Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đừng để khiếm thính cướp đi cuộc sống âm thanh của trẻ

Thứ sáu, 11:42 21/03/2014 | Y tế

GiadinhNet - “Bình thường cháu hay hỏi đi hỏi lại “mẹ bảo gì cơ?” mỗi khi tôi nói chuyện với cháu. Nghĩ là con làm nũng nên nhiều lúc bực mình tôi quát con “mày điếc à”. Không ngờ sự vô tâm của tôi đã cướp đi cơ hội được hưởng những âm thanh đời thường nhất của con”, chị Kim Anh, một nhân viên văn phòng ở phố Hai Bà Trưng (Hà Nội) tâm sự.

Đừng để khiếm thính cướp đi cuộc sống âm thanh của trẻ 1
Sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế khi có những dấu hiệu bất thường về thính giác. Ảnh: Chí Cường
 
Điếc làm não bộ của trẻ kém phát triển

Khá nhiều khuôn mặt lo lắng của các bậc phụ huynh khi dẫn con tới Trung tâm Thính học và trị liệu ngôn ngữ trẻ em (Bệnh viện Nhi Trung ương).

Dấu hiệu nhận biết nghe kém ở trẻ

>Trẻ mới sinh, không giật mình khi có tiếng động mạnh.

>Chậm nói, nói ngọng hoặc không có ngôn ngữ tương xứng với lứa tuổi.

>Kém tập trung, chậm hiểu, học kém.

>Ngại giao tiếp, ít tham gia các hoạt động vui chơi.

>Trẻ đang nói và dần dần không nói nữa.

>Nói nhát gừng, không liền mạch, liền câu.

>Không xác định được hướng phát ra của âm thanh.

>Thường có thói quen yêu cầu nhắc lại.

Nếu con bạn có một trong các dấu hiệu như trên, hãy đến gặp ngay các chuyên gia, bác sĩ về thính học.

Chuyên gia Nguyễn Lan Anh

Chia sẻ mối lo lắng cùng với chị Kim Anh, anh Mạnh Tuấn - một ông bố đưa con tới đây cho biết, con trai anh được gần 3 tuổi nhưng chậm nói, cả ngày không nói một câu nào. “Cứ nghĩ con chậm nói do “gene” cả nhà chậm nói nên mọi người cũng không quá lo lắng. Chỉ đến hôm dẫn con đi chơi, cháu chạy qua ngõ xe cộ phóng ầm ầm, bố mẹ la thất thanh mà không thấy có biểu hiện gì thì tôi mới biết là con mình có vấn đề về tai”, anh Tuấn nói.

Chị Kim Anh cho biết, con gái đầu của chị sau khi đưa đến bệnh viện thì mới biết là cháu bị viêm xương chũm lâu ngày, mủ đóng đặc tai. Vì để quá muộn mới đến viện điều trị nên cháu bị điếc một tai và một tai nghe khó. Cháu được chỉ định phải mổ để cấy ốc tai vào. Chị cho biết: “Thương con bao nhiêu thì trách mình bấy nhiêu. Con bé rất ngoan nên mỗi khi bị đau hay sốt nhẹ cũng không thấy kêu ca bao giờ. Thấy con nghe khó và lờ đờ lại nghĩ con làm nũng. Khổ thân con quá. Rút kinh nghiệm từ cháu đầu, tôi đưa cháu thứ hai đến đây khám vì thấy dạo này nó cứ “nghễnh ngãng” thế nào ấy”.

Cả hai trường hợp trên đều do trẻ bị viêm nhiễm dẫn đến mất thính lực, tuy nhiên cũng có những trẻ bị khiếm thính bẩm sinh mà cha mẹ không hay. Bà Nguyễn Lan Anh – chuyên gia đào tạo về sàng lọc khiếm thính cho biết, hàng ngày trên toàn thế giới có khoảng 1.500 trẻ em sinh ra bị mất sức nghe, trong đó có một nửa là ở mức nhẹ và một nửa là ở mức nặng.
 
