Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đừng để “dân số vàng” là ước mơ xa vời

Thứ tư, 07:24 19/11/2014 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - “Quyền năng của 1,8 tỷ thanh, thiếu niên - những người sẽ thay đổi tương lai”. Đó là thông điệp chính trong công bố báo cáo tình trạng dân số thế giới năm 2014, do Quỹ Dân số Liên hợp Quốc tại Việt Nam (UNFPA) phối hợp cùng Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức vào ngày 19/11 tại Hà Nội. Với 1,8 tỷ người - thanh, thiếu niên đang chiếm một lực lượng đông đảo nhất từ trước đến nay trong lịch sử loài người. Nếu nhóm dân số này có các cơ hội phát triển hết tiềm năng của mình, được tiếp cận với giáo dục và y tế, bao gồm cả sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục (SKSS/SKTD), có cơ hội thực hiện các ước mơ trong cuộc sống như có việc làm tốt và ổn định thì họ sẽ mang lại những thay đổi tích cực trên toàn thế giới.

Nhân sự kiện này, Báo GĐ&XH trân trọng đăng tải bài viết của ông Arthur Erken - Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam. Bài viết đề cập tới việc: Làm thế nào để Việt Nam tận dụng được hết lợi thế của giai đoạn “cơ cấu dân số vàng”?

 

Ông Arthur Erken - Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam.
Ông Arthur Erken - Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam.

 

Chất lượng của lực lượng lao động Việt Nam chưa cao

Đạo là một chàng trai 30 tuổi, quê ở tỉnh Bắc Giang. Hiện tại Đạo sống cùng vợ và một cô con gái 3 tuổi trong một căn nhà nhỏ đi thuê tại Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp Trường Trung cấp Kỹ thuật điện tử, Đạo chuyển vào TP Hồ Chí Minh với hy vọng tìm được một công việc được trả lương cao.

Tuy nhiên, chỉ với chứng chỉ đào tạo nghề trong tay, thật khó có thể tìm được một công việc có mức lương đủ cho cuộc sống của một người trẻ tuổi. Sau khi kết hôn, Đạo lại quay trở về miền Bắc. Đạo đã thử làm rất nhiều công việc, trong số đó không có công việc nào liên quan tới những kiến thức mà anh đã học tại trường trung cấp đào tạo nghề. Thông qua bạn bè và người quen giới thiệu, cuối cùng anh cũng tìm được việc làm công nhân xây dựng với thu nhập dưới 350.000 đồng mỗi ngày. Tất cả những hợp đồng công việc của Đạo đều là “hợp đồng miệng”, chưa bao giờ có hợp đồng bằng văn bản, không có bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, công việc của anh cũng không ổn định vì không phải ngày nào cũng có việc.

Những trường hợp tương tự như Đạo không phải là hiếm! Trên thực tế ở Việt Nam, nhiều sinh viên mới tốt nghiệp không thể tìm được việc làm ổn định.

Theo Bộ LĐ-TB&XH, Tổng cục Thống kê và Tổ chức Lao động Quốc tế, tại Việt Nam có khoảng 162.000 người có bằng cử nhân và thạc sĩ đang thất nghiệp. Ngoài ra, chất lượng của lực lượng lao động Việt Nam khó có thể cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Theo Báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế, năng suất lao động của Việt Nam bằng 40,7% so với Trung Quốc, 35% so với Thái Lan, 16,5% so với Malaysia, và 6% so với Singapore.

Tuy nhiên những người được gọi là “dân lao động” như Đạo lại không hề biết rằng Việt Nam đã bước vào thời kỳ “Dân số vàng”. Việt Nam đã chính thức bước vào thời kỳ cơ cấu dân số vàng từ năm 2007 với số người trong độ tuổi lao động gấp đôi số người trong nhóm phụ thuộc. Thời kỳ đặc biệt độc nhất không có lần thứ hai này sẽ kéo dài đến năm 2041.

Vẫn còn những khoảng trống lớn

 

Việt Nam đang trong giai đoạn “cơ cấu dân số vàng” với lực lượng lao động trẻ rất dồi dào. 	Ảnh: CHÍ CƯỜNG
Việt Nam đang trong giai đoạn “cơ cấu dân số vàng” với lực lượng lao động trẻ rất dồi dào. Ảnh: CHÍ CƯỜNG

 

Tất nhiên những lợi ích của “cơ cấu dân số vàng” sẽ không tự đến. Để có thể tận dụng những lợi ích của giai đoạn này, Việt Nam cần phải xây dựng, thực hiện các chính sách và chương trình nhằm nâng cao chất lượng cho lực lượng lao động. Có thể thực hiện việc này bằng cách mở rộng các chương trình giáo dục và đào tạo, bao gồm cả đào tạo nghề dựa trên nhu cầu thị trường cũng như cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để tạo ra đủ công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho những thanh niên mới tham gia vào thị trường lao động như Đạo.

Những người lao động tạo ra doanh thu chỉ là một bộ phận của dân số. Điều quan trọng là cần đạt được sự phồn thịnh, hạnh phúc của người dân nói chung nếu chúng ta muốn tận dụng tối đa lợi ích của giai đoạn chỉ xảy ra một lần duy nhất trong lịch sử của một quốc gia. Đầu tư vào chăm sóc sức khỏe và giáo dục cho thanh, thiếu niên đóng vai trò rất quan trọng trong giai đoạn này.

Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) đã công bố báo cáo tình trạng dân số thế giới năm 2014 với chủ đề: “Quyền năng của 1,8 tỷ thanh, thiếu niên - những người sẽ thay đổi tương lai”. Báo cáo đã chỉ rõ rằng các quốc gia đáp ứng tốt nhu cầu của thanh, thiếu niên trong giai đoạn này sẽ có những vị thế thuận lợi hơn rất nhiều trong nửa sau của thế kỷ khi dân số có trình độ học vấn cao hơn, khỏe mạnh hơn, lực lượng lao động có năng suất cao hơn, nền kinh tế tăng trưởng tốt hơn và tỷ lệ sinh giảm.

