Duy trì mức sinh thay thế - đảm bảo nhân lực cho sự phát triển tương lai
Nếu Việt Nam chưa chuẩn bị đầy đủ điều kiện để đón nhận một xã hội nhiều người già và sẽ phải nhập khẩu lao động. Vì vậy điều chỉnh mức sinh hợp lý là giải pháp quan trọng nhất để tránh thiếu hụt lao động trong tương lai.
Duy trì mức sinh thay thế đồng đều ở các vùng, miền
Theo dự báo của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc năm 1990, nếu Việt Nam không có các giải pháp triệt để trong công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS - KHHGD) thì số dân của Việt Nam sẽ đạt mức 121 triệu người vào năm 2017.
Trước con số do Liên Hợp Quốc đưa ra, Việt Nam đã triển khai rất nhiều giải pháp nhằm đưa mức sinh về mức cân bằng , với 2,1 con/phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Theo cách tính toán của các nhà khoa học với tỷ suất sinh này, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế và kết quả kéo dài hơn 10 năm cho đến nay; giữ vững được quy mô và cơ cấu dân số ổn định.
Nhiều ý kiến cho rằng, sau hơn 16 năm thực hiện thành công mức sinh thay thế, Việt Nam không cần tiếp tục kiểm soát tỷ lệ mức sinh. Tuy nhiên, trên thực tế con số hiện nay về mức sinh trên cả nước còn có nhiều khác biệt, không đồng đều cả về số lượng và chất lượng.
Mặc dù nước ta đã khống chế tốc độ gia tăng dân số, đạt mức sinh thay thế hơn 13 năm qua nhưng đến nay vẫn đang có mức sinh chênh lệch đáng kể giữa các vùng. Hiện nay, 4/6 vùng trên mức sinh thay thế bao gồm: Trung du miền núi phía Bắc là 2,48 con, Bắc Trung Bộ, duyên hải miền trung là 2,30 con, Tây nguyên 2,32 con, Đồng bằng sông Hồng 2,29 con. 2/6 vùng còn lại thì dưới mức sinh thay thế gồm Đồng bằng sông Cửu Long là 1,74 con và Đông Nam Bộ là 1,50 con. Chênh lệch giữa mức sinh vùng cao nhất (Trung du miền núi phía Bắc) và vùng thấp nhất (Đông Nam bộ) là 0,98 con.

Tính tổng tỷ suất sinh (TFR) trung bình năm năm gần đây, có 33 tỉnh có mức sinh hơn 2,2 con, 21 tỉnh có mức sinh dưới 2 con và chỉ có 9 tỉnh, thành phố có mức sinh chung quanh mức sinh thay thế (từ 2 đến 2,2 con). Chênh lệch mức sinh giữa nơi cao nhất và nơi thấp nhất là 1,57 con, trong đó cao nhất Hà Tĩnh là 2,9 con, thấp nhất TP Hồ Chí Minh là 1,33 con.
Nơi có mức sinh thấp tiếp tục có xu hướng giảm sâu và ngày càng lan rộng. Trong 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp, có một số tỉnh mức sinh ở mức rất thấp, tập trung ở khu vực Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải miền trung, có quy mô dân số là 37,9 triệu người chiếm khoảng 39,4% dân số cả nước.
Theo kết quả nghiên cứu chuyên sâu từ số liệu của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 do Tổng cục Thống kê thực hiện theo phương án trung bình dự báo dân số Việt Nam năm 2029 là 104,5 triệu người, năm 2039 là 110,8 triệu người và đến năm 2069 là 116,9 triệu người.
Trong 5 năm đầu của thời kỳ dự báo, (2019-2024) tỷ lệ tăng dân số hàng năm của nước ta là 0,93%. Trong tương lai, dự báo tỷ lệ tăng dân số sẽ tiếp tục giảm và đạt trạng thái "dừng" vào cuối thời kỳ dự báo, giai đoạn 2064-2069.
Kết quả này cho thấy, mức sinh của Việt Nam hiện nay duy trì quanh mức sinh thay thế sẽ tác động làm giảm tốc độ tăng dân số trong tương lai. Theo đó, dự báo tốc độ tăng dân số trong vòng 10 năm tới sẽ thấp hơn 1%/năm.
Với thực trạng về mức sinh, cơ cấu dân số cũng như tỷ số giới tính khi sinh cao như hiện nay (111,5 bé trai/100 bé gái), cơ cấu dân số trong tương lai sẽ có sự thay đổi theo hướng dân số "già" và thiếu hụt nam giới ở một số nhóm tuổi. Điều này sẽ tác động lớn đến nguồn lực lao động cũng như các vấn đề xã hội mới nảy sinh.
Điều chỉnh mức sinh - Đảm bảo nhân lực tương lai
Gia tăng dân số sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đầu tư cho an sinh xã hội, khó cải thiện đời sống nhân dân, hạn chế điều kiện phát triển văn hóa, thể lực của giống nòi. Nhưng nếu để mức sinh quá thấp và duy trì trong một thời gian dài sẽ dẫn đến ít trẻ em được sinh ra, dân số già hóa nhanh..., sẽ gây suy giảm dân số, thiếu hụt nguồn lực lao động nghiêm trọng làm suy giảm tăng trưởng kinh tế - xã hội.
Nói chung, mức sinh tăng hay thấp đều ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Do đó, nhiệm vụ đặt ra là cần duy trì mức sinh thay thế, giữ vững mức sinh đồng đều giữa các vùng, khu vực và không để mức sinh xuống thấp; nhất là ở các tỉnh, thành phố đang có mức sinh thấp.
Để giải quyết tình trạng chênh lệch mức sinh giữa các vùng, miền, bảo đảm giữ vững mức sinh thay thế hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 588/QĐ-TTg phê duyệt "Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030". Quyết định đã đưa ra mục tiêu cụ thể: tăng 10% tổng tỷ suất sinh ở các tỉnh, thành phố có mức sinh thấp; giảm 10% tổng tỷ suất sinh ở các tỉnh, thành phố có mức sinh cao; duy trì kết quả ở những tỉnh, thành phố đã đạt mức sinh thay thế. Như vậy, đối với địa phương có mức sinh cao, cần tiếp tục áp dụng và nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích cộng đồng không có người sinh con thứ ba trở lên; hỗ trợ người dân thực hiện các dịch vụ KHHGĐ. Đối với địa phương đã đạt mức sinh thay thế và có mức sinh thấp, trước mắt cần rà soát, bãi bỏ các chính sách khuyến khích sinh con ít. Từng bước ban hành, thực hiện chính sách khuyến khích sinh đủ hai con áp dụng cho các gia đình, cộng đồng... Quyết định cũng đưa ra các yêu cầu nhiệm vụ, hoạt động cần ưu tiên thực hiện đến mục tiêu giảm sinh, tiêu chí giảm sinh con thứ ba trở lên; sửa đổi, bổ sung các chính sách hỗ trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ hai con. Giao chính quyền các địa phương nghiên cứu, ban hành hỗ trợ, tư vấn, cung cấp dịch vụ hôn nhân và gia đình cho các cặp vợ chồng sinh đủ hai con...
Con người là động lực và mục tiêu của sự phát triển trong xã hội hiện đại. Sự bất ổn về cơ cấu dân số (tuổi, giới tính...) sẽ gây ra hệ lụy lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mục tiêu phát triển quốc gia.
Nếu Việt Nam chưa chuẩn bị đầy đủ điều kiện để đón nhận một xã hội nhiều người già và sẽ phải nhập khẩu lao động. Vì vậy điều chỉnh mức sinh hợp lý là giải pháp quan trọng nhất để tránh thiếu hụt lao động trong tương lai.
Duy trì mức sinh thay thế, bảo đảm mức sinh hợp lý giữa các vùng, miền để trong tương lai, Việt Nam sẽ có được một quy mô dân số phù hợp diện tích lãnh thổ, bảo đảm cân đối, hài hòa giữa các độ tuổi. Việc duy trì tương đối ổn định tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động sẽ kéo dài cơ cấu "dân số vàng"; làm chậm lại thời gian chuyển đổi sang giai đoạn "già hóa dân số", cải thiện chất lượng dân số, góp phần vào sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước...

