Hà Nội
23°C / 22-25°C

Em gái cũng bị viêm phụ khoa

Thứ sáu, 16:07 16/11/2018 | Dân số và phát triển

Nhắc đến bệnh phụ khoa chúng ta đều nghĩ rằng đó là bệnh chỉ có ở phụ nữ độ tuổi sinh sản, nhất là với người đã có quan hệ tình dục. Tuy nhiên, trẻ em gái cũng là một trong những đối tượng dễ mắc bệnh.

Nguyên nhân gây viêm phụ khoa ở trẻ em khá đa dạng. Viêm phụ khoa ở trẻ cũng giống như ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản, triệu chứng điển hình và xuất hiện sớm nhất là bị ngứa vùng kín, đau bụng, có nhiều dịch âm đạo, đái dắt, buốt hoặc đái dầm… và đây là một hiện tượng bố mẹ không thể coi thường. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ viêm nhiễm mà lượng dịch âm đạo và màu sắc có sự khác biệt ở từng đối tượng, tuy nhiên, những nguy hại của viêm phụ khoa gây ra cho trẻ em là không thể coi thường.

Do cấu tạo sinh lý

Ở trẻ em, do hoạt động nội tiết của buồng trứng chưa nhiều, thiếu các rào chắn sinh lý giúp ngăn cản nhiễm khuẩn như: chưa có lông mu, hai môi lớn, hai môi nhỏ chưa phát triển, màng trinh và biểu mô âm đạo mỏng, trực tràng nằm gần với âm đạo làm cho chất thải từ phân dễ lây nhiễm vào âm đạo. Ngoài ra, âm đạo có pH trung tính và thiếu các kháng thể bảo vệ là yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn và tác nhân gây bệnh phát triển.

Lạm dụng dung dịch vệ sinh cũng gây viêm nhiễm phụ khoa bé gái.
Lạm dụng dung dịch vệ sinh cũng gây viêm nhiễm phụ khoa bé gái.

Do thiếu nội tiết

Bình thường, sau khi ra đời, các bé gái sẽ nhận được một lượng estrogen từ máu mẹ truyền sang. Lượng nội tiết tố này giúp âm đạo của trẻ tạo được môi trường pH trung tính. Tuy nhiên, một số trẻ nhận được lượng estrogen rất ít khiến môi trường âm đạo khô, dễ bị kích ứng hơn gây viêm nhiễm. Thiếu estrogen trong giai đoạn trước tuổi dậy thì thường gây viêm vùng da môi nhỏ.

Do các tác nhân gây bệnh

Có một số tác nhân gây nên viêm vùng kín ở trẻ em, có thể kể đến một số nguyên nhân điển hình như:

Viêm âm đạo do virut nhóm Poxvirus: Da vùng âm đạo có thể bị nhiễm khuẩn do một loại virut tên là Poxvirus, thường xảy ra ở trẻ em khoảng 5 tuổi hoặc nhóm 15 - 29 tuổi khi bị suy giảm miễn dịch. Âm đạo có thể bị viêm do lây qua tiếp xúc từ nơi khác trên cơ thể mắc bệnh hoặc qua đường tình dục.

Viêm âm hộ vùng da tiết bã: Chứng bệnh này có liên quan với sự có mặt của ban hồng, khu trú từng điểm, có thể nằm trong tam giác mu. Xung quanh âm hộ có thể có vết nứt, nhiễm trùng thứ cấp. Nhiễm trùng thứ cấp do vi khuẩn hay nấm tương đối phổ biến và gây đau, ngứa.

Viêm âm hộ do viêm da dị ứng: Triệu chứng là ngứa dai dẳng, ban đỏ, sẩn cục, nốt phỏng. Trên bề mặt của âm hộ có thể xuất hiện các điểm tróc. Nó cũng có thể xảy ra nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn hoặc nấm.

Viêm âm đạo do giun kim: Giun kim là một loại ký sinh trùng đường ruột, có thể mang vi khuẩn vào đáy chậu và gây ra viêm nhiễm thứ phát của âm hộ và âm đạo. Viêm âm hộ và âm đạo phát triển trong khoảng 20% các em gái có giun kim. Bệnh nhân thường bị ngứa trong khu vực xung quanh hậu môn, âm hộ.

