Dư luận xung quanh đề xuất loại “Chí Phèo” ra khỏi sách giáo khoa
GiadinhNet - Cho rằng tác phẩm "Chí Phèo" mang tính chất bạo lực, có thể gây tác động tiêu cực đối với học sinh, ThS Nguyễn Sóng Hiền, nghiên cứu sinh tiến sĩ Trường ĐH Newcastle (Australia) đã nêu ý kiến đề xuất loại tác phẩm này ra khỏi chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11. Nhiều giáo viên THPT, phụ huynh và học sinh không đồng tình với đề xuất này.
Tác phẩm văn học “Chí Phèo”. Ảnh: TL
Đề xuất gây… sốc
Vừa qua, dư luận xã hội lại được chứng kiến một đề xuất “lạ”, đó là việc ThS Nguyễn Sóng Hiền, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Trường ĐH Newcastle (Australia) cho rằng, nên loại bỏ tác phẩm “Chí Phèo” ra khỏi chương trình sách giáo khoa THPT. ThS Hiền cho rằng, tác phẩm này không có ý nghĩa nhiều về mặt giáo dục mà ngược lại, có thể có những tác động xấu về mặt nhận thức của học sinh. Nói về lý do đưa ra đề xuất của mình, ThS Hiền cho rằng, trong tác phẩm có nhiều chi tiết mang tính chất bạo lực, thô bạo như: Chí Phèo cưỡng bức Thị Nở, hành động ăn vạ của Chí Phèo, Chí Phèo đã dùng dao giết Bá Kiến…
Sau khi ý kiến này được đưa ra đã tạo nên một làn sóng dư luận tranh cãi gay gắt về việc nên hay không bỏ tác phẩm "Chí Phèo" khỏi chương trình SGK lớp 11. Nhiều phụ huynh, học sinh tỏ ra khá quan tâm với đề xuất này. Chia sẻ đánh giá về đề xuất nói trên, phụ huynh Nguyễn Thu Hà (ở Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội) có con học THPT cho biết: “Bổ sung hay thay thế tác phẩm văn học trong sách giáo khoa cần hết sức thận trọng và phải phù hợp với cách tiếp thu của học sinh. Tôi thấy đề xuất bỏ tác phẩm “Chí Phèo” nếu nghe qua tưởng như hợp lý, lôgic. Nhưng việc dùng văn hóa, chuẩn mực đạo đức và pháp luật của thời hiện đại để phán xét câu chuyện của xã hội thực dân nửa phong kiến là không phù hợp. Giá trị của tác phẩm không phải cổ súy cho hành vi phạm pháp, lệch lạc, mà nói lên nét nhân văn, thương cảm cho số phận con người bị đẩy vào đường cùng, lưu manh hóa”.
Không nên áp đặt tư duy cho tác phẩm
Là giáo viên dạy Ngữ văn trung học nhiều năm, ThS Sư phạm Ngữ văn Nguyễn Thị Thu Trang (Trường Phổ thông Song ngữ liên cấp Wellspring Hà Nội) cho rằng, việc tiếp nhận một tác phẩm văn học, độc giả có thể có nhiều ý kiến tranh biện trái chiều, thậm chí phản biện đối lập nhau, điều đó làm tăng sức sống và sự đa dạng trong văn hóa tiếp nhận. Tuy nhiên, mọi sự tiếp nhận tác phẩm văn học phải đặt vào hoàn cảnh sáng tác/lịch sử ra đời của nó chứ không phải đưa một tác phẩm từ những năm trước Cách mạng lại soi chiếu dưới góc nhìn của năm 2017, tức là cách hơn 80 năm, liệu có hợp lí hay không?
Theo ThS Trang, tính bạo lực và bất mãn trong tác phẩm "Chí Phèo" khi học, học sinh đều nhận ra và các giáo viên giảng dạy đều định hướng được học sinh không hướng về nội dung đó mà trọng tâm là số phận người nông dân trước Cách mạng với bi kịch bị tha hóa, lưu manh hóa. Học về văn học để nâng cao năng lực cảm thụ, bồi đắp tâm hồn tình cảm, kĩ năng diễn đạt, còn để hiểu biết về thời kì lịch sử, đời sống con người trong quá khứ, nếu không học: Lão Hạc, Chí Phèo, Tắt đèn, Vợ nhặt... thì làm sao học sinh hiểu được con người và xã hội thời đó? Việc lược bớt truyện ngắn “Chí Phèo" so với nguyên tác để đảm bảo tính sư phạm và phù hợp đối tượng học sinh trung học là việc được nhiều người đồng tình.
Không đồng tình với ý kiến bỏ tác phẩm "Chí Phèo" khỏi SGK, ThS Nguyễn Thị Thu Trang cho biết: “Theo tôi, đó chỉ là một cách nhìn phiến diện, chủ quan và không bám rễ vào văn hóa dân tộc. Từ một tác phẩm, Chí Phèo đã bước ra đời thực với những mã hóa cách gọi tên “Chí Phèo” trong đời thực, điều đó khẳng định sức sống của một tác phẩm bước ra ngoài đời. Để phù hợp hơn với thời nay, giáo viên cần thiết kế đa dạng hoạt động để đọc hiểu tác phẩm, có thể liên hệ phê phán các hiện tượng tha hóa biến chất do môi trường sông, vấn đề bạo lực... để học sinh thấy gần gũi hơn. Giáo viên nên lắng nghe các ý kiến phản biện trái chiều của học sinh để làm phong phú bài giảng, để tranh luận nhưng tất cả mọi ý kiến trái chiều phải có cơ sở thuyết phục”.
