Đừng xem nhẹ dấu hiệu này, nó có thể cảnh báo bạn đang mắc ung thư
Bệnh viện Bạch Mai vừa thông tin về một trường hợp ung thư giai đoạn di căn được điều trị kết hợp sử dụng kháng thể đơn dòng và hóa trị. Người phụ nữ phát hiện bất thường của cơ thể sau qua triệu chứng đi ngoài phân lỏng, mệt mỏi.
Vài tuần trước khi nhập viện, bà N.T.H (60 tuổi, quê Bắc Ninh) xuất hiện triệu chứng đi ngoài phân lỏng (ngày 3-4 lần), kèm theo mệt mỏi mức độ nhẹ.
Người phụ nữ này không cảm thấy khó thở, không đau ngực, không sốt và các sinh hoạt vẫn gần như bình thường.
Bệnh nhân tự đi nội soi đại trực tràng kiểm tra định kỳ, kết quả đại tràng phải có tổn thương sùi vào lòng đại tràng. Gia đình đưa bà H. đến Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai để khám và điều trị.
Nội soi đại tràng cho bệnh nhân, các bác sĩ nhận thấy có khối sùi vào lòng đại tràng phải. Bà H. được tiến hành bấm sinh thiết cho kết quả ung thư biểu mô tuyến đại tràng phải, di căn hạch ổ bụng, di căn gan, phổi. Người bệnh được điều trị bằng phác đồ kết hợp kháng thể đơn dòng và hóa trị.

Hình ảnh khối u đại tràng phải, kích thước 3x4cm của bệnh nhân H.
Bệnh nhân sẽ tiếp tục điều trị hóa trị 6 chu kỳ phối hợp với Bevacizumab, đồng thời sẽ được xem xét xử trí u gan (phẫu thuật cắt bỏ, đốt sóng cao tần hoặc xạ trị chiếu trong bằng hạt vi cầu phóng xạ).
Các bác sĩ Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai thông tin, ung thư đại trực tràng là bệnh lý ác tính rất phổ biến đứng thứ 5 về số ca mắc mới với xu hướng ngày càng gia tăng về tỉ lệ mắc.
Khoảng 20-30% số bệnh nhân mới được chẩn đoán đã có di căn xa. Mặc dù có tỉ lệ di căn đáng kể, tỉ lệ sống 5 năm cho tất cả các giai đoạn của ung thư đại trực tràng đã được cải thiện nhiều trong 4 thập kỷ qua.
Hóa trị liệu đã chứng tỏ vai trò quan trọng trong điều trị ung thư đại trực tràng di căn, đem lại lợi ích cho các bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn.
Các chuyên gia cũng thông tin thêm, đã có nhiều nghiên cứu đưa ra một số phác đồ mới trong điều trị ung thư giai đoạn di căn, cùng với sự xuất hiện của những thuốc điều trị nhắm trúng đích đã góp phần cải thiện đáng kể thời gian sống thêm cho người bệnh.
Nhiều nghiên cứu cho thấy các thuốc kháng thể đơn dòng có thể giúp cải thiện thời gian sống của người bệnh sau điều trị lên đến 20-24 tháng.
Dấu hiệu ung thư đại trực tràng (theo Bệnh viện Bạch Mai): Ở giai đoạn sớm, ung thư đại trực tràng thường không có biểu hiện rõ ràng, chỉ về sau mới có các triệu chứng rõ ràng như đi ngoài ra máu, phân lỏng, phân lẫn máu như máu cá, đau bụng… Ở giai đoạn muộn, triệu chứng này còn đi kèm với các biểu hiện như chán ăn, mệt mỏi, sút cân… Các triệu chứng của bệnh ung thư đại trực tràng cần lưu ý: - Thay đổi thói quen đại tiện. - Đi ngoài ra máu (đỏ tươi hoặc đen sẫm). - Phân có khẩu kính hẹp hơn bình thường. - Cảm thấy khó chịu khắp bụng (thường bị đau bụng vì trướng hơi, cổ trướng, đầy bụng và/hoặc co thắt). - Giảm cân không rõ nguyên nhân. - Thường xuyên mệt mỏi. - Nôn. |


Người đàn ông 33 tuổi phải cắt bỏ thực quản vì làm 1 việc sai lầm này trong lúc say rượu
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Trong một lần say rượu, anh T. vô tình uống nhầm hóa chất, gây bỏng thực quản nặng không thể phục hồi. Các bác sĩ đã tiến hành nội soi cắt thực quản và tạo hình lại bằng dạ dày.

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcĐi tắm mùa hè mà mắc phải 7 sai lầm này thì sức khỏe dần bị bào mòn.

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcRất nhiều người trong chúng ta đang coi kem chống nắng như một tấm vé ra vào để nằm ngoài nắng hàng giờ. Điều này vô cùng sai lầm.

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcGĐXH - Suy thận cấp có thể chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân bị vỡ bàng quang tự phát có tiền căn đột quỵ nhồi máu não khiến bà yếu liệt tay chân, phải nằm tại chỗ, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào con cháu...

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 5 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?
Bệnh thường gặp - 5 ngày trướcGĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh thường gặp - 6 ngày trướcGĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần
Bệnh thường gặp - 6 ngày trướcNhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 6 ngày trướcGĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh suy thận nên hạn chế những thực phẩm chứa kali. Trong khi rau củ và trái cây tươi lại chứa nhiều kali. Vậy nên việc chọn lựa rau phù hợp với người bệnh suy thận là rất quan trọng.