Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dùng than sưởi ấm sau sinh, 5 phụ nữ bị bỏng phải nhập viện cấp cứu

Thứ ba, 13:03 18/02/2020 | Y tế

GiadinhNet – TS.BS Ngô Đức Hiệp - Trưởng Khoa Phỏng – Phẫu thuật tạo hình, Bệnh viện Chợ Rẫy - cho biết, thời gian gần đây đơn vị này tiếp nhận 5 ca phụ nữ sau sinh nằm than bị bỏng, trong đó có ca bệnh nhân tay bị chín, phải tháo toàn bộ tay trái.

Sáng nay, nằm bên giường bệnh ở phòng 2, Khoa Phỏng, Bệnh viện Chợ Rẫy, chị P.T.G (sinh năm 1988, quê ở Phú Hải, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) hai tay bị băng bó, khuôn mặt mệt mỏi. Chị nhập viện hôm 13/2 vừa qua trong tình trạng bị ngất xỉu. Sau 5 ngày điều trị, tổn thương cơ thể của chị G có đỡ nhưng về lâu dài thì chị G vẫn bị di chứng.

Được biết trước đó, chị G được gia đình cho nằm than sau sinh trước cửa nhà, đang nằm thì mền bị rớt qua thùng than gây cháy. Theo kết luận của bệnh viện, chị G bị bỏng 5% độ 3 (cấp độ bỏng rất nặng). Sự việc đến bất ngờ khiến chị bị tổn thương nặng nề, hậu sản sau 5 ngày, tâm sinh lý không ổn định.

Dùng than sưởi ấm sau sinh, 5 phụ nữ bị bỏng phải nhập viện cấp cứu - Ảnh 1.

Bệnh nhân P.T.G bị bỏng 5% độ 3 do nằm than sau sinh. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Chị G không phải là trường hợp đầu tiên bị bỏng, phải vào viện cấp cứu vì nằm than sau sinh. Ngay tại khoa Phỏng - Phẫu thuật tạo hình, Bệnh viện Chợ Rẫy chỉ trong vòng chưa đến 2 tháng (từ 8/1/2020 đến nay) đã tiếp nhận 5 trường hợp như vậy. Trong đó có cả trường hợp bệnh nhân ở ngay huyện Bình Chánh (TP.HCM) bị bỏng do ngộ độc CO té vào bếp than khiến tay bệnh nhân bị chín, phải tháo toàn bộ tay trái và một trường hợp sinh năm 1989, quê ở Kiên Giang nhập viện hôm 8/1 bị ngộ độc CO, bị bỏng 5% độ 3.

Theo TS.BS Đức Hiệp - Trưởng Khoa Phỏng – Phẫu thuật tạo hình, Bệnh viện Chợ Rẫy thì khi than đốt không hết sẽ tạo ra khí carbon monoxide (CO). Khí CO kết hợp với Hemoglobin tạo thành độc chất Carboxyhemoglobin (CO-Hb). Đây là chất gây ngạt toàn thân do nó tranh chấp với oxy gây giảm oxy máu ở tất cả các cơ quan của cơ thể.

Bên cạnh đó, CO là một chất khí không màu, không mùi và không gây kích thích cho nên khi bị ngộ độc, nạn nhân thường không biết. Cho đến khi nạn nhân nhận biết được mình bị nhiễm độc thì bản thân họ không còn khả năng gọi cấp cứu được nữa.

Dùng than sưởi ấm sau sinh, 5 phụ nữ bị bỏng phải nhập viện cấp cứu - Ảnh 2.

TS.BS Ngô Đức Hiệp - Trưởng Khoa Phỏng – Phẫu thuật tạo hình, Bệnh viện Chợ Rẫy vào thăm và kiểm tra sức khỏe bệnh nhân P.T.G sáng nay. Ảnh: K.V

Thực tế cho thấy, ở nhiều địa phương, nhiều người quan niệm, khi sinh con người mẹ bị mất  nhiều máu, yếu và thân nhiệt thấp hơn so với bình thường do vậy phụ nữ sau sinh phải nằm hơ than để cơ thể ấm lại, máu huyết lưu thông, tuần hoàn máu tốt hơn. Bên cạnh đó, nhiều quan niệm cho rằng nằm than sẽ giúp sản phụ và trẻ cứng cáp hơn, về lâu dài, sản phụ không bị đau nhức mình mẩy, không bị lạnh run...

