Em gái cũng bị viêm phụ khoa
Tuổi dậy thì là thời điểm cơ thể bắt đầu có những thay đổi mạnh mẽ về hormon, đánh dấu bước trưởng thành của bạn gái. Tuy nhiên, cũng chính điều kiện này lại là yếu tố thuận lợi cho bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở tuổi dậy thì phát sinh.
Viêm phụ khoa là chứng bệnh mà hầu như chị em nào cũng gặp phải ít nhất một lần trong đời. Viêm phụ khoa thông thường xảy ra ở những nữ giới độ tuổi trưởng thành, đã có quan hệ tình dục nên ít người cho rằng ở tuổi dậy thì, em gái lại bị viêm phụ khoa. Tuy nhiên hiện nay, viêm nhiễm phụ khoa ở nữ giới tuổi dậy thì ngày càng có xu hướng gia tăng do em gái không biết cách chăm sóc và vệ sinh vùng kín. Bệnh phụ khoa ở nữ giới còn gây ra khó khăn lớn hơn cho việc điều trị vì nữ giới mới dậy thì sẽ rất khó đặt thuốc vì sợ ảnh hưởng đến màng trinh.

Vì sao em gái mắc viêm phụ khoa?
Nguyên nhân chính khiến bạn gái dễ bị mắc bệnh viêm phụ khoa ở tuổi dậy thì là do lượng hormon trong cơ thể thay đổi khiến môi trường vùng kín phải trải qua những biến đổi, các cơ quan trong hệ thống sinh sản phát triển nhưng chưa hoàn thiện tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn, virut xâm nhập và gây bệnh.
Sự thay đổi của hormon trong cơ thể, thiếu hụt kiến thức về sức khỏe sinh sản và lơ là trong việc vệ sinh vùng kín khiến các bạn gái dễ dàng mắc các bệnh viêm phụ khoa như: viêm âm đạo, viêm buồng trứng, viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung…
Khi bước vào tuổi dậy thì, nữ giới sẽ thấy xuất hiện dịch tiết âm đạo, hành kinh, vùng kín luôn ẩm ướt, kết hợp với việc mặc quần lót chật, mồ hôi nhiều sẽ khiến cho âm đạo dễ bị nấm và vi khuẩn xâm nhập vào gây bệnh.
Trong chu kỳ kinh nguyệt, nếu không chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ, không chủ động thay băng vệ sinh thường xuyên, từ đó vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào và gây bệnh. Đây chính là mầm mống của các bệnh phụ khoa nguy hiểm có cơ hội nảy sinh và phát triển.
Việc tự ý thụt rửa bằng các loại xà bông, dung dịch vệ sinh không đảm bảo hoặc tự ý mua thuốc về sử dụng mà không hỏi ý kiến của người lớn khiến cho môi trường bị biến đổi, từ đó dẫn đến bị viêm nhiễm.
Khi bị viêm phụ khoa, bạn gái cũng sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng đặc trưng như tiết nhiều dịch âm đạo (có màu sắc xanh, vàng, nâu, xám), tính chất bất thường (đặc quánh, vón cục, sủi bọt) ra nhiều ở vùng kín, âm đạo có mùi hôi, ngứa âm đạo, thậm chí là âm đạo tấy đỏ, sưng đau, có mụn đỏ xuất hiện. Đau bụng dưới. Xuất huyết âm đạo khi không ngày kinh nguyệt. Cơ thể mệt mỏi. Tiểu khó, tiểu rát…
Điều trị bệnh cho bạn gái có khó?
Cũng như với người trưởng thành, việc điều trị viêm phụ khoa ở tuổi dậy thì cũng cần thăm khám và xác định đúng nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phương pháp chữa trị hợp lý và hiệu quả nhất. Việc điều trị viêm nhiễm phụ khoa thường kết hợp cả thuốc uống và thuốc đặt tại chỗ. Tuy nhiên, viêm phụ khoa ở độ tuổi dậy thì chỉ có cách điều trị duy nhất là dùng thuốc uống mà không đặt thuốc bởi việc đặt thuốc có thể gây tổn thương tới màng trinh, tác động lớn đến cuộc sống sau này của bạn gái. Điều này thường khiến thời gian điều trị lâu, hiệu quả chậm, dễ tái phát sau điều trị.
Như vậy, có thể thấy việc phát hiện nhanh chóng các triệu chứng và điều trị sớm là rất quan trọng, quyết định hiệu quả điều trị cũng như ngăn ngừa các biến chứng viêm nhiễm rộng hơn.
Cách phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa ở tuổi dậy thì
Bệnh phụ khoa ở tuổi dậy thì nếu không được quan tâm, chữa trị sớm có thể gây biến chứng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này. Do đó, để phòng ngừa viêm phụ khoa, các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh nên chú ý chỉ dẫn con cái vệ sinh âm hộ hằng ngày, luôn giữ cho vùng kín khô ráo, thông thoáng, dùng khăn giấy lau khô sau mỗi lần đi vệ sinh. Chú ý không sử dụng khăn, vật lạ đưa vào trong để lau âm đạo, âm hộ. Tránh mặc quần chật, cần thay quần lót thường xuyên. Sử dụng băng vệ sinh đúng cách cũng làm giảm bớt nguy cơ viêm nhiễm âm đạo. Cụ thể, băng vệ sinh phải đảm bảo sạch, đủ thấm và thay băng sau 4 giờ sử dụng.
Các bé không nên dùng xà bông hay các chất tẩy rửa mạnh, chất kháng khuẩn để vệ sinh vùng kín. Khi có mụn mủ, viêm nang lông vùng kín, cần đi khám và điều trị, không tự ý làm vỡ mụn mủ. Ngoài ra, cần uống thuốc tẩy giun. Khi có dấu hiệu ngứa rát bộ phận sinh dục, sưng tấy hoặc tiểu rát…, các bé cần nói với cha mẹ để được đưa đi khám ngay. Nếu để nặng, việc điều trị sẽ khó khăn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, để lại hậu quả khó lường.
Theo Sức khỏe & Đời sống