Mặt khác, những quốc gia không chú trọng tới việc đáp ứng nhu cầu của thanh, thiếu niên sẽ có tỷ lệ sinh ngày càng gia tăng, tỷ lệ phụ thuộc sẽ luôn duy trì ở mức cao. Một lực lượng lao động với tay nghề thấp sẽ làm nền kinh tế mắc kẹt trong các chuỗi giá trị thấp, dẫn tới tỷ lệ tăng trưởng thấp. Báo cáo cũng nhấn mạnh rằng, thanh, thiếu niên chưa được hưởng các quyền về sức khỏe sinh sản và tình dục (SKSS&TD), các quyền về sinh sản – những yếu tố được coi là cơ bản nhằm giúp thanh, thiếu niên phát huy hết tiềm năng của mình. Nguyên nhân là do những khoảng trống lớn đang tồn tại trong việc cung cấp thông tin và dịch vụ.

Việt Nam làm gì để phát huy được lợi thế ?

Để có thể tận dụng các lợi ích của giai đoạn “cơ cấu dân số vàng”, Việt Nam cần thực hiện những lựa chọn phù hợp trong đầu tư và chính sách công trước khi bước vào giai đoạn quá độ về dân số. Chúng ta cần đầu tư nhiều hơn nữa vào chăm sóc sức khỏe (đặc biệt là sức khỏe sinh sản) cho thanh, thiếu niên, đồng thời đầu tư thêm vào giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Việt Nam nên đi theo con đường của các nền kinh tế mới thực hiện công nghiệp hóa gần đây và tận dụng tối đa lợi ích của thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”. Đầu tư nâng cao tiếp cận với việc làm ổn định cho lực lượng lao động, xây dựng năng lực và trang bị cho người lao động những kỹ năng để họ có thể đáp ứng nhu cầu lao động trong tương lai và đầu tư vào các dịch vụ xã hội có chất lượng, bao gồm cả chăm sóc SKSS&TD cho thanh niên... Tất cả những sự đầu tư này sẽ giúp Việt Nam gặt hái được những lợi ích của thời kỳ "vàng" này.

Chương trình nghị sự về phát triển bền vững toàn cầu sau năm 2015 nối tiếp các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ sẽ mang lại một cơ hội đặc biệt để có thể đưa nhu cầu, nguyện vọng và tiềm năng của thanh, thiếu niên vào vị trí trung tâm của các chương trình nghị sự về phát triển của quốc gia hoặc toàn cầu. Một em nhỏ 10 tuổi tại thời điểm năm 2015 sẽ trở thành một thanh niên 25 tuổi năm 2030. Chỉ khi chúng ta đặt ra các mục tiêu cao ở giai đoạn hiện tại, chúng ta mới có thể mang lại cho thanh, thiếu niên một tương lai tươi sáng hơn.

 

Quyền năng của 1,8 tỷ thanh, thiếu niên

Mặc dù có nhiều bằng chứng cho thấy các quốc gia ngày càng chú trọng và quan tâm nhiều hơn tới thanh, thiếu niên (TTN) thông qua việc thực hiện các sáng kiến về chính sách công, nhưng TTN vẫn đang phải đương đầu với nhiều khó khăn và thách thức.

Bản báo cáo tình trạng dân số năm nay cho một con số giật mình: Hàng ngày, có 39.000 các em gái trở thành các cô dâu trước khi bước sang tuổi 18. TTN hiện chưa được hưởng các quyền về SKSS/SKTD và các quyền về sinh sản – những yếu tố được coi là cơ bản nhằm giúp TTN phát huy hết tiềm năng của mình. Nguyên nhân là do những khoảng trống lớn đang tồn tại trong công tác cung cấp thông tin và dịch vụ chăm sóc SKSS/SKTD. Đặc biệt, vị thành niên ít được tiếp cận với các phương tiện tránh thai, các dịch vụ xét nghiệm, tư vấn và chăm sóc HIV. Bản báo cáo nêu rõ khuyến cáo cần hành động ngay để đảm bảo những lợi ích của “cơ cấu dân số vàng”. Trong đó, cần tập trung đầu tư vào TTN, bởi đây chính là sự đầu tư khôn ngoan. Điều này sẽ giúp các quốc gia đang phát triển gặt hái được các lợi ích mà thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” mang lại – yếu tố giúp các quốc gia này giảm đói nghèo và nâng cao mức sống.

Bản báo cáo kết thúc bằng thông điệp: Một em nhỏ 10 tuổi tại thời điểm năm 2015 sẽ trở thành một thanh niên 25 tuổi vào năm 2030. Đây là năm cần phải đạt được các mục tiêu phát triển bền vững cho các thế hệ tiếp theo. Nếu các chính phủ đặt ra mục tiêu cao ở giai đoạn hiện tại thì họ sẽ mang lại cho TTN một tương lai sáng hơn, đảm bảo thực hiện các quyền cho TTN, thực hiện được lời hứa với TTN và tận dụng được hết tiềm năng của dân số trẻ trong trong lai.  

 V. Hà

Arthur Erken (Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam)

 

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc thủy đậu không cao hơn so với mặt bằng chung tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu ở người lớn, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của bệnh thường nặng nề hơn.

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Hội thi là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm cho cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người cao tuổi. Đồng thời, khẳng định vai trò, sự cống hiến của người cao tuổi đối với mọi mặt của đời sống...

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Trẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Sau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.

Top