Gặp họa vì làm đẹp da mặt đón Tết bằng đắp lá trầu không
GiadinhNet - Sau một thời gian cố dùng bài thuốc đắp lá trầu không để trị nám, cho có “làn da Ngọc Trinh”, nhiều chị em đã sốc khi gương mặt của mình không còn đều màu, mà loang như da báo đốm.

Làn da bị tổn thương khi đắp lá trầu không. Ảnh: T.L
Mặt loang lổ, rối loạn sắc tố da sau làm đẹp
Tự ti vì thấy hai bên gò má nổi nám lấm tấm, lại không muốn Tết này phải diện một khuôn mặt xấu xí, chị Hường đã tìm mọi cách trị những đốm nám này. Gần tháng nay, chị tìm đến phương pháp đắp lá trầu không theo truyền miệng. Nghĩ dùng lá trầu lành tính, không ảnh hưởng nên chị Hường chăm chỉ làm theo. Khi dùng thấy nóng rát, bốc hỏa ở vùng da mặt, chị Hường vào hỏi “kinh nghiệm” của nhiều chị em tại một diễn đàn, nghe mọi người nói biểu hiện vậy là đã có tác dụng thẩm thấu vào da. Chị Hường yên tâm duy trì tiếp. Vùng sạm nám không mờ đi mà trở nên sậm màu, lan rộng. Gần đây, các đốm màu trắng kích thước như hạt đậu xuất hiện trên da khiến chị tá hỏa vào viện khám. Các bác sỹ kết luận chị Hường bị rối loạn sắc tố da.
Tại Bệnh viện Da liễu Trung ương cũng đang điều trị cho nhiều bệnh nhân có những biểu hiện bất thường sau một thời gian dùng lá trầu không làm đẹp, trị nám. Một phụ nữ 50 tuổi đã dùng phương pháp đắp lá trầu không để trị nám gần 3 năm. Theo lời bệnh nhân, ban đầu mới dùng chỉ một tuần da đã sáng, vết nám mờ hẳn. Thế nhưng, sau khi ngừng đắp 1-2 tuần, các vết nám má và tăng sắc tố phát triển nhanh hơn, đậm mầu hơn cả khi đắp. Làn da chị lốm đốm trắng, đen trên mặt.
Theo ThS.BS Hoàng Văn Tâm, Phó Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh (Bệnh viện Da liễu Trung ương), đa phần các bệnh nhân tới thăm khám, da đều trong tình trạng bị tổn thương nghiêm trọng, tổn thương da mặt có các nốt màu đen xen kẽ nốt trắng giảm sắc tố, không đều màu nhau… Khi khai thác tiền sử, bệnh nhân cho hay họ dùng trầu không theo cách dùng dân gian như tự đun nấu và cô đặc từ lá trầu không dùng đắp như một loại mặt nạ hay trực tiếp đắp lá trầu không được hấp chín để nguội lên mặt trước khi đi ngủ hoặc dùng bài thuốc có lá trầu, kem bôi không rõ nguồn gốc…
Lương y Đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông Y Ba Đình, Hà Nội) cho biết, đắp để làm đẹp da có nhiều loại lá, thường dùng nhiều là lá lô hội, dưa chuột… từ xưa rất ít sử dụng lá trầu không. Lá trầu không có vị nóng, tính mát thường được sử dụng để trị bỏng, sát khuẩn vết thương. Ngày nay, các chị em “cải tiến” sử dụng lá trầu không để đắp làm đẹp da. Nếu lạm dụng, làn da có thể mỏng đi, biến đổi sắc tố da. Hơn nữa, tùy theo cơ địa, muốn sử dụng cần phải thử xem hợp không bằng cách dùng thử ở tay vì có thể bị dị ứng.
Điều trị tốn kém
Theo ThS.BS Hoàng Văn Tâm, quá trình làm trắng da của lá trầu không chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu là giai đoạn tẩy da, mấy ngày đầu có cảm giác kích ứng nhẹ như đỏ da, châm chích sau đó cảm giác này mất đi. Do tính chất làm trắng mạnh, sau giai đoạn tưởng như da đã đẹp hơn, bệnh nhân tăng sắc tố sau viêm, xuất hiện tăng sắc tố. Giai đoạn 3, giảm sắc tố hình chấm trên nền tăng sắc tố gây nên hiện tượng da không đều màu, trắng đen xen kẽ.
Làn da sau tổn thương để cải thiện điều trị tốn kém mà mất thời gian. Không thể điều trị ngay mà cần phải thực hiện biện pháp nhằm phục hồi sắc tố da, điều trị mất sắc tố trước và sau đó ức chế các vết sạm nám trên gương mặt. Nếu ở vị trí thượng bì để điều trị thường sau vài tháng ổn. Nhưng với những trường hợp sử dụng lâu dài, vị trí tăng sắc tố đã ở vùng trung bì điều trị không phải dễ. Người bệnh khi điều trị buộc phải chấp nhận da mặt đen hơn, kiên trì điều trị thường sau 1 năm da có thể phục hồi đạt 70 - 80% ở trạng thái bình thường. Một số ít bệnh nhân nếu điều trị thuốc bôi không đáp ứng, có thể thêm phương pháp chiếu đèn, thậm chí ghép da nếu thất bại.
Lương y Đa khoa Bùi Hồng Minh khuyến cáo, để có làn da khỏe đẹp đón Tết trước hết cần phải vệ sinh da sạch sẽ thật kỹ, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước để đảm bảo khí huyết lưu thông. Người khỏe làn da thường khỏe khoắn, đẹp hơn. Phụ nữ thiếu máu xanh xao, thận hư thì có đắp cũng không ăn thua… cần phải kết hợp cả từ bên trong.
Chị em cần thực hiện chống nắng, duy trì thói quen dưỡng da mỗi ngày. Ngoài ra có thể sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên như nha đam, trà xanh, đắp mặt nạ trái cây... tác dụng làm trắng có thể chậm nhưng dùng an toàn. Khi đi ra ngoài cần có biện pháp tránh nắng bằng các vật dụng che nắng. Bôi kem chống nắng đúng cách khi ra đường (2 giờ bôi 1 lần), kể cả trong những ngày trời râm mát.
Các chuyên gia khuyến cáo, với những người bị nám việc điều trị cần sự thăm khám, tư vấn của bác sỹ chuyên khoa da liễu. Việc điều trị tùy theo từng cơ địa mỗi người. Có thể phải dùng nhiều biện pháp phối hợp như dùng thuốc làm trắng sáng, lột da bằng hóa chất, laser và ánh sáng trị liệu để điều trị… Đừng vì muốn có làn da trắng, hết nám, tàn nhan nhanh chóng mà tin vào những bài thuốc, lời quảng cáo chữa ngay tức thì.
Phương pháp làm trắng vùng da tối màu nào cũng sẽ làm da mỏng đi một phần nên mẹo trị nám bằng lá trầu không này cũng không ngoại lệ. Nếu đắp mặt nạ lá trầu không quá 10 phút sẽ làm da mỏng đi rất nhiều. Đặc biệt, với những người có làn da nhạy cảm càng thận trọng hơn cách này.
Lương y Đa khoa Bùi Hồng Minh
Phương Thuận