Trước những phản biện về đề xuất của mình, ThS Nguyễn Sóng Hiền cho biết: “Tôi chỉ muốn gửi một thông điệp rằng giáo dục là một quá trình, nó phát triển theo quá trình phát triển tâm sinh lý và nhận thức của các em. Chúng ta không thể dạy trẻ lên ba về hôn nhân và gia đình cũng như dạy sinh viên đại học về sự khác biệt của giới tính. Vì vậy, các nhà quản lý giáo dục, các nhà chuyên môn, các nhà biên soạn sách giáo khoa cần có những cái nhìn thấu đáo, cái xem xét toàn diện khi đưa bất kỳ một chương trình dạy học nào, một tác phẩm hay nội dung nào vào dạy cho các em ở bất kỳ cấp độ nào, liệu nó có tác động tiêu cực đến nhận thức các em hay không? Nó có phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của các em trong độ tuổi đó không? dù nó có là tác phẩm kinh điển đi nữa”.
“Tôi không phủ nhận giá trị nhân văn và nghệ thuật của tác phẩm nhưng liệu ai dám chắc được rằng tất cả các giáo viên dạy văn có thể truyền tải đầy đủ những điều đó cho các em trong khi nó cùng chỉ được dạy trong một vài tiết học với trích đoạn chứ không phải chỉnh thể? Ai dám chắc được rằng tất cả các em có thể lĩnh hội những giá trị nhân văn đó hay chỉ hiểu một cách hời hợt để rồi bắt chước những hành vi thú tính đó của Chí? Giáo dục cần phải hạn chế tối thiểu những gì có thể tác động xấu và tiêu cực đối với các em đặc biệt ở những lứa tuổi này” .
ThS Nguyễn Sóng Hiền
Quang Anh
Khoảnh khắc vụ tai nạn giao thông khiến 3 người nước ngoài thương vong ở Bình Thuận
Đời sống - 54 phút trướcGĐXH - Hai chiếc xe máy di chuyển với tốc độ cao sau đó đâm trực diện trên đường Nguyễn Thông, phường Phú Hài, TP Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận). Vụ tai nạn khiến 2 người tử vong, 1 người bị thương nặng.
Bắt chủ 2 con chó becgie cắn tử vong bé gái 5 tuổi
Pháp luật - 1 giờ trướcBà Phùng Thị Sơn (37 tuổi, trú huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) bị bắt vì hành vi vô ý làm chết người sau khi để 2 con chó becgie do mình nuôi cắn tử vong bé gái 5 tuổi.
17 đối tượng dùng dao phóng lợn tấn công nhầm người
Pháp luật - 3 giờ trướcGây án nhầm người, 17 đối tượng ở An Giang bỏ trốn khỏi hiện trường nhưng bị bắt ngay sau đó.
Xe máy tông thẳng vào cửa nhà dân khi vượt ô tô trong ngõ hẹp
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Chiếc xe máy chở theo 2 người trong lúc tăng tốc vượt qua xe ô tô di chuyển cùng chiều thì bất ngờ mất lái, tông thẳng vào cửa nhà người dân bên đường.
2 xe tải dính chặt sau tai nạn trên cao tốc, cắt cabin đưa phụ xe ra ngoài
Thời sự - 3 giờ trước2 xe tải dính chặt sau tai nạn trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đoạn qua tỉnh Bình Thuận, 1 phụ xe bị mắc kẹt được cảnh sát cắt cabin đưa ra ngoài, 2 người khác bị thương.
Từ năm 2025, người mắc các bệnh này sẽ không được lái xe máy
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Từ năm 2025, người mắc các bệnh lý/tình trạng sức khỏe không ổn định sẽ không được lái xe máy. Đó là những bệnh gì?
Cháy lớn thiêu rụi nhà xưởng trong khu công nghiệp tại Hải Phòng
Thời sự - 5 giờ trướcĐám cháy xảy ra vào đêm qua, rạng sáng nay (24/11), thiêu rụi khu nhà xưởng của một công ty trong khu công nghiệp Tràng Duệ (Hải Phòng).
Làng hoa nổi tiếng Quảng Trị chong đèn xuyên đêm vào vụ Tết
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Những ngày này, người trồng hoa ở Quảng Trị chong đèn xuyên đêm để hoa sinh trưởng, bung nụ vào dịp Tết Nguyên đán nhằm cung ứng ra thị trường.
Trung tướng Khuất Duy Tiến từ trần
Thời sự - 5 giờ trướcTheo thông báo từ gia đình, Trung tướng Khuất Duy Tiến, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, đã từ trần hồi 16h10’ ngày 23/11/2024, hưởng thọ 94 tuổi.
Hai mẹ con bị phạt tù về tội 'mua bán trái phép chất ma tuý'
Pháp luật - 6 giờ trướcGĐXH - Toà án nhân dân tỉnh An Giang vừa mở phiên xét xử các bị cáo Trần Đại Lý (SN 1989) và Nguyễn Thị Mum (SN 1957, mẹ ruột Lý) cùng trú tại phường Vĩnh Mỹ, TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang) về tội "Mua bán trái phép chất ma tuý".
Nam thanh niên tử vong sau tai nạn xe máy
Xã hộiGĐXH - Cú va chạm mạnh giữa 2 xe máy khiến anh T. không qua khỏi, riêng anh H. bị thương nặng được cấp cứu tại Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên.