Hà Nội
23°C / 22-25°C

Gặp cơn đau thắt ngực - khi nào là biểu hiện nhồi máu cơ tim?

Thứ hai, 10:00 18/05/2020 | Sống khỏe

Bệnh động mạch vành là nguyên nhân gây tử vong số một trong bệnh lý tim mạch, có xu hướng ngày càng tăng ở Việt Nam. Bệnh xảy ra khi các mảng xơ vữa bị tích tụ ở thành mạch, làm tắc nghẽn mạch máu đến nuôi tim, gây nên các triệu chứng đau tim, đau thắt ngực. Bệnh có thể dẫn tới các biến cố tim mạch nặng như nhồi máu cơ tim cấp hay đột tử.

Bên cạnh các nhân tố để đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân như tình trạng tâm thần, dấu hiệu trầm cảm, nhận thức của bản thân về bệnh thì triệu chứng đau thắt ngực cần được kiểm soát. Cơn đau có thể xuất hiện bất kỳ lúc ở bệnh nhân, gây khó khăn trong sinh hoạt, khả năng, năng suất lao động, làm giảm chất lượng cuộc sống của chính họ.

• Một là cơn đau thắt ngực trong bệnh lý bệnh mạch vành mạn tính. Nếu người bệnh gắng sức khi lên cầu thang và cảm thấy nghẹn ngực thì hãy ngồi nghỉ, sau đó nếu gia đình đã có sẵn thuốc của anh em hay cha mẹ thì chúng ta ngậm hoặc bơm vào dưới lưỡi cho bớt đau, sau đó phải đến thầy thuốc hoặc bệnh viện khám.

• Hai là nếu cơn đau thắt ngực xảy ra trong bệnh cảnh nhồi máu cơ tim cấp thì phải gọi Cấp cứu ngay lập tức, không xử trí tại nhà.

Gặp cơn đau thắt ngực - khi nào là biểu hiện nhồi máu cơ tim? - Ảnh 1.

Khi lên cơn đau thắt ngực, người bệnh nên ngồi nghỉ và nếu có sẵn thuốc thì nên ngậm hoặc bơm vào dưới lưỡi cho bớt đau. Lưu ý không nên đứng để xịt thuốc

Theo PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh - Nguyên Phó Giám đốc Viện Tim TPHCM: Rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị cảm giác tức hay nghẹn sau xương ức hay bên ngực trái khi gắng sức nhưng còn rất mơ hồ về bệnh. Có thể kiểm tra đơn giản bằng cách leo cầu thang 2 tầng lầu thì có thấy tức ngực hoặc đi từ nhà ra chợ có cảm thấy nghẹn ngực không để xác định về cơn đau thắt ngực ổn định. Còn nếu người bệnh đang ngồi yên tự nhiên đau nhói trên 15-20 phút lúc đó thì coi chừng nhồi máu cơ tim.

Vì thế, tốt nhất là nên đến bác sĩ chuyên khoa điều trị chứ không có cách nào khác. Khi đến bác sĩ chuyên khoa sẽ được làm đủ khảo sát về máu, khảo sát chỉ điểm sinh học của nhồi máu cơ tim, đo điện tâm đồ, siêu âm tim. Sau cùng nếu cần thiết sẽ chụp mạch vành để xác định bệnh và can thiệp cho người bệnh.

Khi tư vấn, PGS Vinh nhấn mạnh thêm về kiểm soát lối sống tại nhà cho người bệnh: "Biện pháp không dùng thuốc quan trọng không kém gì thuốc. Chẳng hạn nếu người bệnh hút thuốc lá, uống rượu bia thì tôi sẽ đưa ra lời khuyên nên bỏ thuốc lá, rượu bia. Ngoài ra, nên ăn nhiều rau, củ, quả. Thực sự, nếu ăn chay được thì rất tốt. Ăn chay nhưng cần lưu ý là không ăn nhiều món chiên. Thịt đỏ rất có hại, chẳng hạn như các loại thịt: thịt bò, thịt dê... chúng ta nên hạn chế và thay thế bằng cá".

Trong quản lý điều trị bệnh động vành, có những giải pháp để phòng ngừa, kiểm soát triệu chứng đau thắt ngực, qua đó giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Cụ thể như dùng thuốc quản lý triệu chứng theo đơn bác sĩ kê, can thiệp mạch vành hay phẫu thuật.

Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn có thuốc dạng ngậm hoặc xịt dưới lưỡi để kiểm soát triệu chứng nhanh chóng. Người bệnh nên mang theo bên mình để sẵn sàng tự kiểm soát cơn đau thắt ngực trong mọi tình huống kể cả di chuyển trên máy bay, tàu xe, đang đi du dịch...

Theo bác sĩ Hội Tim mạch Học Việt Nam, việc hướng dẫn dùng thuốc trong tình huống khẩn cấp rất cần thiết nhằm bảo đảm an toàn cho người bệnh. Chẳng hạn, với dạng xịt dưới lưỡi, bệnh nhân cần ngồi ổn định, cầm lọ thuốc theo chiều thẳng đứng, xịt từ 5 đến 7 nhát ra ngoài không khí (để chắc chắn vòi xịt thuốc được làm đầy với dung dịch thuốc). Tiếp theo, bệnh nhân há miệng và để lọ thuốc gần nhất có thể, nhằm vào phía dưới lưỡi, dùng ngón trỏ ấn mạnh nút lọ để bơm thuốc vào dưới lưỡi.

Khi thuốc đã được đưa vào dưới lưỡi thì ngậm miệng lại ngay lập tức, lưu ý, bệnh nhân không được hít thuốc vào đường thở. Nếu sau 5 phút cơn đau vẫn chưa cải thiện, có thể thực hiện tiếp quá trình này một lần nữa. Bệnh nhân chỉ nên dùng tối đa 3 nhát xịt trong vòng 15 phút, sau 3 lần xịt cơn đau không kết thúc, cần nhờ người thân đưa đến cơ sở y tế để nhận trợ giúp.

>> Xem thêm: Đầy đủ tư vấn của PGS Phạm Nguyễn Vinh về bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim

Nhằm cung cấp cho bạn đọc kiến thức, cách xử trí và ứng phó khi bị đau thắt ngực tại nhà và bất kỳ đâu ngoài bệnh viện, người nhà bệnh nhân có thể truy cập ứng dụng NITROXIT hoặc website https://toiquantam.vn/ được phát triển bởi Hội Tim mạch học Việt Nam là 2 kênh thông tin chuyên bệnh mạch vành với đầy đủ các nội dung về nguyên nhân, triệu chứng, cách phát hiện phòng ngừa bệnh, các phương pháp để xử lý khi lên cơn đau thắt ngực cấp tại nhà, các video hướng dẫn sử dụng thuốc nitrates dưới lưỡi giúp theo dõi và kiểm soát bệnh tốt hơn.

Các thuốc điều trị bệnh tim mạch là thuốc phải kê đơn, dùng phải theo đúng chỉ định của bác sĩ.

PV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Sống khỏe - 48 phút trước

GĐXH - Nóng gan là bệnh lý rất dễ tái phát, nhất là sau kỳ nghỉ lễ nắng nóng, uống nhiều rượu bia, đồ ăn nhiều đạm, dầu mỡ. Nếu không được điều trị sớm sẽ giảm chức năng gan mãn tính, gây bệnh viêm gan, thậm chí là ung thư gan.

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Sống khỏe - 52 phút trước

Thông thường, bệnh nghẹt mũi có thể tự khỏi trong khoảng vài ngày đến vài tuần (2, 3 tuần). Nhưng nếu bạn bị nghẹt mũi kéo dài trên 3 tuần, thêm vào đó là các chứng đau tai, ù tai, đau họng… chứng tỏ rằng bạn đã bị viêm mũi họng và bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

Sống khỏe - 2 giờ trước

Vitamin rất cần thiết để cho cơ thể khỏe mạnh. Mặc dù không có gì thay thế cho việc ăn uống lành mạnh, nhưng thực phẩm bổ sung có thể giúp bù đắp lượng vitamin thiếu hụt qua thực phẩm…

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Sống khỏe - 15 giờ trước

Khi phải di chuyển trên tàu, xe, máy bay quãng đường xa, chúng ta phải ngồi cố định một chỗ lâu, sẽ làm cho các khớp bị cứng, máu sẽ kém lưu thông giữa các phần của cơ thể. Các tư thế cố định như ngồi gây ứ máu chi dưới làm phù vùng bắp chân, bàn chân… gây đau.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 16 giờ trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

9 cách giúp thận khỏe mạnh

9 cách giúp thận khỏe mạnh

Sống khỏe - 18 giờ trước

Bệnh thận là bệnh không lây nhiễm, thường được gọi là "căn bệnh thầm lặng" vì các dấu hiệu và triệu chứng thường không rõ ràng cho đến khi thận đã bị tổn thương. Dưới đây là chín cách để giữ cho thận của bạn khỏe mạnh và làm chậm sự tiến triển của bệnh.

7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng 'trái tim ngày lễ'

7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng 'trái tim ngày lễ'

Sống khỏe - 20 giờ trước

Kỳ nghỉ lễ với nhiều hoạt động sôi nổi, du lịch, dã ngoại, tụ tập bạn bè và những bữa ăn thịnh soạn cùng với rượu bia, đồ ăn giàu chất béo sẽ khiến sức khỏe tim bị ảnh hưởng. Dưới đây là 7 lời khuyên để giữ cho trái tim khỏe mạnh trong kỳ nghỉ lễ.

5 'thủ phạm' gây hoa mắt chóng mặt, tuyệt đối không chủ quan nhất là trong những ngày nắng nóng

5 'thủ phạm' gây hoa mắt chóng mặt, tuyệt đối không chủ quan nhất là trong những ngày nắng nóng

Sống khỏe - 22 giờ trước

GĐXH - Người bị hoa mắt chóng mặt kèm theo các dấu hiệu nghiêm trọng như: đau đầu dữ dội, chóng mặt đột ngột, nôn liên tục, tê liệt cánh tay hoặc tê cả mặt... thì cần được khám sớm, tuyệt đối không được chủ quan.

Bí quyết sống thọ của 4 anh em ruột đều gần trăm tuổi

Bí quyết sống thọ của 4 anh em ruột đều gần trăm tuổi

Sống khỏe - 1 ngày trước

4 anh em nhà cụ Quỳnh người vừa 100 tuổi người hơn 90, vẫn rất minh mẩn, da dẻ hồng hào, tự làm nhiều việc không cần con cháu giúp đỡ.

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay

Sống khỏe - 1 ngày trước

Việc di chuyển bằng máy bay khiến cho bạn khó có thể thực hiện đúng chế độ ăn uống phù hợp. Lưu ý những thực phẩm nên ăn trước, trong và sau chuyến bay sẽ giúp bạn tránh khỏi cảm giác uể oải, đầy hơi hoặc kiệt sức.

Top