Tuy nhiên, TS.BS Ngô Đức Hiệp cảnh báo nằm than sau sinh là "lợi bất cập hại", có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe của cả mẹ và bé. Vị trưởng Khoa Phỏng – Phẫu thuật tạo hình, Bệnh viện Chợ Rẫy cảnh báo: Thường người Việt chúng ta có truyền thống kế thừa tuy nhiên chúng ta phải kế thừa có lựa chọn những cái tốt, cái hay chứ không phải kế thừa những cái không phù hợp, phản khoa học, trong đó có việc nằm than sau sinh gây ngộ độc CO, ảnh hưởng đến tính mạng, làm cơ thể yếu hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe em bé vì da em bé mỏng manh, phổi rất dễ bị tổn thương trong khi đó người phụ nữ sau sinh sức khỏe rất yếu do mất máu, mất nhiệt.

Cùng chung quan điểm phụ nữ sau sinh không nên hơ nóng hay nằm than, TS.BS Hoàng Thị Diễm Tuyết – Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương, TPHCM cho hay: Người phụ nữ sau khi sinh tốt nhất là phải ngồi dậy, đi tới đi lui nhẹ nhàng và phải đi ra ngoài phơi nắng để có đủ vitamin D, đặc biệt khi vận động vậy tử cung phụ nữ mới co thắt, giảm đi tình trạng bế sản dịch. Bế sản dịch là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng hậu sản.

Cũng theo bà Diễm Tuyết, khi người phụ nữ vượt cạn xong, cơ thể người phụ nữ rất mệt mỏi, trải qua một quá trình rất là vất vả, mất nhiều máu nên họ cần được chăm sóc, bồi dưỡng lại lượng máu mất, có khoảng thời gian nghỉ ngơi để bù lại khoảng thời căng thẳng, đặc biệt là việc chăm sóc thành viên mới ra đời. Do vậy, họ rất cần người thân bên cạnh hỗ trợ để nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Việc hơ nóng hay nằm than sau sinh khoa học đã chứng minh rất là có hại, cho cả phụ nữ và cả em bé. Mặc dù không dùng lửa để hơ nóng trực tiếp nhưng việc dùng than rất nguy hiểm, bởi than khi cháy sẽ không cháy hết mà tạo ra khí CO. Nếu mẹ và bé hít nhiều quá sẽ gây ngộ độc, mà em bé rất non nớt, khi ngộ độc rất khó điều trị. Do đó, tốt nhất đối với em bé là giữ ấm cho bé và nhanh chóng cho bé bú mẹ sớm để bé nhanh chóng thích nghi được môi trường mới bé vừa sinh.

Kim Vân


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Y tế - 2 phút trước

GĐXH - Bệnh nhân được bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên chẩn đoán mắc bệnh lậu, có nguy cơ hoại tử dương vật, bị yêu cầu đóng hơn 60 triệu đồng để điều trị, tuy nhiên khi xét nghiệm lại tại 2 bệnh viện lớn của tỉnh thì đều cho kết quả âm tính.

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh: "Việc làm của điều dưỡng Hạ rất có trách nhiệm. Tôi xúc động, tự hào khi nghe tin cán bộ của mình làm việc hết sức ý nghĩa, hiệu quả và thành công cấp cứu du khách nước ngoài ở bên ngoài bệnh viện."

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc trong đó có 12 trường hợp sởi xác định tại phòng thí nghiệm của 4 tỉnh.

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Ngày 28/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho hay, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella. Trước đó, bé gái đã được tiêm chủng 2 mũi vaccine phòng bệnh này.

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Y tế - 7 giờ trước

"Khi ép tim lần đầu tiên tôi còn hô lên "Anh em ơi! cấp cứu!", bởi ở bệnh viện, chúng tôi thường hô lên như vậy khi có một ca bệnh cần cấp cứu".

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Y tế - 21 giờ trước

Sau khi ăn bán trú, hàng chục học sinh trường Tiểu học Quang Hanh (Quảng Ninh) đau bụng, buồn nôn phải nhập viện theo dõi.

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - "Nhưng giờ nghĩ lại, đó có thể là sự sắp đặt, là nhân duyên để mình gặp bệnh nhân và cứu người bệnh. Vì máy bay delay nên bọn em mới quyết định đi ăn ở nhà hàng đó và gặp chú", chị Hạ nói.

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Trước thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe', Bộ Y tế đã lên tiếng liên quan đến vấn đề này.

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Giây phút nhìn thấy người đàn ông đi loạng choạng, khó thở, cô đã ngay lập tức chạy đến kiểm tra, tri hô nhân viên nhà hàng gọi cấp cứu 115 hỗ trợ, đồng thời tiến hành cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân.

Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao, Thủ tướng ký công điện tăng cường phòng chống bệnh

Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao, Thủ tướng ký công điện tăng cường phòng chống bệnh

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Theo báo cáo bệnh lao toàn cầu năm 2023 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh lao cao.

Top