Gia tăng chứng hay quên ở người trẻ
GiadinhNet - Nhiều người vẫn nghĩ hay quên, giảm trí nhớ là bệnh của người già, khi đã lão hóa, nhưng trên thực tế, không ít người trẻ dù chỉ mới ngoài 25-30 tuổi đã có những lúc “không nhớ ra mình quên gì”. Biểu hiện này có đáng lo ngại và khi nào thì nên đi khám?
"Mới tí tuổi” đã “quên mất mình định làm gì, nói gì”
Chị Hoài Thương (30 tuổi) là nhân viên ngân hàng ở Hà Nội. Dù chưa có gia đình, nhưng chị đã có cảm giác mình đã mắc phải chứng giảm trí nhớ không khác gì người già.
“Khoảng 1 năm gần đây, lúc nào tôi cũng thấy mệt mỏi, khó chịu, dễ bức xúc, cáu giận, nhiều khi còn nói năng thiếu tập trung, luyên thuyên. Lúc giật mình “tỉnh” ra thì không nhớ mình vừa nói gì và tại sao lại nói như thế. Công việc kế toán ngân hàng đòi hỏi tôi phải ghi nhớ tốt, nhưng tôi quên đến mức cầm điện thoại lên phải nhìn lại mình đang gọi cho ai, rồi khi người ta nhấc máy còn quên mất mình định nói chuyện gì. Tôi phải dùng đến giấy nhớ dán khắp bàn làm việc. Bất tiện vô cùng”, chị Thương than vãn.
Còn anh Hùng (39 tuổi, làm giảng viên đại học) vốn là người có tính cẩn trọng, đồ đạc cất đặt rất ngay ngắn. Trước đây, anh lên lớp không cần xem giáo án, thậm chí có thể nói chuyện chuyên sâu ở nhiều chủ đề mà không cần nhìn tài liệu. Tuy nhiên, gần đây anh lại có biểu hiện lơ đễnh, đến mức quên cả đường về nhà. “Ngày trước chỉ cần đọc địa chỉ, trong đầu tôi đã hiện lên bản đồ. Nhưng giờ, cứ đi đến một nơi nào đó, kể cả về nhà mà cứ đi lòng vòng rồi mới sực nhớ ra đường. Đã thế, tôi lại hay quên việc nhỏ, như hay để chìa khoá trong cốp xe, không nhớ nổi ra khỏi nhà đã bấm khoá cửa hay tắt đèn chưa vì trong đầu không lưu hình ảnh đó. Rồi có khi gặp đồng nghiệp trong trường, chỉ khác khoa, thấy mặt quen lắm nhưng vắt óc không nhớ ra tên gì, khoa nào. Nhiều khi tôi rất ức chế, cả ngày chỉ nghĩ làm sao để nhớ được cái tên người ta thì mới thôi”, anh Hùng chia sẻ.
Đi khám, anh Hùng được bác sĩ cho biết, anh có thể bị rối loạn định hướng, khởi đầu của suy giảm, rối loạn nhận thức nhẹ. Anh được chỉ định làm các xét nghiệm, khám lâm sàng khác để đánh giá thêm.
Theo BSCKII Phan Mỹ Hạnh – Hội Thần kinh học Việt Nam, thuật ngữ suy giảm nhận thức nhẹ (MCI) là biểu hiện một giai đoạn trung gian giữa quá trình lão hóa bình thường và sự phát triển của quá trình lão hóa bệnh lý, chứng sa sút trí tuệ. Các triệu chứng của suy giảm nhận thức nhẹ thường mơ hồ, thường gặp nhất như giảm trí nhớ, rối loạn ngôn ngữ (khó tìm từ để nói), giảm chú ý (khó tập trung vào trong hoặc sau các cuộc trò chuyện); giảm kỹ năng thị giác không gian (bệnh nhân thường than phiền mất phương hướng trong môi trường quen thuộc mà không có khiếm khuyết về vận động hay cảm giác).
Khi bị chẩn đoán suy giảm nhận thức, người bệnh cần được tầm soát các yếu tố nguy cơ gây ra suy giảm, bao gồm các yếu tố bên ngoài (stress, thuốc gây giảm nhận thức, trầm cảm gây kém tập trung…) và các yếu tố bên trong (rối loạn bệnh lý nội khoa như suy giáp, suy thượng thận, thiếu vitamin…; các yếu tố nguy cơ tổn thương mạch máu não (đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu…; các tổn thương thực thể trong não như u, tụ máu…).
Hãy bỏ thói quen làm nhiều việc cùng lúc
PGS.TS Thần kinh học Nguyễn Thi Hùng cho rằng, đang có xu hướng trẻ hóa bệnh liên quan suy giảm trí nhớ. Ở Việt Nam, hiện chưa có khảo sát chính thức nào về tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ, nhưng theo ước tính của PGS.TS Thi Hùng: Cứ khoảng 100 người trẻ đến khám bệnh ở các cơ sở y tế thì có đến 20 người gặp vấn đề về suy giảm trí nhớ. Có khi chỉ mới ngoài đôi mươi đã có vấn đề về trí nhớ.
