Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đường đến trường của học sinh PaKô, Vân Kiều đã bớt gập ghềnh

Thứ tư, 09:29 27/05/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Từ nguồn hỗ trợ theo Chương trình 30A, ngôi trường bán trú Tà Long được xây dựng mới khang trang với đủ phòng học, phòng ăn, nhà để xe. Cộng với việc được Chính phủ trợ cấp tiền ăn, nhiều học sinh PaKô, Vân Kiều không còn muốn bỏ học nữa.

Rớt nước mắt khi học sinh Pa Kô, Vân Kiều phải bỏ học vì đói

Ông Hồ Văn Diên, Chủ tịch xã Tà Long (huyện ĐăkRông, Quảng Trị) cho biết, Tà Long là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc PaKô và Vân Kiều. Cả xã có 641 hộ, thì gần một nửa là hộ nghèo.

Trước đây, do điều kiện kinh tế khó khan, nhiều em học sinh PaKô và Vân Kiều không được đến trường. Bản xa nhất đi đến trung tâm xã phải mất 3 ngày đi bộ. Nhiều em do phải đi bộ, trèo đèo vượt sông, suối mới đến trường nên khi mưa lũ phải nghỉ học 5 – 7 ngày là bình thường.

“Khó khăn vất vả đối với các em học sinh PaKô và Vân Kiều là chuyện của những năm 2014 trở về trước. Năm 2014, Viettel hỗ trợ xây dựng ngôi trường bán trú 2 tầng khang trang với đầy đủ phòng ở, phòng học, phòng ăn, nhà để xe nên con em đồng bào PaKô và Vân Kiều đã được học và ở trong ngôi trường mới”, ông Hồ Văn Diên nói.

Vị lãnh đạo huyện này còn cho biết, ngoài việc hỗ trợ xây trường cho huyện nghèo theo chương trình 30A của Chính phủ, Viettel còn đồng hành cùng nhiều hoạt động xoá đói, giảm nghèo khác ở địa phương.

Trường bán trú Tà Long do Tập đoàn Viễn thông quân đội xây dựng theo chương trình 30A của Chính phủ.

Thầy Phạm Đức Toàn, Hiệu trưởng trường THCS Tà Long cho biết, ở xã nghèo nhưng nhiều hộ gia đình dân tộc PaKô và Vân Kiều vẫn quyết cho con em mình theo học chữ. Khó khăn là vậy, nhưng một số bà con mang tre, gỗ đến dựng lán tạm ở trường để cho con em mình đi học.

Các em nhỏ mang thức ăn, gạo ở nhà để tự nấu cơm, quyết theo học cái chữ và từ đó hình thành mô hình trường bán trú dân nuôi với 24 học sinh. Một số em học sinh có điều kiện hơn thì thuê nhà dân hoặc ở nhà họ hàng quanh trường.

Điều kiện ăn ở lúc đấy của các em học sinh dân tộc PaKô và Vân Kiều rất khó khăn bữa no, bữa đói nên nhiều em học sinh đã bỏ học về nhà. Thấy các em hoàn cảnh như vậy, nhà trường đã vận động ban ngành trong xã để có thêm bữa ăn cho các em học sinh và các thầy cô khăn gói vào bản tìm vận động gia đình và các em học sinh trở lại học.

Năm 2003, khi thầy Toàn mới được phân công đến trường Tà Long, có gặp trường hợp em học sinh Hồ Thị Tẹo học rất giỏi và có năng khiếu văn nghệ, nhưng bố mẹ bắt phải bỏ học vì nhà quá khó khăn. Thỉnh thoảng Tẹo vẫn trốn bố mẹ đến trường học. Lúc đó, thầy Toàn và cô Hiền phải đến tận nhà vận động Tẹo đi học.

Khi đến nhà Tẹo thì gia đình em nói nhà quá khó khăn, có 5 người con cơm không đủ ăn thì lấy gì cho con đi học. Lúc đó, thầy Toàn đã động viên gia đình cho Tẹo được ở nội trú. Khi Tẹo học hết trung học thì thầy Toàn xin cho Tẹo vào làm cán bộ phong trào của xã Tà Long.

Học sinh “đổi đời”

Em Hồ văn Long dân tộc Vân Kiều ở thôn Chài xã Tà Long kể rằng, mấy năm trước bố mang tre nứa đến trường dựng lán cho em ở tạm. Mỗi tuần lại về nhà mang củ mì (củ sắn) mang đến lán để ăn, nhưng nhà cũng không có củ mì mà ăn. Đói, nhớ nhà nên Long đã bỏ học. Sau đó thầy Hải đã lặn lội đến tận nhà Long 2 lần để vận động em trở lại trường đi học. Long chỉ nhớ thầy bảo gắng đi học cho tốt cho sau này đỡ khổ.

Năm 2014, Long đã được học trường nội trú khang trang nên thích lắm. Ở trường nội trú, giờ Long được trợ cấp ăn ở, bố mẹ không phải nuôi nữa.

Em Hồ Văn Quyết, học lớp 8 Thôn chài, xã Tà Long nhớ lại, trước khi chưa có ngôi trường mới, em phải trọ ở nhà dân. Mỗi tháng bố mẹ cho 200.000 đồng, nhưng trả tiền thuê nhà mất 100.000 đồng. Với số tiền ít ỏi còn lại Quyết luôn trong cảnh bữa no, bữa đói.

Những ngày mưa lũ kéo dài, không về nhà xin tiền bố mẹ được nên chỉ ăn một gói mì tôm cho qua ngày. Đến mùa làm chổi đót, Quyết cùng các bạn mình đi bóc đót về bán lấy tiền đi học và mua mì tôm. Thế nhưng, gia đình quyết quá khó khăn không đủ chu cấp tiền cho 5 anh em nên Quyết phải bỏ học.