Ước tính trong dân số của ta, có khoảng 3% trẻ sinh ra bị điếc bẩm sinh. “Trẻ nghe kém, trẻ bị điếc không chỉ là vấn đề của riêng tai mà nó còn liên quan đến sự phát triển của não bộ. Nếu trẻ không nghe đủ sẽ trì trệ, chậm phát âm và chậm phát triển ngôn ngữ. Điều đó cũng dẫn tới chất lượng giọng nói kém, khi đi học trẻ bị giảm dần khả năng về văn học và ít có cơ hội phát huy bản thân”, bà Lan Anh cho biết.

Một đứa trẻ học nói và nói là nhờ thông qua việc lắng nghe ngôn ngữ, âm thanh xung quanh mình. Trẻ em bị điếc sẽ dần dẫn tới câm. Việc trẻ nghe kém càng nặng và xảy ra càng sớm thì hậu quả càng nghiêm trọng. Theo một nghiên cứu, 30% người bị nghe kém trên 5 năm bị mắc chứng trầm cảm thực sự. Nhiều trẻ em nghe kém gặp khó khăn trong giao tiếp, khép mình, kém phát triển trí tuệ; thậm chí phải gánh chịu khuyết tật vĩnh viễn về khả năng phát âm, phát triển ngôn ngữ và nhận thức. Còn ở những người trưởng thành, việc nghe kém khiến họ khó khăn trong việc trò chuyện, ngại giao tiếp, dần dần mất tự tin và không muốn tham gia vào các hoạt động xã hội nữa.

Can thiệp sớm giúp con phát triển bình thường

Theo các bác sĩ ở Trung tâm Thính học và trị liệu ngôn ngữ trẻ em, trẻ nghe kém hoặc bị điếc có nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân đầu tiên là do người mẹ trong thời kỳ mang thai bị một số bệnh như cúm, sởi, rubella, nhiễm độc hóa chất do dùng một số thuốc như: Stepomycine, gentamycine, amikacin, quinine…

Nguyên nhân thứ hai là do quá trình sinh nở như chuyển dạ kéo dài và dùng một số thủ thuật trong đẻ như: Foocep, đẻ chỉ huy, mổ đẻ, đẻ ngạt…

Nguyên nhân thứ ba là do bản thân trẻ: Sinh ra thiếu tháng, nhẹ cân, bị nhiễm trùng tai – mũi – họng, viêm tai giữa, viêm xương chũm. Trẻ bị bệnh trong quá trình điều trị phải thở máy, có tiền sử dùng thuốc gây độc cho cơ quan thính giác như stepomycine, gentamycine, amikacin, quinine… bị nhiễm virus, nhiễm độc do dùng thuốc hoặc nhiễm kim loại nặng, bị chấn thương, xuất huyết não, màng não, viêm não, viêm màng não cũng đều có nguy cơ cao bị khiếm thính.

“Lúc cháu 4 tháng tuổi, khu nhà tôi mọi người sửa nhà thường xuyên, thậm chí nhiều nhà vô tình để gió sập cửa ầm ầm thấy con vẫn ngủ say, không giật mình tôi cũng không nghi ngờ gì cả. Thậm chí còn vui vì nghĩ con mình “thần kinh vững”, hàng xóm làm gì chẳng sợ ảnh hưởng. Đến khi cháu được 5 tháng tuổi, không thấy con có biểu hiện hóng chuyện, gọi, vỗ tay không thấy có phản xạ... tôi đưa con đi khám thì mới biết cháu bị khiếm thính bẩm sinh”, chị Hằng, kinh doanh tự do ở chợ Đồng Xuân (Hà Nội) kể.

