Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dùng viên giải rượu, có hại cơ thể?

Thứ ba, 14:15 05/01/2016 | Sống khỏe

Ngày Tết, rượu bia sẽ khiến cơ thể mệt mỏi nhưng bạn phải cẩn trọng trong cách uống rượu và dùng thuốc giải rượu bởi theo các dược sĩ, người liên tục uống rượu và dùng viên giải rượu cùng lúc sẽ nhanh chóng bị sa sút về nhận thức, rối loạn hành vi...

Tôi là nam giới đang ở tuổi 45. Tôi thường xuyên phải tiếp khách nên dùng nhiều rượu bia. Nhiều lúc đang uống rượu hoặc sau khi uống tôi thường dùng viên thuốc giải rượu (đã uống nhiều loại) để uống được nhiều và đỡ say. Xin hỏi quý báo dùng viên giải rượu nhiều có gây hại cho cơ thể không? Trần Đức (Hà Nội)

Trả lời:

Các viên thuốc giải rượu có mặt trên thị trường hiện nay gồm nhiều loại: RU-21, ME-21, mewol-21 và gần đây là voskyo... Các viên thuốc này có thành phần tương tự nhau, chủ yếu gồm đường, vitamin B1, B6, PP, acid glutamic, acid fumaric, acid succinic. Đây là những chất cơ thể sử dụng để chuyển hóa rượu. Các chất này không phải là thuốc mà là một dạng thực phẩm chức năng.

Chính vì lầm tưởng viên giải rượu là thuốc tốt mà nhiều người cứ vô tư uống rượu rồi dùng nó để hóa giải và không bị rượu ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Nhưng thực tế, khi đã uống rượu vào cơ thể nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến gan và hệ thần kinh trước khi bạn kịp uống viên giải rượu.

Thực chất, viên giải rượu chỉ có tác dụng bổ trợ một phần trong quá trình chuyển hóa rượu, chứ chưa có tài liệu nào chứng minh tác dụng bảo vệ hoặc phục hồi cơ quan dễ bị rượu làm tổn hại là gan hoặc triệt tiêu tác dụng của rượu trên hệ thần kinh trung ương để làm mất đi trạng thái say xỉn.

Đã bị say rượu mà bạn dùng viên giải rượu  tức là bạn đang “ép” các bộ phận trong cơ thể làm việc vất vả gấp nhiều lần. Hai cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất là gan và hệ thần kinh. Rượu xâm nhập hệ thần kinh rất nhanh, làm thay đổi chuyển hóa cơ bản các tế bào não ở những vùng chịu trách nhiệm về nhân cách, phán đoán, nhận thức, ngôn ngữ, thị giác... Việc uống viên giải rượu vào lúc này sẽ làm tăng gánh nặng cho não.

Vì vậy, người liên tục dùng viên giải rượu và rượu cùng lúc sẽ nhanh chóng bị sa sút về nhận thức, rối loạn hành vi... Rượu và thuốc cùng một lúc được chuyển hóa qua gan làm gan tê liệt, gây tương kỵ về mặt hóa học, gan làm việc quá tải gây tích lũy chất độc ở gan, trường hợp nặng còn gây hoại tử gan.

Không có một “thần dược” nào giúp người uống rượu không say. Uống viên giải rượu để tăng khối lượng rượu khi đi nhậu chỉ chuốc họa vào thân. Có trường hợp suýt mất mạng vì tưởng mình đã có thuốc giải rượu nên cứ uống thoải mái. Rượu ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, nhất là khi bạn đã ở tuổi 45 trở lên, sức khỏe không còn sung mãn như thời thanh niên nên cần hạn chế rượu bia để bảo vệ chính mình.

Theo DS. Hà Thanh/Sức khỏe và Đời sống

 

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

Sống khỏe - 6 giờ trước

Các chuyên gia tiết lộ 5 cách làm mát cơ thể tự nhiên, để ngủ ngon suốt đêm mà không cần mở điều hòa.

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Sống khỏe - 7 giờ trước

Chống nóng sai cách có thể khiến chúng ta dễ dàng đối mặt với liệt dây thần kinh số 7, đột quỵ...

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Sống khỏe - 8 giờ trước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/4, hầu hết các khu vực trên cả nước đều hứng chịu nắng nóng gay gắt với nền nhiệt cao nhất phổ biến ở mức 37-39 độ C. Riêng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế nắng nóng đặc biệt gay gắt, có nơi trên 42 độ C.

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Sống khỏe - 10 giờ trước

Những chuyến du lịch có thể gây căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần do nhiều nguyên nhân. Khi tình trạng này xuất hiện, bạn có thể thực hiện một số bài tập thở đơn giản và hiệu quả để giữ bình tĩnh cũng như kiểm soát căng thẳng.

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Sống khỏe - 11 giờ trước

Đổ mồ hôi không đơn giản là do nóng hay “cơ địa”. Đôi khi, đó là những dấu hiệu bệnh tật mà nếu bỏ qua bạn sẽ rất hối hận.

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 12 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư tuyến giáp do đến viện muộn nên khối u đã di căn. Bác sĩ khuyến cáo cần có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ và siêu âm tuyến giáp khoảng 6 - 12 tháng 1 lần để phòng tránh tốt nhất.

6 bước cứu người say nắng, say nóng

6 bước cứu người say nắng, say nóng

Sống khỏe - 13 giờ trước

Người lớn tuổi, người lao động ngoài trời là nhóm người dễ bị say nóng, say nắng nhất chỉ số nhiệt tăng cao.

10 điều có thể xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều muối

10 điều có thể xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều muối

Sống khỏe - 14 giờ trước

Ăn nhiều muối có thể tàn phá sức khỏe một cách âm thầm. Theo thời gian mức độ ăn mặn thường có xu hướng tăng lên và gánh nặng bệnh tật đe dọa.

Rùng mình nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng

Rùng mình nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng

Sống khỏe - 16 giờ trước

Loạt cảnh tượng mất an toàn thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng dưới đây, có lẽ sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại về chuyện ăn uống bất chấp của mình.

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

Rối loạn tiền đình đi kèm với một vài bệnh lý như thiếu máu não, đái tháo đường, tăng huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh. Việc điều trị sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Top