Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dự kiến trình Quốc hội Luật Dân số vào năm 2014: Luật hóa các quy định đang “cởi mở”

GiadinhNet - Một số nội dung trong Pháp lệnh Dân số (PLDS) và PLDS Sửa đổi Điều 10 quy định chưa chặt chẽ, thậm chí khá “cởi mở” đã được các chuyên gia bàn thảo, phân tích tại Hội nghị chuyên gia về kết quả triển khai và giám sát thực hiện PLDS năm 2003 do Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức vừa qua.

Dự kiến trình Quốc hội Luật Dân số vào năm 2014: Luật hóa các quy định đang “cởi mở” 1
Theo các chuyên gia: Nhất thiết phải luật hóa để đảm bảo tính pháp lý cao và sự thống nhất trong việc hỗ trợ sinh sản.
Ảnh: Dương Ngọc.
Quy định chặt chẽ các nội dung KHHGĐ

Theo ông Đinh Công Thoan, Nguyên Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính (Tổng cục DS-KHHGĐ), thành viên ban soạn thảo và tổ biên tập Dự án Luật Dân số, PLDS không quy định điều kiện của cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ và điều kiện của người sử dụng.

Cụ thể, Điều 21 Nghị định số 104/2003/NĐ-CP quy định điều kiện đối với người sử dụng biện pháp tránh thai là “Tự nguyện sử dụng biện pháp tránh thai; Có hiểu biết và nhận thức về biện pháp tránh thai; Không có chống chỉ định về y tế” và điều kiện đối với người và cơ sở cung cấp dịch vụ KHHGĐ là: “Người cung cấp dịch vụ KHHGĐ phải có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng phù hợp với từng biện pháp tránh thai theo quy định của Bộ Y tế”; “cơ sở cung cấp dịch vụ KHHGĐ phải bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, vệ sinh, trình độ chuyên môn của cán bộ, trang thiết bị theo quy định của Bộ Y tế”.

Ông Thoan phân tích: Bộ Y tế đã ban hành quy định nhiệm vụ kỹ thuật trong lĩnh vực chăm sóc SKSS tại các cơ sở y tế và quy định về chuẩn quốc gia chăm sóc SKSS nhằm cụ thể hóa trình tự, điều kiện thực hiện kỹ thuật dịch vụ chăm sóc SKSS, trách nhiệm tư vấn trước, trong và sau khi làm dịch vụ, theo dõi diễn biến sau sử dụng, kịp thời điều trị các biến chứng khi sử dụng biện pháp tránh thai. “Dự thảo Luật Dân số cần luật hóa các quy định về điều kiện, bao gồm nhiệm vụ, diện tích, trang thiết bị, trình độ cán bộ của cơ sở dịch vụ và bổ sung việc xử lý tai biến, thất bại khi sử dụng một biện pháp tránh thai cụ thể”, ông Thoan nói.

Cũng liên quan đến nội dung KHHGĐ trong Điều 12 PLDS, Giáo sư Nguyễn Đình Cử (ĐH Kinh tế Quốc dân) cho rằng: Ngoài quy định về cung cấp dịch vụ KHHGĐ, nên bổ sung thêm quy định về tham gia dịch vụ nâng cao chất lượng dân số mà tư vấn gene là một vấn đề cần lưu tâm.

Cần bổ sung quy định về phá thai, biện pháp hỗ trợ sinh sản
 

Bên cạnh việc lưu tâm đến vấn đề pháp lý có thể phát sinh của biện pháp hỗ trợ sinh sản (khoản 2, Điều 23), các chuyên gia y tế, luật học, dân số học cũng đồng tình quan điểm về khoản 1, Điều 23: “Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho nam, nữ kiểm tra sức khỏe trước khi đăng ký kết hôn, xét nghiệm gen đối với người có nguy cơ bị khuyết tật về gen, nhiễm chất độc hóa học; tư vấn về gen di truyền; giúp đỡ về vật chất và tinh thần đối với người bị khuyết tật về gen, nhiễm chất độc hóa học, nhiễm HIV/AIDS”. Theo các chuyên gia, cần tách biệt vấn đề này ra khỏi nội dung hỗ trợ sinh sản và bổ sung, luật hóa các nội dung tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân, sàng lọc trước sinh và sơ sinh…

Ông Đinh Công Thoan chỉ ra điều cho là khá “cởi mở” trong quy định hiện nay về phá thai: Điều 44 Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân (năm 1989) quy định: “Phụ nữ được quyền nạo thai, phá thai theo nguyện vọng,… Nghiêm cấm các cơ sở y tế và cá nhân làm các thủ thuật phá thai, tháo vòng tránh thai nếu không có giấy phép do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp”. “Phải chăng đây cũng là một nguyên nhân làm tỷ lệ phá thai cao, nhất là ở nhóm vị thành niên  – ông Thoan đặt vấn đề. Do đó, theo ông Thoan cần bổ sung quy định về tư vấn trước, trong và sau khi phá thai; có thể quy định phá thai có điều kiện hay phá thai trong một số trường hợp; trình tự, thủ tục phá thai, ít nhất phải có chứng minh thư nhân dân hoặc địa chỉ nơi cư trú. Một điểm quan trọng nữa cần quy định chặt chẽ là điều kiện, trách nhiệm của cơ sở y tế thực hiện phá thai an toàn, nhằm hạn chế một số cơ sở không đủ điều kiện kỹ thuật, nạo phá thai “chui” có nguy cơ tai biến cho người đi phá thai.