Cụ bà sống thọ 92 tuổi có thói quen gây kinh ngạc
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcCụ bà 92 dễ dàng hoàn thành 200 lần chống đẩy và 100 lần gập bụng mỗi ngày.

Đại hội Đảng bộ Cục Dân số nhiệm kỳ 2025 - 2030
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Ngày 11/6/2025, tại Hà Nội, Đảng bộ Cục Dân số long trọng tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đồng chí Nguyễn Thị Liên Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Y tế, dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội.

Can thiệp bào thai 'cứu' thai nhi bị tràn dịch màng phổi, nguy cơ tử vong sau sinh
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Các bác sĩ cho biết, thai nhi bị tràn dịch màng phổi trái gây xẹp phổi chèn ép tim. Đây là một biến chứng hiếm gặp, dẫn đến thiểu sản phổi, suy hô hấp nặng, tử vong sau sinh nếu không được điều trị trong bào thai.

Các quý ông bắt đầu mãn dục ở độ tuổi nào?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcMãn dục nam là một quá trình tự nhiên xảy ra ở nam giới do sự suy giảm nồng độ testosterone, điều này dẫn đến những thay đổi về khả năng tình dục và chất lượng cuộc sống. Vậy quá trình này có diễn ra giống mãn kinh ở phụ nữ không?

Việt Nam cam kết tham gia chương trình kế hoạch hóa gia đình toàn cầu đến năm 2030
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH – Cục Dân số (Bộ Y tế) phối hợp với Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam vừa tổ chức Hội thảo phổ biến Cam kết tham gia chương trình kế hoạch hóa gia đình toàn cầu đến năm 2030 (FP2030). Đây là một phong trào toàn cầu nhằm thúc đẩy quyền của mọi người trong việc tiếp cận dịch vụ sức khỏe sinh sản một cách an toàn và theo lựa chọn cá nhân.

3 bệnh lây truyền dễ nhiễm qua quan hệ tình dục bằng miệng
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcNhận biết các dấu hiệu, triệu chứng của 3 loại bệnh lây truyền có thể lây qua quan hệ tình dục bằng miệng là một cách để chủ động phòng bệnh.

5 cách đơn giản bảo vệ gan, thận thúc đẩy giải độc nên làm mỗi ngày
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcGan, thận hoạt động suốt ngày đêm để lọc độc tố, xử lý chất dinh dưỡng... Tuy nhiên, nhiều yếu tố bên ngoài tác động làm cản trở và suy yếu chức năng của gan, thận.

Nên cắt bao quy đầu ở độ tuổi nào?
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcViệc cắt bao quy đầu là một quyết định quan trọng và thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chỉ định y tế, văn hóa và ý muốn của gia đình...

Nạo phá thai tuổi vị thành niên: Những trăn trở suốt hơn 2 thập kỷ của bác sĩ sản khoa
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH – Suốt hơn 25 năm gắn bó với nghề, bác sĩ Nguyễn Thị Thảo đã từng đối mặt với không ít trường hợp nạo phá thai ở tuổi vị thành niên. Mỗi ca bệnh là một mảnh đời đầy trăn trở, để lại trong bà những nỗi day dứt, xót xa mỗi khi nhớ lại.

Thạc sĩ sinh con không cắt dây rốn, ngâm nhau trong muối, viêm phổi không cho tiêm
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcTin theo trào lưu sinh con “thuận tự nhiên” tại nhà, sản phụ ở Đồng Nai từ chối can thiệp y tế, giữ nguyên dây rốn, khiến bé trai sơ sinh có dấu hiệu viêm phổi.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.