiền căn vô sinh, nhiễm trùng ối, thiểu ối, vỡ ối sớm, phải hỗ trợ hút khi sinh, phải sinh mổ cấp cứu, tiền sản giật, rối loạn đông máu. Càng nhiều yếu tố nguy cơ, nguy cơ đột quỵ chu sinh càng cao.

Đột quỵ chu sinh khó nhận biết do lâm sàng khó nhận định. Khi chẩn đoán được thì điều trị chủ yếu là nâng đỡ và tìm yếu tố nguy cơ để điều chỉnh. Các phương pháp điều trị đột quỵ cấp trên người lớn như thuốc tiêu sợi huyết hay can thiệp tái thông động mạch chưa có bằng chứng hiệu quả trên nhóm này.

Đột quỵ ở trẻ em  - Ảnh 1.

Bác sĩ can thiệp cứu bệnh nhân đột quỵ. Ảnh: Minh Tâm.


Theo bác sĩ Tuấn, đột quỵ trẻ em (28 ngày đến 18 tuổi) có triệu chứng tương tự đột quỵ người lớn như động kinh, yếu chi, méo mặt, rối loạn thị lực, rối loạn phối hợp vận động, ở trẻ lớn có rối loạn ngôn ngữ...

Nếu ở đột quỵ người lớn yếu tố nguy cơ quan trọng nhất là xơ vữa thì ở đột quỵ trẻ em 3 nhóm nguyên nhân hay gặp nhất là bệnh tim bẩm sinh, bệnh Moya Moya (một loại bệnh lý tắc hẹp mạch não bẩm sinh) và bóc tách động mạch. Một số yếu tố nguy cơ khác có thể góp phần tăng tỷ lệ đột quỵ trẻ em gồm bệnh trung mô toàn thân như lupus, bệnh hồng cầu hình liềm, tình trạng tăng đông máu, loạn sản sợi cơ của động mạch, u mạch dạng hang trong não...

Đa phần đột quỵ trẻ em là do bệnh lý bẩm sinh hay bóc tách. Hiện chưa có nghiên cứu lớn nào chứng minh hiệu quả can thiệp trên đột quỵ trẻ em, nên việc áp dụng các phương pháp điều trị đột quỵ ở người lớn lên trẻ em luôn cần được cân nhắc theo đặc điểm tổn thương và diễn tiến bệnh của từng bệnh nhân.

Đột quỵ trẻ em rất khó phòng ngừa do không thường gặp và nhiều yếu tố nguy cơ. Một khi bệnh nhi đã có đột quỵ, sau khi điều trị đột quỵ cấp, khuyến cáo chung phòng ngừa tái phát là tìm nguyên nhân và yếu tố nguy cơ để có cách điều trị các nguyên nhân bệnh nền phù hợp. Chẳng hạn đóng lỗ thông tim bẩm sinh, điều trị tình trạng tăng đông nếu có, cân nhắc truyền máu trong bệnh hồng cầu liềm, kháng tiểu cầu và phẫu thuật nối động mạch ngoài sọ vào trong sọ trong Moya Moya...

Theo bác sĩ Lê Trọng Nghĩa, Khoa Ngoại Thần Kinh, Bệnh viện Quốc tế City, những trường hợp nhồi máu não, vấn đề đến sớm để xử trí kịp thời vô cùng quan trọng, không những giúp bệnh nhân có thể thoát khỏi tử vong mà còn giúp phục hồi vùng não bị thiếu máu.

Điều trị ban đầu chủ yếu là dùng thuốc và can thiệp làm thông mạch máu bị tắc. Phẫu thuật sọ não chỉ là phương pháp cuối cùng khi bệnh nhân đến bệnh viện quá thời gian can thiệp hiệu quả và bệnh diễn tiến nặng do vùng não bị tổn thương chèn ép lên những cấu trúc quan trọng của não hoặc làm tăng áp lực bên trong làm cản trở máu lên nuôi phần não còn lại.

Mục tiêu của phẫu thuật những trường hợp này là cứu tính mạng, làm giảm tỷ lệ tử vong do nhồi máu não diễn tiến nặng. Khả năng hồi phục của các chức năng đã bị tổn thương trước mổ như vận động, ngôn ngữ sau phẫu thuật là không đáng kể.

Các phẫu thuật có thể được chỉ định điều trị cho bệnh nhân lúc này là dẫn lưu bớt dịch bên trong não ra ngoài hoặc phải mở xương sọ để giảm áp lực bên trong não. Việc có phẫu thuật hay không tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng bệnh nhân lúc đó, các nguy cơ phẫu thuật có thể xảy ra, mong muốn nguyện vọng và khả năng theo đuổi kế hoạch điều trị lâu dài của gia đình người bệnh.