Một vấn đề khác được các chuyên gia quan tâm, bàn thảo là vấn đề hỗ trợ sinh sản. Khoản 2, Điều 23 PLDS quy định về hỗ trợ sinh sản như sau: “Nhà nước đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công nghệ hỗ trợ sinh sản nhằm giúp đỡ người vô sinh, người triệt sản và những người có nhu cầu theo quy định của pháp luật”. Trước hết, theo Luật sư, bác sĩ Trịnh Thị Lê Trâm, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật và chính sách về y tế, HIV/AIDS (Hội Luật gia Việt Nam), đặt nội dung về “hỗ trợ sinh sản” trong Chương 3 (PLDS) Chất lượng dân số là không phù hợp. Theo bác sĩ Lê Trâm, đây là biện pháp kỹ thuật y tế, cần phải cân nhắc về khía cạnh nội dung này để tránh sự chồng chéo với các lĩnh vực y tế khác.

Về điều này, ông Đinh Công Thoan cho rằng, cần nghiên cứu để luật hóa trong Dự án Luật Dân số về các quy định tại Nghị định số 12/2003/NĐ-CP và cụ thể hóa các quy định về trách nhiệm cụ thể của các ngành, địa phương trong việc đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, cung cấp trang thiết bị, công nghệ hỗ trợ sinh sản; bổ sung nguyên tắc hỗ trợ sinh sản, điều kiện thủ tục đối với người tham gia hỗ trợ sinh sản và điều kiện quy trình thực hiện hỗ trợ sinh sản đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ. Một khía cạnh đáng lưu tâm khác, “Hỗ trợ sinh sản có liên quan đến việc xác định danh tính, thừa kế tài sản, trách nhiệm dân sự của người được sinh ra bằng phương pháp khoa học hoặc liên quan đến chất lượng giống nòi. Do vậy, nhất thiết phải luật hóa để đảm bảo tính pháp lý cao và sự thống nhất...”, ông Thoan phân tích.
 
Võ Thu
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tăng cường kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại Thanh Hóa

Tăng cường kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại Thanh Hóa

Dân số và phát triển - 7 giờ trước

GĐXH - Để kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các cấp, các ngành địa phương tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho Nhân dân, từng bước đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng.

8 điều cha mẹ cần biết về tinh hoàn ẩn ở trẻ

8 điều cha mẹ cần biết về tinh hoàn ẩn ở trẻ

Dân số và phát triển - 9 giờ trước

Tinh hoàn ẩn là bệnh lý bẩm sinh gặp ở bé trai với tỷ lệ 3-4% khi sinh, tỷ lệ này cao hơn ở trẻ sinh thiếu cân, đẻ non, sinh đôi...

Sự khác biệt giữa thụ tinh trong tử cung và thụ tinh trong ống nghiệm

Sự khác biệt giữa thụ tinh trong tử cung và thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Mang thai không phải lúc nào cũng dễ dàng. Đối với nhiều cặp vợ chồng không có khả năng mang thai tự nhiên, việc thụ thai cần thêm một số công sức và sự can thiệp của y tế là thụ tinh nhân tạo trong tử cung (IUI) và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Tiền mãn kinh thường bắt đầu từ 40 đến 50 tuổi. Chế độ ăn lành mạnh góp phần làm giảm bớt một số triệu chứng khó chịu mà thời kỳ tiền mãn kinh gây ra.

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nhiều cha mẹ băn khoăn về việc có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh. Vậy trường hợp nào nên và không nên cắt bao quy đầu cho trẻ?

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Tôi thấy thật sai lầm khi nhờ con dâu đi gửi tiết kiệm. Giờ nó hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm dưỡng già của tôi để buôn bất động sản, tôi chưa biết cách nào để từ chối.

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Tôi đã lên kế hoạch cho 1 buổi cầu hôn lãng mạn, thế nhưng khi vừa nhìn thấy chiếc nhẫn cầu hôn, bạn gái liền giận dỗi, thế rồi chúng tôi cãi nhau mà tôi không hiểu lý do là gì. Sau đó tôi mới biết bạn gái dỗi đòi chia tay chỉ vì tôi mua chiếc nhẫn không đúng ý cô ấy.

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH- Việc tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là cách để chúng ta vẽ đường cho "hươu chạy đúng đường".

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Với loại bệnh tan máu bẩm sinh, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khiến chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động. Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể tử vong từ khi còn nhỏ.

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Top