Lạm dụng dung dịch vệ sinh, chất tẩy rửa: Có nhiều mẹ lạm dụng chất tẩy vùng kín để vệ sinh cho bé, hoặc bé dị ứng với xà phòng tắm, các hương thơm của sữa tắm, do vệ sinh kém khi vệ sinh, do tè dầm để quần ẩm ướt, do mặc bỉm lâu không thay… hoặc do mặc quần quá chật, ẩm ướt hay vệ sinh kém khi đi vệ sinh. Không giữ vệ sinh sạch sẽ và đúng cách khiến vi khuẩn lây nhiễm gây bệnh.

Lời khuyên của thầy thuốc

Chú ý giữ vệ sinh cho trẻ, luôn giữ cho vùng kín được khô, thoáng, không ẩm ướt. Thường xuyên tắm, rửa cho trẻ hằng ngày, khi tắm xong nên lau vùng kín bằng khăn bông sạch, tránh chà xát. Không dùng xà phòng có chất tẩy rửa cao để vệ sinh cho bé. Có thể dùng nước trà xanh để rửa vùng kín cho bé, có thể chống hăm và hạn chế các viêm nhiễm. Nên hạn chế dùng bỉm cho bé 24/24 giờ. Thay bỉm cho bé sau 3 - 4 tiếng và ngay sau khi bé đi tiêu. Khi trẻ đi vệ sinh xong, mẹ cần giúp bé vệ sinh thật kỹ và dạy cho trẻ cách giữ vệ sinh sau mỗi lần tiêu tiểu. Khi trẻ có kinh nguyệt, cần hướng dẫn trẻ chọn băng vệ sinh đảm bảo sạch, đủ thấm và thay băng vệ sinh nhiều lần trong ngày.

Nếu thấy con có dấu hiệu bất thường ở vùng kín như ngứa, rát, tấy đỏ, âm đạo có mùi hôi, cần đi khám ngay để được điều trị.

Theo Đinh Mạnh Trí/SK&ĐS

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Dân số và phát triển - 14 giờ trước

Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến đường sinh dục nhưng cũng có thể lây nhiễm vào cổ họng, trực tràng và mắt.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Ăn táo bằng nhiều cách, có thể nấu chín, dùng làm nước ép hay ăn trực tiếp... đều có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp ngăn ngừa một số tình trạng bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường.

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiều phụ nữ thấy vú đau trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt và cơn đau thường biến mất ngay sau khi kỳ kinh bắt đầu. Tuy nhiên, một số phụ nữ thấy cơn đau vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi kỳ kinh đã kết thúc.

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục còn được gọi là nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). STI có thể lây truyền trong bất kỳ hình thức sinh hoạt tình dục nào.

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Rụng tóc là một trong những triệu chứng thường thấy ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Việc điều trị sớm, đúng cách có thể giúp làm chậm quá trình rụng tóc, cải thiện sức khỏe tổng thể của tóc, đồng thời giúp chị em thêm tự tin trong cuộc sống.

Thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt

Thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt có thể gây khó chịu về mặt thể chất, tinh thần... ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều trường hợp bị Hội chứng tiền kinh nguyệt nặng, kéo dài cần phải dùng thuốc để điều trị.

Trẻ sơ sinh được bú mẹ có sức khoẻ tim mạch tốt hơn

Trẻ sơ sinh được bú mẹ có sức khoẻ tim mạch tốt hơn

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Trẻ bú mẹ ít nhất sáu tháng có thể thúc đẩy vi khuẩn đường ruột có lợi, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch ở trẻ khi trưởng thành.

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Một trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc chủ động tránh thai cũng được xem là một cách yêu thương bản thân, giúp bạn gái bảo vệ sức khỏe và cả tương lai của mình.

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Giang mai bẩm sinh là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra khi một người mẹ mắc bệnh giang mai truyền bệnh cho con trong quá trình mang thai hoặc khi sinh.

Top