Theo Vnexpress

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 52 tuổi ở Quảng Ninh bất ngờ với thứ được gắp ra từ phế quản sau khi ho cả tháng

Người đàn ông 52 tuổi ở Quảng Ninh bất ngờ với thứ được gắp ra từ phế quản sau khi ho cả tháng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh đã kịp thời phát hiện và gắp dị vật mắc kẹt trong phế quản bệnh nhân 52 tuổi cả tháng trời.

Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm ông Nguyễn Toàn Thắng giữ chức Phó Chánh Văn phòng Bộ

Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm ông Nguyễn Toàn Thắng giữ chức Phó Chánh Văn phòng Bộ

Y tế - 2 ngày trước

Chiều 3/7, tại trụ sở Bộ Y tế, Bộ trưởng Đào Hồng Lan đã trao quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm ông Nguyễn Toàn Thắng - Trưởng Ban Thời sự - Chính trị của Báo Sức khoẻ & Đời sống giữ chức vụ Phó Chánh Văn phòng Bộ Y tế.

Sau bữa ăn thịnh soạn, người đàn ông 61 tuổi ở Vĩnh Phúc phải cấp cứu vì triệu chứng tưởng chừng đơn giản

Sau bữa ăn thịnh soạn, người đàn ông 61 tuổi ở Vĩnh Phúc phải cấp cứu vì triệu chứng tưởng chừng đơn giản

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Người bệnh cấp cứu trong tình trạng khó thở, nuốt nghẹn, sặc nước sau khi ăn thịt chó.

Công bố Quyết định của Thủ tướng bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức

Công bố Quyết định của Thủ tướng bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức

Y tế - 2 ngày trước

Chiều 3/7, Bộ Y tế long trọng tổ chức lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Tri Thức - Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, Đại biểu Quốc hội giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế.

Nối thành công cánh tay bị đứt rời cho người đàn ông 44 tuổi bị tai nạn lao động

Nối thành công cánh tay bị đứt rời cho người đàn ông 44 tuổi bị tai nạn lao động

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, bệnh nhân bị tổn thương do cuốn giật, các thành phần tổn thương do cơ chế nhổ giật rất phức tạp khiến ca phẫu thuật gặp nhiều khó khăn.

Đang ngồi uống nước, người đàn ông 33 tuổi ở Bắc Giang bất ngờ bị ngừng tim nguy kịch

Đang ngồi uống nước, người đàn ông 33 tuổi ở Bắc Giang bất ngờ bị ngừng tim nguy kịch

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Nam bệnh nhân 33 tuổi bị ngừng tuần hoàn hơn 50 phút đã được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh và Bệnh viện Bãi Cháy cứu sống ngoạn mục.

Thiếu nữ 17 tuổi bị viêm não tự miễn do u quái buồng trứng, mất cả tỷ để phẫu thuật

Thiếu nữ 17 tuổi bị viêm não tự miễn do u quái buồng trứng, mất cả tỷ để phẫu thuật

Y tế - 3 ngày trước

Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM hôm nay thông tin về tình trạng gia tăng đột biến các ca viêm não tự miễn NMDAR liên quan đến u quái buồng trứng, trong đó có bệnh nhân 17 tuổi.

Người đàn ông ở Phú Thọ phát hiện sán ký sinh khắp cơ thể do sai lầm trong ăn uống, người Việt mắc phải hàng ngày

Người đàn ông ở Phú Thọ phát hiện sán ký sinh khắp cơ thể do sai lầm trong ăn uống, người Việt mắc phải hàng ngày

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Người bệnh thường xuyên có thói quen ăn đồ tươi sống, chưa chín như: Gỏi cá, tiết canh, nem chạo, thịt tái…

Bé gái 7 tuổi ở Yên Bái suy thận mạn giai đoạn cuối, bà nội 56 tuổi đã quyết tâm làm việc ý nghĩa này

Bé gái 7 tuổi ở Yên Bái suy thận mạn giai đoạn cuối, bà nội 56 tuổi đã quyết tâm làm việc ý nghĩa này

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Bà nội của bé gái bị suy thận mạn giai đoạn cuối bày tỏ quyết tâm: “Tôi sẽ hiến thận cho cháu, dù chỉ còn một tia hy vọng cũng mong các bác sĩ cứu sống cháu”.

Nam thanh niên 20 tuổi gặp tai nạn giao thông vỡ gan nguy kịch được cứu sống nhờ phương pháp này

Nam thanh niên 20 tuổi gặp tai nạn giao thông vỡ gan nguy kịch được cứu sống nhờ phương pháp này

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân bị chấn thương gan độ IV, ổ chảy máu hoạt động, gãy đa xương sườn bên phải, tràn khí, tràn dịch màng phổi phải.

Top