Gặp “thần y” trên đỉnh núi Khau Rịa
GiadinhNet - Mỗi ngày, cụ Hoàng Thị Than vẫn đi bộ gần 20km đường rừng, leo lên đỉnh núi Khau Rịa - nơi quanh năm mây vật gió vờn để hái cây thuốc đặc biệt có thể chữa bách bệnh cho dân bản.

“Mát tay” cứu người
Cách trung tâm xã Nghĩa Đô (Bảo Yên, Lào Cai) chưa đầy 1km, chúng tôi tìm đến nhà cụ Hoàng Thị Than - người dân tộc Tày, được dân bản ví như “thần y”. Cụ Than năm nay đã ngoài 80 tuổi, dẫu vậy, cụ không cho phép mình nghỉ ngơi dưỡng già mà vẫn tay dao, tay thuổng trèo đèo, lội suối, vào rừng sâu để tìm cây thuốc. Có lẽ vì thế mà ở mảnh đất Nghĩa Đô cộc cằn này, dân bản ai ai cũng biết và quý mến cụ.
Quờ tay đảo đống thuốc giữa nhà, cụ Than trò chuyện cũng chúng tôi với đầy vẻ lạc quan vào tay nghề của mình: “Làm nghề này vất vả lắm cháu ạ, nhưng lại vui vì “cứu một người hơn xây bảy toà tháp”. Từ xa xưa, người Tày đã biết dùng lá rừng để làm thuốc chữa bệnh. Tùy từng bệnh mà lấy ngay một vài loại lá cây, lá cỏ, rễ hoặc quả về dùng, rất hiệu nghiệm. Người Tày có nhiều bài thuốc cổ truyền rất đơn giản mà lại công hiệu. Ví dụ, trẻ con thường hay đau bụng đầy hơi, sốt nóng vào ban đêm, chỉ cần 3 hột quả gấc, một ít hột bí đao giã nát gói vào giẻ sạch xoa lên chỗ đau vài lần sẽ khỏi”.
Tuy những bài thuốc này người Tày được nhiều người biết, nhưng không phải ai cũng có thể áp dụng để chữa khỏi bệnh, vì nếu dùng không đúng cách hoặc không đúng bệnh sẽ làm cho người bệnh đau hơn, bệnh tình nghiêm trọng hơn, nhiều trường hợp có thể dẫn tới tử vong. Cụ Than còn nhớ trường hợp của chị Nông Thị Pén (ở xã Vĩnh Yên) bị ngộ độc nấm. Gia đình dùng cách giải độc thông thường của người Tày nhưng không khỏi, trái lại càng làm cho chất độc trong người chị phát tán nhanh hơn. Gia đình đưa chị đến cứu chữa, bằng bài thuốc gia truyền của mình, cụ Than đã dùng nhiều loại lá cây dại để giải độc thành công cho chị Pén. Hay như trường hợp anh Nguyễn Văn Toàn (ở bản Đáp) bị rắn độc cắn, cụ Than chỉ cần vài loại lá cây đã cứu sống được anh. Đó chỉ là vài ba trong hàng trăm, thậm chí hàng nghìn trường hợp đã được “thần y” Hoàng Thị Than mang từ “cõi chết trở về”.
Lo lắng những cây thuốc cũng biến dần theo “mẹ rừng”