Sau đó cô giáo Hiền đến tận nhà vận động em tiếp tục đi học. Giờ được ở trong ngôi trường mới và được Chính phủ hỗ trợ tiền ăn hàng tháng, Quyết cùng các bạn không còn phải chịu cảnh khổ cực như mấy năm về trước. Quyết nói muốn học tốt để sau này làm cán bộ xã.

Cũng như hoàn cảnh của Quyết, em Hồ Văn Pẹ 13 tuổi nhà ở thôn Sa Ta, xã Tà Long nói rằng, trước đây em phải phải thuê nhà dân mất 100.000 đồng tháng. Chuyện bữa no bữa đói là chuyện quen thuộc đối với em. Bây giờ, được ở trong ngồi nhà khang trang do Viettel xây dựng, Pẹ vui lắm. Mỗi tuần em về nhà 1 lần nhưng về nhà là lại muốn đến trường.

Nguyễn Hà

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
'Xẻ thịt' bãi biển kinh doanh trái phép

'Xẻ thịt' bãi biển kinh doanh trái phép

Xã hội - 59 phút trước

GĐXH - Tình trạng người dân chiếm dụng bãi biển kinh doanh trái phép gia tăng, trong khi chính quyền địa phương chưa có biện pháp ngăn chặn hiệu quả từ đầu, gây ảnh hưởng đến mỹ quan và trải nghiệm du lịch.

Chính phủ đề xuất bỏ hình phạt tử hình với 8 tội danh

Chính phủ đề xuất bỏ hình phạt tử hình với 8 tội danh

Thời sự - 2 giờ trước

Chính phủ đề xuất bỏ hình phạt tử hình và thay bằng phạt tù chung thân không xét giảm án tại 8/18 tội danh có khung hình phạt tử hình ở Bộ luật Hình sự hiện hành.

Hoa hậu Thùy Tiên có thể đối mặt hình phạt 5 năm tù

Hoa hậu Thùy Tiên có thể đối mặt hình phạt 5 năm tù

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Theo luật sư, với tội danh đang bị khởi tố, Hoa hậu Thùy Tiên có thể đối mặt với hình phạt tới 5 năm tù. Tất cả số tiền thu lợi bất chính sẽ bị tịch thu và sung công quỹ.

Mưa lớn lại sắp trút xuống miền Bắc?

Mưa lớn lại sắp trút xuống miền Bắc?

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo từ ngày 20-22/5, thời tiết Hà Nội và nhiều nơi Bắc Bộ nắng và nắng nóng, nhiệt độ cao nhất 35 độ C. Đến cuối tuần có mưa dông mạnh và mở rộng toàn miền.

Đất không giấy tờ thuộc diện bị thu hồi có được bồi thường theo quy định mới?

Đất không giấy tờ thuộc diện bị thu hồi có được bồi thường theo quy định mới?

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Đất không giấy tờ thuộc diện bị thu hồi có được Nhà nước bồi thường là vấn đề được nhiều người quan tâm. Luật Đất đai 2024 quy định rõ về việc bồi thường cho đất không có giấy tờ khi Nhà nước thu hồi đất.

Thông tin mới nhất tuyển sinh vào trường đại học Y Hà Nội: Lần đầu tuyển khối A

Thông tin mới nhất tuyển sinh vào trường đại học Y Hà Nội: Lần đầu tuyển khối A

Giáo dục - 3 giờ trước

Trường Đại học Y Hà Nội lần đầu xét tổ hợp A00 (Toán, Lý, Hóa) vào một số ngành, nâng tổng số tổ hợp thành 5.

Tin sáng 20/5: Nhiều khu vực xuất hiện mưa dông; 'Địa đạo' đã lên sóng truyền hình OTT dù vẫn trụ rạp

Tin sáng 20/5: Nhiều khu vực xuất hiện mưa dông; 'Địa đạo' đã lên sóng truyền hình OTT dù vẫn trụ rạp

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Theo cơ quan khí tượng, bản đồ mưa dông xuất hiện ở hầu hết phần phía Tây của cả nước lúc 15h10 chiều 19/5, rủi ro lũ quét, sạt lở đất ở nhiều khu vực; 'Địa đạo' phiên bản đặc biệt sẽ được chiếu trên một nền tảng số.

Bắt các đối tượng gây án đang bỏ trốn và trộm cắp cáp quang trên cao tốc

Bắt các đối tượng gây án đang bỏ trốn và trộm cắp cáp quang trên cao tốc

Xã hội - 11 giờ trước

Cục Cảnh sát Giao thông ngày 19/5 cho biết đơn vị chức năng vừa bắt giữ nghi can trộm cắp dây điện và cáp quang trên tuyến cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây.

Đã bắt được nghi phạm sát hại Tổ trưởng an ninh trật tự cơ sở ở Sơn La

Đã bắt được nghi phạm sát hại Tổ trưởng an ninh trật tự cơ sở ở Sơn La

Xã hội - 11 giờ trước

Công an tỉnh Sơn La đã bắt giữ nghi phạm Tòng Văn Vương (SN 2005, trú tại xã Pi Toong, huyện Mường La) vì liên quan trực tiếp đến vụ sát hại Tổ trưởng an ninh trật tự cơ sở.

Xử phạt người đàn ông hành hung nhân viên y tế ở Phú Thọ

Xử phạt người đàn ông hành hung nhân viên y tế ở Phú Thọ

Thời sự - 12 giờ trước

GĐXH - Gây tổn hại đến sức khỏe của người hành nghề trong khi đang khám, chữa bệnh người đàn ông ở huyện Thanh Ba, Phú Thọ bị xử phạt 35 triệu đồng và buộc xin lỗi.

Top