Những lợi ích của ăn trứng vịt vào mùa hè
Sống khỏe - 5 giờ trướcTrứng vịt là loại thực phẩm vô cùng quen thuộc. Theo quan niệm truyền thống phương Đông, ăn trứng vịt vào mùa hè còn là một cách tăng cường sức khỏe, giúp cường thân kiện thể, tiêu thử giáng hỏa, nâng cao sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật.

Người đàn ông 60 tuổi bị thủng dạ dày thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông này đã uống thuốc giảm đau và thuốc xương khớp không rõ nguồn gốc dài ngày để điều trị viêm khớp dạng thấp, dẫn đến tình trạng viêm dạ dày biến chứng thủng dạ dày.

Người phụ nữ 48 tuổi phát hiện u tuyến yên hiếm gặp thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ bị u tuyến yên hiếm găp có biểu hiện thường xuyên đau nhức đầu, mệt mỏi, khó chịu... nhưng chỉ đi mua thuốc giảm đau để uống vì nghĩ mình bị đau cột sống.

Bé gái 19 tháng tuổi đuối nước ngay tại nhà từ vật dụng ít ai ngờ tới
Y tế - 10 giờ trướcGĐXH - Khi người nhà phát hiện, bé đã rơi vào tình trạng tím tái, ngưng thở do đuối nước nên lập tức được sơ cấp cứu ban đầu rồi đưa đi cấp cứu.

6 tác dụng phụ tiềm ẩn khi bổ sung vitamin D
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcVitamin D rất cần thiết cho xương, sức khỏe miễn dịch và điều chỉnh tâm trạng… nhưng việc bổ sung quá nhiều hoặc không phù hợp có thể dẫn đến các tác dụng phụ tiềm ẩn.

4 thực phẩm tốt nhất bảo vệ mắt và cải thiện thị lực
Sống khỏe - 11 giờ trướcCó nhiều loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất thiết yếu cần thiết để giữ cho đôi mắt khỏe mạnh, bảo vệ thị lực và thậm chí làm cho mắt nhìn sắc nét hơn…

Người phụ nữ 26 tuổi ở Hà Nội bị vỡ ruột thừa, nguy hiểm tính mạng từ 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Y tế - 11 giờ trướcGĐXH - Người bệnh đã tự ý dùng thuốc giảm đau dẫn đến việc chậm trễ trong thăm khám, điều trị khiến tình trạng bệnh ngày càng tiến triển nặng, gây viêm phúc mạc do ruột thừa vỡ.

Người phụ nữ bị sốc nhiễm trùng, suy thận cấp do biến chứng bệnh tiểu đường từ 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ bị biến chứng bệnh tiểu đường mặc dù đã được bác sĩ dặn chỉ xoa nhẹ vùng da khi ngứa nhưng do quá khó chịu, bà D. đã gãi mạnh liên tục, thậm chí ngâm nước nóng để dễ chịu hơn...

Cách chăm sóc trẻ bị rôm sảy tại nhà
Sống khỏe - 15 giờ trướcThời tiết nóng nực mùa hè là điều kiện thuận lợi gây nhiều bệnh, nhất là các bệnh ngoài da như rôm sảy ở trẻ em. Vậy dấu hiệu nhận biết bệnh rôm sảy ở trẻ là gì? Cách chăm sóc trẻ bị rôm sảy tại nhà ra sao?

5 loại thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn nhất
Sống khỏe - 17 giờ trướcLợi khuẩn (probiotic) đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe tiêu hóa. Những vi sinh vật có lợi này có thể giúp điều trị nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm hội chứng ruột kích thích, bệnh viêm ruột và tiêu chảy…

Người phụ nữ 37 tuổi phát hiện u dưới niêm mạc thực quản kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Sau khi nội soi thực quản dạ dày, các bác sĩ phát hiện một khối u dưới niêm mạc kích thước lớn. Trước đó, bệnh nhân có cảm giác nuốt vướng, nuốt nghẹn...