Chia sẻ về chuyện này, chị Quế Anh, Trưởng khối bé – Trường mầm non Bà Triệu (Hà Nội) cho rằng, việc phát hiện trẻ nghe kém đòi hỏi có sự quan tâm của gia đình và cả ở trường mầm non. Chị cho biết, có những trường hợp thấy trẻ phản ứng chậm, các cô giáo mầm non đã quan sát và thông tin cho phụ huynh. Có phụ huynh ngay lập tức đưa con đi khám, song cũng có những phụ huynh tự ái, không muốn nghĩ là con mình bị điếc. Chị Nguyễn Hoa – Trường mầm non Sao Sáng (Hà Nội) cho hay, có trường hợp con bị điếc bẩm sinh, chỉ đến khi cô giáo thông báo đề nghị phụ huynh đưa con đi khám bố mẹ mới biết.

Theo bà Nguyễn Lan Anh, mỗi năm nước ta có hơn 1 triệu trẻ em ra đời, nếu được sàng lọc sức nghe sẽ có cơ hội phát hiện sớm khiếm thính cho khoảng 2.600 – 3.900 trẻ. “Ngành Dân số và ngành Giáo dục cần tuyên truyền và vận động phụ huynh hợp tác khi nghi ngờ con nghe kém/điếc để can thiệp càng sớm càng tốt. Nhờ vào những tiến bộ công nghệ mới ngày nay, hơn 90%”, bà Lan Anh cho biết.

Hiện ngành Dân số Hà Nội đã triển khai Đề án Sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh trên toàn thành phố, trong đó có việc sàng lọc khiếm thính cho trẻ 3 tuổi được triển khai điểm tại các quận, huyện. Riêng tại quận Hoàn Kiếm, việc sàng lọc khiếm thính được triển khai tại 25/25 trường mầm non của quận. Bà Trương Thị Kim Hoa – Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ quận Hoàn Kiếm cho biết, Trung tâm DS-KHHGĐ phối hợp với Phòng GĐ&ĐT quận tổ chức tuyên truyền, sàng lọc khiếm thính cho 100% trẻ 3 tuổi (khoảng 2.000 trẻ) tại các trường mầm non trên địa bàn quận. 100% trẻ này sẽ được kiểm tra bước đầu thông qua bảng hỏi để phân loại trẻ nghe kém, tự kỷ, rối nhiễu tâm trí… Sau phân loại trẻ tiếp tục sàng lọc thông qua “âm ốc tai” (OAE) và đo “nhĩ lượng” để phát hiện sớm trẻ khiếm thính, giúp các gia đình có hướng điều trị sớm cho con.

 Hà Anh
tranhaithuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bức tranh toàn cảnh và xu hướng của thị trường dược phẩm toàn cầu

Bức tranh toàn cảnh và xu hướng của thị trường dược phẩm toàn cầu

Y tế - 4 giờ trước

Thị trường dược phẩm có liên quan chặt chẽ đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của con người. Cùng tìm hiểu bức tranh toàn cảnh và những xu hướng mới nổi của thị trường dược phẩm toàn cầu.

8 người trong một gia đình nhập viện nghi do ăn phải nấm độc

8 người trong một gia đình nhập viện nghi do ăn phải nấm độc

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH - Sau ăn nấm khoảng 2 tiếng, bốn cháu nhỏ từ 4-7 tuổi có biểu hiện buồn nôn, nôn nhiều lần, kèm theo đau bụng, đau đầu, chóng mặt...

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc kịp thời, có chất lượng, an toàn và chi phí hợp lý

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc kịp thời, có chất lượng, an toàn và chi phí hợp lý

Y tế - 11 giờ trước

Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 nhấn mạnh đến phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đạt trình độ cao hướng tới sản xuất thuốc biệt dược gốc, thuốc có dạng bào chế mới, hiện đại, thuốc sinh học...

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Y tế - 3 ngày trước

Các bác sĩ Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới vừa cứu sống một bé gái 11 tháng tuổi bị ngộ độc chì và asen.

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Y tế - 4 ngày trước

Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ. Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Đại diện CLB Bí thư đoàn ngành Y đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 1 tuần trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 1 tuần trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 1 tuần trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 1 tuần trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Top