Các bác sĩ cho rằng, xã hội phát triển khiến người trẻ phải đối mặt với nhiều áp lực, căng thẳng tâm lý, stress trong công việc, chật vật kiếm tiền, xử lý hàng tá mối quan hệ xung quanh trong cuộc sống. Các bệnh lý thoái hóa thần kinh cũng tăng cao mà không “chờ” tuổi già. Bên cạnh đó, chế độ ăn công nghiệp, với nhiều đồ ngọt, thực phẩm chiên xào, đồ hộp chứa chất bảo quản và phụ gia, đường hóa học… dễ sản sinh nhiều gốc tự do gây suy giảm nhận thức và trí nhớ của não bộ. Thói quen uống rượu bia và chất kích thích, lạm dụng các loại thuốc (thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm thế hệ cũ, nhóm thuốc corticoid)… cũng gây ảnh hưởng mạnh đến trí nhớ người trẻ. Nhiều người làm việc căng thẳng cả ngày nhưng ít vận động nên dễ bị béo phì, mỡ trong máu khiến lưu lượng máu đến tưới não ít đi cũng là nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ.
Ngày nay, mỗi ngày người trẻ tiếp nhận quá nhiều thông tin. Trong khi đó, việc phải đối mặt với áp lực từ công việc và cuộc sống khiến chúng ta mệt mỏi, thiếu ngủ, mất tập trung nên khó ghi nhớ các sự việc diễn ra. Một thực tế khám chữa bệnh cho thấy, người trẻ thường giảm trí nhớ gần, còn gọi là trí nhớ công việc. Một số người nói - làm rất nhanh trong thời gian ngắn khiến lượng thông tin vào não quá nhiều, không kiểm soát hết nên dễ quên. Các chuyên gia khuyến cáo: Khi có các dấu hiệu về giảm trí nhớ gần, cần thăm khám để xác định xem đấy là biểu hiện bình thường hay bệnh lý. Suy giảm trí nhớ dạng bệnh lý sẽ thường xuyên xảy ra và tăng dần. Ở mức độ nặng, bệnh nhân có thể quên hoàn toàn, thậm chí được nhắc vẫn không có ấn tượng.
Một thói quen được nhiều chuyên gia cho rằng ảnh hưởng đến khả năng rèn luyện trí nhớ, làm suy giảm khả năng nhớ của người trẻ hiện nay, là làm nhiều việc một lúc. Nhiều người hi vọng rằng thói quen này sẽ giúp hoàn thành được nhiều việc càng nhanh càng tốt, nhưng thực tế, về lâu dài có thể dẫn đến rối loạn tâm thần, căng thẳng và giảm trí nhớ. Thậm chí có khi “ổ cứng trí nhớ” bị quá tải, có thể dẫn đến rối loạn tâm thần. Bên cạnh đó, với sự tiến bộ của công nghệ thông tin, nhiều người trẻ hiện nay có thói quen “vắt ngang” công việc, đang làm việc quan trọng này lại quay sang trả lời tin nhắn, lướt facebook, kiểm tra email… khiến việc tập trung công việc chính bị gián đoạn, thậm chí quên luôn việc chính đang làm là gì. Do đó, nếu bạn có dấu hiệu tâm trí rối loạn, trí nhớ kém, điều có thể làm để khắc phục là học cách tập trung vào một việc duy nhất tại một thời điểm.
Để đề phòng tình trạng mới “tí tuổi đã lẫn”, người trẻ cần loại bỏ các tác nhân gây bệnh như hạn chế tối đa rượu bia, thuốc lá, tập trung khi học tập, làm việc nhưng tránh căng thẳng. Sắp xếp công việc, đồ đạc ngăn nắp, có trật tự để dễ nhớ, dễ tìm. Năng giao tiếp xã hội, tập thể dục thường xuyên cũng là một cách tốt, để thúc đẩy tuần hoàn, hô hấp, giúp tăng cường ôxy và dinh dưỡng cho não. Chú ý đừng nói và làm quá nhanh cũng như tăng cường quan sát, so sánh và ghi chú lại những việc cần thiết để rèn luyện khả năng ghi nhớ.
BS Lê Văn Tuấn - Phó Chủ tịch Hội Thần kinh TP HCM khuyến cáo: Khi sự “đãng trí”, giảm trí nhớ đến lúc để người khác nhắc nhở thì nên đi khám ngay. Còn nếu chỉ lơ đễnh thoáng qua thì không nên quá lo lắng.
Võ Thu
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện
Y tế - 16 giờ trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao
Y tế - 18 giờ trướcGĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'
Y tế - 1 ngày trướcNam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.
Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
Y tế - 1 ngày trướcTrong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.
Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.
Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.
Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm
Y tế - 1 ngày trướcNam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.
Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.
Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.
Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore
Y tế - 3 ngày trướcSốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.
Người phụ nữ 50 tuổi ở Hà Nội đeo hậu môn nhân tạo suốt 9 năm do thói quen nhiều người hay mắc phải
Y tếGĐXH - Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hà Đông trong tình trạng đau bụng cơn vùng hố chậu phải, bí trung đại tiện, khối vùng hậu môn nhân tạo loét sùi, có mùi hôi, chảy dịch.