Hơn 40 năm làm nghề thuốc chữa bệnh cứu người, cụ Than rút ra được nhiều kinh nghiệm trong quá trình hành nghề. Tuy vậy, cụ bảo, hiện nay việc tìm và hái thuốc gặp không ít khó khăn, trở ngại. Thuốc trong rừng ngày một ít, trước kia cây thuốc có ở khu vực gần nhà, nay do rừng bị chặt phá nhiều nên những cây thuốc cũng biến dần theo “mẹ rừng”.
Không thể tả hết những gian truân mà cụ Than đã gặp để tìm được cây thuốc, từ việc trèo đèo, lội suối đến băng rừng… Có khi để đi tìm một vị thuốc nào đó, cụ phải đi bộ gần 20km đường rừng. Đến nay tuổi cụ đã cao, việc đi lại bình thường đã khó nên việc lên rừng hái thuốc còn khó gấp trăm lần. Nhận thấy cây thuốc trong rừng ngày càng cạn kiệt, mỗi lần cụ Than vào rừng hái thuốc thấy loài cây nào mọc nhiều, cụ đều nhổ lấy một nhánh nhỏ về trồng, loại nào giâm được cành là mang về giâm. Cứ thế, bao năm qua khắp xung quanh nhà, vườn tược… của cụ đâu đâu cũng là cây thuốc. Nhiều thang thuốc khi cần đến cụ chẳng phải vào rừng hái nữa.
Dẫn chúng tôi ra vườn thuốc, cụ Than vui mừng nói: “Bây giờ nhà mình nhiều cây thuốc rồi, không sợ mất bài thuốc nào nữa, cứ cần cây nào trong bài thuốc nào là ra vườn, chỉ những cây sống ở tự nhiên mới cần vào rừng lấy. Nhưng cái khó khăn nhất với tôi lúc này là truyền được hết các bài thuốc cho con, để sau này tôi không còn trên đời này nữa, sẽ có người chữa bệnh cho dân làng”.
May mắn nhất đối với cụ là người cháu ngoại Hoàng Văn Hậu có mong muốn đi theo nghề gia truyền. Ngay từ lúc mới 22 tuổi, anh Hậu đã nhận biết được hết tất cả các vị thuốc chữa bệnh của bà ngoại. Giờ anh chỉ chờ đến lúc chính thức trở thành “truyền nhân” là có thể hành nghề. Nghề thuốc cũng như bao nghề khác đều có bí mật và cách làm riêng. “Đối với nghề thuốc phải giữ bí mật tuyệt đối với người khác trừ trường hợp người được chọn để truyền lại nghề”, cụ Than cho biết.
Theo cụ Than thì người thầy thuốc không được nói cho người khác biết tên cây thuốc, chữa bệnh gì để giữ lại nghề gia truyền của mình thì chữa bệnh mới hiệu nghiệm. Ngoài ra, cũng phải giữ kín các loại thuốc phụ, liều lượng và cách pha trộn. Do vậy, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân dù có biết một số loại cây để chữa bệnh, khi tự vào rừng kiếm thuốc cũng không có hiệu quả.
Tuy tuổi đã cao, nhưng khi phải vào rừng hái thuốc, cụ Than không bao giờ để ai đi cùng, chỉ đi một mình. “Lúc nào không đi được nữa lúc đó mời truyền lại cho con, cháu”, cụ Than nói khi tay vẫn cầm dao băm thoăn thoắt những bó cây thuốc. Theo quan điểm của người hành nghề thuốc như cụ, nếu cho người khác nhìn thấy mình khi đang hái thuốc thì số thuốc hôm đó coi như bỏ không, nếu cố tình sử dụng thì sẽ không có hiệu quả và sẽ không gặp may mắn về sau.
Cái việc truyền nghề cũng rất đặc biệt, theo như tâm sự của bà Than: “Sau này khi tôi muốn truyền nghề này cho ai thì phải chờ đến đúng vào ngày mùng 2 đến mùng 3 Tết, tôi sẽ dẫn người đó vào vườn hoặc rừng nơi có cây thuốc, để hướng dẫn cách hái thuốc và cách chữa bệnh. Người được truyền nghề phải từ 30 tuổi trở lên, bởi đó là tuổi đang sung sức. Người cha làm nghề thuốc thì trực tiếp truyền nghề cho con trai ở với mình, người mẹ thì truyền nghề cho con dâu ở cùng. Còn nếu không có con trai mà chỉ có con gái thì chọn người ở rể để truyền nghề”.
Do có những quy định nghiêm ngặt như thế, những người làm nghề thuốc như cụ Than có lối sống khác thường, không khoe khoang, khoác lác, sống rất liêm khiết luôn được mọi người xung quanh kính nể. Đến nay, ước mơ lớn nhất của cụ là có thể tiếp tục chữa bệnh cho mọi người và có một truyền nhân chí nghĩa để tiếp tục nghề thuốc gia truyền chữa bệnh cho dân làng.
Là người có nhiều năm nghiên cứu về cây thuốc cũng như về tri thức bản địa của bà con dân tộc vùng núi phía Bắc, PGS.TSKH Trần Công Khánh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu cây thuốc Việt Nam cho biết: “Đồng bào dân tộc miền núi biết rất nhiều thứ thuốc hay, đặc biệt là người dân tộc ở Lào Cai, Tuyên Quang. Tuy nhiên hiện chưa có ông lang, bà lang nào được nêu tên trong sách y học của Việt Nam. Điều đó cho thấy là chúng ta chưa quan tâm đúng mức đến việc bảo vệ kho tri thức bản địa của họ. Để bảo tồn kho tri thức bản địa trong nhân dân, chúng ta còn phải có ý thức giữ gìn những bài thuốc quý. Sự thất tuyền y học gia truyền đồng nghĩa với dân tộc Việt Nam mất bài thuốc quý mà có thể 3.000 - 5.000 năm nữa chúng ta cũng không thể tìm lại được”.
Bảo Châu

