Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đừng để “tức nước vỡ bờ” mãi!

Thứ năm, 08:31 19/10/2017 | Xã hội

GiadinhNet - Do xót xa trước những mất mát, tang thương trong bão lũ, mấy ngày nay trên cộng đồng mạng, nhiều người đang bàn tán tìm căn nguyên ngập lụt, vỡ đê liên miên và biện pháp khắc phục. Sáng kiến tránh “tức nước vỡ bờ” được nhiều người đánh giá cao để hạn chế ngập lụt hàng năm.

Từ xưa đến nay, mỗi lần mưa bão đến, vỡ đê là chuyện thường xuyên xảy ra. Ở đây, không nói đến việc đê mới xây xong vài tháng đã vỡ hay chuyện lãnh đạo địa phương vội vàng đính chính thông tin đê vỡ là không chính xác, hay thậm chí “vỡ đê nằm trong kế hoạch”?!...

Trong lịch sử, các nhà sử học rất ít ghi về lụt bão. Vì vậy mà việc ghi chép về việc phòng tránh lũ lụt đắp thành công con đê Hồng Đức (đê sông Hồng) thời vua Lê Thánh Tông trở thành “của hiếm” trong lịch sử. Việc đắp con đê Hồng Đức là một thành tựu, nhưng chỉ chống được lũ khi lũ thấp. Nhưng chính việc này đã từng khiến xảy ra những trận lụt kinh hoàng vào những triều đại sau đó.

Cuốn hồi ký của quan Thượng thư triều Nguyễn là Nguyễn Tư Giản (1820-1890) để lại, trong đó ghi có một sự kiện rằng: Đê sông Hồng bị vỡ, khắp các tỉnh Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Hà Đông bị lụt ngập chìm trong nước suốt 2 tháng trời. Chính vì có con đê, nên khi vỡ đê, nước tràn vào các tỉnh, mãi mà không rút xuống sông được, mãi 2 tháng sau nước mới rút hết. Cụ Nguyễn Tư Giản cùng quan quân phải bơi thuyền đi khắp nơi chỉ đạo chống lụt. Nhận ra sự tai hại của việc đắp đê, các quan đã áp dụng giải pháp đào đắp hệ thống sông rạch thoát nước, tức là phải chia thế nước.

Suốt 300 năm qua, hàng loạt các con sông được đào để chia thế nước của các con sông chính. Điển hình là sông Đào, được đào từ sông Hồng (tại vị trí TP Nam Định) chạy ra sông Đáy, để khi lũ sông Hồng lên, nước sẽ chảy chia bớt sang sông Đáy và ngược lại. Sông Rộc được đào từ sông Sò chạy xiên qua huyện Hải Hậu để đổ ra biển. Sông Đuống được đào rộng ra, để vận chuyển nước từ sông Hồng sang hệ thống sông Lục Đầu (sông Thương, sông Cầu, sông Thái Bình…).

Khi Nguyễn Công Trứ khẩn hoang ở các tỉnh Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định cũng tập hợp dân đào rất nhiều con sông để chia nước ra biển. Nhờ các công cuộc đó, mà sông Hồng ít gây ra lũ lụt. Ở miền Nam, rút kinh nghiệm từ các trận vỡ đê ở miền Bắc, các quan nhà Nguyễn không cho đắp đê như ở miền Bắc, mà cho đào hàng loạt các con kênh từ các dòng sông Tiền, sông Hậu để chia thế nước của các con sông này, nhằm tránh lũ lụt. Điển hình là con Kênh Vĩnh Tế chạy hơn 100 km đổ ra cửa biển Hà Tiên.

Việc học tập kinh nghiệm của cha ông, cùng với việc đắp đê, ngăn lũ thì cần tiếp tục đào các con sông để chia thế nước của những dòng sông hay xảy ra lũ lụt, như sông Bối, sông Hoàng Long, sông Mã, sông Thái Bình… Người xưa có câu: “Tức nước, vỡ bờ”, vì vậy không thể chỉ mãi ngăn nước để xảy ra “vỡ bờ”được. Chia thế nước là giải pháp cần phải tính đến.

Hạnh Khôi

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ bị tạt a-xít và sự đớn hèn của gã đàn ông (P1): Những người lạ mặt

Người phụ nữ bị tạt a-xít và sự đớn hèn của gã đàn ông (P1): Những người lạ mặt

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Chị N đang lúi húi làm trong bếp của trạm dừng nghỉ thì bất ngờ có người đàn ông tiếp cận. Chỉ trong tích tắc, người đàn ông kia hất một thứ chất lỏng lên mặt chị N. Một cảm giác bỏng rát như bào vào da thịt lan tỏa khắp khuôn mặt chị N. Nạn nhân gục xuống, mọi thứ trở nên tối đen như mực.

Trung ương giới thiệu Đại tướng Tô Lâm để bầu giữ chức Chủ tịch nước

Trung ương giới thiệu Đại tướng Tô Lâm để bầu giữ chức Chủ tịch nước

Thời sự - 9 giờ trước

Lúc 10h sáng nay (18/5), tại Văn phòng Trung ương Đảng, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm việc cùng các đồng chí lãnh đạo chủ chốt.

Đến năm 2030 ở Hà Nội sẽ có 5 huyện nào sẽ được lên quận

Đến năm 2030 ở Hà Nội sẽ có 5 huyện nào sẽ được lên quận

Thời sự - 9 giờ trước

GĐXH - Theo đề án sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Nội, lộ trình từ nay đến năm 2025 huyện Đông Anh, huyện Gia Lâm sẽ lên quận, từ năm 2025 - 2030 thêm 3 huyện sẽ được tiếp bước.

Mâu thuẫn trong sinh hoạt, một thuyền viên bị chém trọng thương

Mâu thuẫn trong sinh hoạt, một thuyền viên bị chém trọng thương

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Trên tàu cá, do mâu thuẫn sinh hoạt, Tô Văn Riểu đã dùng một con dao phay chém nhiều lần vào vùng đầu ông Suất khiến nạn nhân bị tổn hại 29% sức khỏe.

Lịch cúp điện Đà Nẵng ngày mai 19/5/2024: Ngày nghỉ vẫn có nơi mất điện gần 10 tiếng/ngày

Lịch cúp điện Đà Nẵng ngày mai 19/5/2024: Ngày nghỉ vẫn có nơi mất điện gần 10 tiếng/ngày

Xã hội - 12 giờ trước

GĐXH – Theo lịch cúp điện của Tổng công ty Điện lực miền Trung thông báo, ngày mai một số quận, huyện thuộc Đà Nẵng sẽ không có điện để dùng.

Cú đổi đời ngoạn mục của chàng trai Thái Nguyên lọt top 30 under 30 Asia do Forbes bình chọn

Cú đổi đời ngoạn mục của chàng trai Thái Nguyên lọt top 30 under 30 Asia do Forbes bình chọn

Xã hội - 12 giờ trước

GĐXH - Sau nhiều năm cố gắng, cuộc sống của Đồng Văn Hùng và gia đình đã thay đổi hoàn toàn.

Sơn La đề xuất số lượng Tổ và thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở trên địa bàn

Sơn La đề xuất số lượng Tổ và thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở trên địa bàn

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Theo phương án đề xuất đang tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức, cá nhân, tỉnh Sơn La dự kiến sẽ bố trí 2.248 Tổ bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở trên địa bàn, mỗi Tổ sẽ có 3 thành viên.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Bảy ngày 18/5/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Bảy ngày 18/5/2024

Xã hội - 12 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Bảy ngày 18/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Công an vào cuộc xác minh nhóm nữ học viên tập yoga giữa đường tại Thái Bình

Công an vào cuộc xác minh nhóm nữ học viên tập yoga giữa đường tại Thái Bình

Pháp luật - 13 giờ trước

Hiện lực lượng công an đang phối hợp để xác minh danh tính và tiến hành xử lý theo quy định về vụ việc nhóm học viên tập yoga giữa đường.

Công an TP Hồ Chí Minh cảnh báo thủ đoạn mới của tội phạm xâm hại trẻ em

Công an TP Hồ Chí Minh cảnh báo thủ đoạn mới của tội phạm xâm hại trẻ em

Pháp luật - 14 giờ trước

Riêng 5 tháng đầu năm 2024, TP Hồ Chí Minh xảy ra 45 vụ bạo lực, xâm hại trẻ em được phát hiện với 46 nạn nhân. Trong đó có đến 40 vụ liên quan đến xâm hại tình dục.

Top