6 yếu tố không ngờ làm suy giảm lượng testosterone ở nam giới
Dân số và phát triển - 8 giờ trướcThừa cân, điều trị rụng tóc và lối sống ít vận động là một trong những yếu tố có thể làm giảm mức testosterone. Nếu bạn lo lắng về mức testosterone thấp, hãy xem lại thói quen và cách sống hàng ngày của bạn.

Học trò 'yêu sớm' nên biết độ tuổi nào quan hệ tình dục an toàn
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcCác bậc cha mẹ luôn lo lắng về việc con cái họ bắt đầu yêu đương và có quan hệ tình dục từ khi còn ở độ tuổi trung học. Vậy độ tuổi nào bắt đầu quan hệ tình dục là quá sớm và cha mẹ cần làm gì để hướng dẫn con mình?

Bé gái với "vòng cổ đặc biệt" hiếm gặp đã chào đời an toàn
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcBé sơ sinh với "vòng cổ đặc biệt" là 5 vòng dây rốn quấn cổ kèm vòng quanh tai vừa được các bác sĩ đón chào đời an toàn.

5 mốc phục hồi sức khỏe sau sinh, cần chăm sóc đặc biệt cho mẹ và bé
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcSKĐS - Sáu tuần đầu tiên sau khi sinh được gọi là thời kỳ hậu sản. Tuy nhiên các bác sĩ chuyên khoa Sản cho rằng, thời kỳ hậu sản có thể kéo dài từ 6 tháng đến một năm tùy theo thể trạng của sản phụ. Đây là những mốc cần chú ý để chăm sóc tốt cho cả mẹ và bé.

Hương Khê, Hà Tĩnh: Hoàn thành chỉ tiêu chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ và nâng cao chất lượng dân số đợt 1 năm 2023
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Chiến dịch đợt 1 năm 2023 được Trung tâm Y tế huyện Hương Khê phối hợp với các ban ngành, đoàn thể ở địa phương thực hiện với nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Vì sao tuổi thọ của người Nhật ngày càng tăng?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcTheo thống kê của WHO, tuổi thọ trung bình của người Nhật là 84 tuổi và vẫn có xu hướng gia tăng mỗi năm.

6 lưu ý khi sử dụng thuốc trị mất ngủ cho người cao tuổi
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcMất ngủ, ngủ không đủ giấc... dẫn đến tình trạng mệt mỏi mãn tính, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe người cao tuổi. Việc sử dụng thuốc ngủ để điều trị đôi khi là cần thiết, tuy nhiên, mọi loại thuốc đều tiềm ẩn nguy hiểm đối với người cao tuổi.

Ảnh hưởng của cổ tử cung ngắn khi mang thai
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcCổ tử cung ngắn có thể gây khó khăn cho quá trình chuyển dạ và sinh nở. Cách nào để phát hiện sớm vấn đề tiềm ẩn này?

Đau lưng sau sinh có phải do thuốc gây tê khi mổ bắt con?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcNhiều phụ nữ sinh mổ nghĩ rằng nguyên nhân đau lưng sau sinh là do thuốc gây tê. Nhưng trên thực tế, đau lưng sau sinh do nhiều nguyên nhân.

Vì sao nên tầm soát ung thư cổ tử cung?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcTầm soát ung thư cổ tử cung rất hữu ích trong việc sàng loc, chẩn đoán và phát hiện bệnh sớm.

Chu kỳ kinh nguyệt ngắn là bình thường hay dấu hiệu nguy hiểm?
Dân số và phát triểnĐộ dài của kỳ kinh nguyệt dao động tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, nếu thời gian của kỳ kinh nguyệt đột nhiên trở nên ngắn hơn nhiều, kinh nguyệt ra ít hoặc không đều có thể báo hiệu đang mang thai, mãn kinh hoặc là một vấn đề y tế nghiêm trọng.