Hiếm gặp: Phát hiện ký sinh trùng dài gần 10cm trong mắt của bệnh nhân nữ
Y tế - 18 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nếu bệnh nhân không được phát hiện và xử trí kịp thời, ký sinh trùng có thể gây viêm nhiễm kéo dài, tổn thương giác mạc, suy giảm thị lực, thậm chí dẫn đến mù lòa.

Mắc tay chân miệng, bé gái 14 tháng tuổi ở Hà Nội phải lọc máu liên tục
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhi được đưa đến viện trong tình trạng có nhiều vết loét trong vòm họng, nốt phỏng nước rải rác vùng mông kèm tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn.

Người đàn ông 49 tuổi nguy kịch, tiên lượng tử vong sau khi ăn lòng lợn
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Sau 1 tuần ăn lòng lợn, ông L. đột ngột sốt cao tới 40 độ C, rét run, đau bụng dữ dội, đi ngoài phân lỏng 8 lần trong ngày, nhức mỏi toàn thân, huyết áp tụt mạnh.

Bộ Y tế vào cuộc vụ sản phụ tử vong sau sinh mổ lần 3 ở Hải Phòng
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Ngày 13/4, Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế thành phố Hải Phòng về việc xác minh và báo cáo trường hợp sự cố y khoa đối với bà LTC tại BVĐK huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.

'Sửa chữa' từ trong bào thai cho thai nhi bị cạn ối hoàn toàn, giãn đài bể thận hai bên
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ nghi ngờ thai nhi bị tắc nghẽn đường tiết niệu dưới – một bất thường có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thận và sự phát triển của thai nhi.

Vụ trẻ 20 tháng tuổi bị bảo mẫu bạo hành: Bộ Y tế đề nghị xử lý nghiêm đối tượng có hành vi vi phạm quyền trẻ em
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế tỉnh Quảng Nam về việc xác minh, xử lý vụ việc trẻ em bị bạo lực.

Việt Nam ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ điều trị khối u
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH – Việc ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ tại Việt Nam đem tới bước ngoặt mới trong việc điều trị hiệu quả các khối u và nhiều bệnh lý như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, tuyến cơ tử cung, u vú lành tính…

Sau vụ 7 trẻ bị xâm hại ở Đà Lạt: Bộ Y tế đề nghị thanh tra toàn bộ các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Bộ Y tế đề nghị các địa phương cần tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân, các cấp, các ngành trong việc phát hiện, báo cáo và xử lý các vụ việc vi phạm quyền trẻ em, phòng chống xâm hại trẻ em.

Kỳ tích y học Việt Nam: Lần đầu thực hiện thành công ghép tim nhân tạo bán phần
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa thực hiện thành công ca ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3 lần đầu tiên tại Việt Nam.

Tưởng béo bụng, cô gái 18 tuổi bất ngờ phát hiện có khối u buồng trứng 'khủng'
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có khối u buồng trứng kích thước lớn, chứa nhiều dịch nhày, chiếm gần hết khoang bụng.

Người đàn ông 49 tuổi nguy kịch, tiên lượng tử vong sau khi ăn lòng lợn
Y tếGĐXH - Sau 1 tuần ăn lòng lợn, ông L. đột ngột sốt cao tới 40 độ C, rét run, đau bụng dữ dội, đi ngoài phân lỏng 8 lần trong ngày, nhức mỏi toàn thân, huyết áp tụt mạnh.