Hà Nội
23°C / 22-25°C

Gia tăng trẻ mắc bệnh đường hô hấp nhập viện, bác sĩ chỉ ra sai lầm khi hạ sốt cho con rất nhiều mẹ mắc phải

Thứ hai, 15:13 06/06/2022 | Mẹ và bé

Nhiều bậc phụ huynh cứ nghĩ khi con sốt, nhiệt độ cao thì chườm lạnh để nhanh giảm. Tuy nhiên, đây là sai lầm cực kỳ nguy hiểm có thể khiến trẻ bị cảm lạnh.

Gia tăng viêm phổi ở trẻ

Những ngày này, Hà Nội mưa ẩm đến sớm, nắng nóng cũng đột ngột tăng nên số trẻ mắc bệnh viêm đường hô hấp gia tăng.

Trong số những trẻ nhập viện tại BV Thanh Nhàn có tới 70% là mắc bệnh về đường hô hấp với các triệu chứng viêm đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi; nôn, tiêu chảy…

BS. Nghiêm Thị Mai Sang, Phó trưởng khoa Nhi, BV Thanh Nhàn cho biết: Những ngày gần đây khoa Nhi tiếp nhận số lượng bệnh nhi nhập viện tăng mạnh, thậm chí gấp đôi so với tháng trước.

Số lượng bệnh nhi tại Khoa đang dao động khoảng 70- 80 bệnh nhi/ngày. Trẻ mắc bệnh chủ yếu là các bệnh đường hô hấp, tiêu chảy, trong đó viêm đường hô hấp chiếm tới hơn 70%.

Gia tăng trẻ mắc bệnh đường hô hấp nhập viện, bác sĩ chỉ ra sai lầm khi hạ sốt cho con rất nhiều mẹ mắc phải - Ảnh 1.

BS Mai Sang thăm khám cho bệnh nhi

Theo đó, hầu hết trẻ nhập viện do viêm phế quản, viêm phổi, nôn, tiêu chảy. Đáng ngại là một số bệnh nhi được đưa đến thăm khám sớm nhưng cũng có những trường hợp đến viện muộn, thậm chí suy hô hấp. Trong số đó, có những trẻ không có biểu hiện sốt mà chỉ ho, sổ mũi…

Bế con 5 tháng tuổi trong tay, bà mẹ trẻ Trần Thị Tuyết Nga lo lắng cho biết con đang điều trị viêm tiểu phế quản được 6 ngày. Khoảng 3 ngày trước khi nhập viện, bé ho khan, sổ mũi mà không hề sốt. Sau đó bé xuất hiện thở rít nên gia đình vội đưa cháu đến viện khám thì đã được chỉ định nhập viện điều trị.

Hay một trường hợp khác là bé trai 4 tháng tuổi ở quận Hoàng Mai bị viêm tiểu phế quản, viêm phổi sau 3 ngày xuất hiện các dấu hiệu ho, thở rít.  Anh Nghiêm Đức Toản, bố bé trai chia sẻ: Trước khi vào viện cháu xuất hiện ho, thở rít sau đó thở khò khè nên được gia đình đưa đi khám thì được chỉ định nhập viện ngay.

Theo BS. Nghiêm Thị Mai Sang, nguyên nhân của các trường hợp viêm phổi trẻ em chủ yếu do virus (tới 70%), thường gặp nhất là virus hợp bào đường hô hấp RSV; hoặc do vi khuẩn phế cầu gây ra viêm phổi ở trẻ. Virus thường phát sinh, phát triển ở nhiệt độ, độ ẩm cao; thời tiết như hiện nay đang rất thuận lợi cho các virus này phát triển, vì vậy đã khiến gia tăng tình trạng lây nhiễm ở trẻ.

“Đặc biệt, virus hợp bào đường hô hấp RSV có thể xâm nhập và gây tổn thương biểu mô đường thở, gây viêm tiểu phế quản, viêm đường hô hấp, phù nề dẫn tới khó thở, suy hô hấp ở trẻ”, BS. Nghiêm Thị Mai Sang cảnh báo.

Sốt, tiêu chảy cũng tấn công trẻ nhỏ

Được biết không chỉ viêm phổi, viêm phế quản mà những ngày gần đây số trẻ bị sốt và tiêu chảy, nôn cũng gia tăng. Căn nguyên chủ yếu được xác định cũng là do virus. Với tình trạng này, trẻ thường đáp ứng tốt khi điều trị đúng, bù điện giải kịp thời cho trẻ, trẻ nhanh hồi phục.

Để phòng bệnh hô hấp và tiêu hóa trong giai đoạn thời tiết như hiện nay, cha mẹ cần giữ gìn vệ sinh cho trẻ, vệ sinh nhà ở sạch sẽ, thông thoáng; đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho bé để tăng sức đề kháng. Đặc biệt, cha mẹ cần phát hiện sớm các dấu hiệu ở trẻ như: Ho, khò khè, viêm long đường hô hấp…

“Với trẻ có biểu hiện sốt, khò khè, thở rít, cha mẹ cần phát hiện sớm đưa con đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời; tránh diễn biến nặng, suy hô hấp, gây nguy hiểm cho trẻ”, BS Mai Sang cảnh báo.

Đáng lưu ý, hiện có tình trạng tự ý điều trị- nhất là thuốc kháng sinh khi thấy con ho, khò khè. Việc sử dụng kháng sinh không đúng loại, liều lượng có thể làm nặng thêm tình trạng của trẻ.

“Đặc biệt nguy hiểm khi nhiều bà mẹ tự ra hiệu thuốc, đọc triệu chứng của con và được hiệu thuốc kê đơn dẫn đến sử dụng không đúng. Thực tế cho thấy tỷ lệ cha mẹ tự ý cho con dùng kháng sinh trước khi nhập viện vẫn khá cao mặc dù thời gian trở lại đây tuy xu hướng cho trẻ dùng kháng sinh sớm đã giảm.

Việc tự ý điều trị tại nhà không đúng cách đã dẫn đến tình trạng trẻ bị nặng lên, nhiều trẻ khi nhập viện đã trong tình trạng suy hô hấp, thở rít, sốt. Một số trẻ còn có tình trạng nhiễm trùng khá nặng do dùng kháng sinh không đúng dẫn tới không kiểm soát được tình trạng nhiễm trùng. Với những trường hợp này chúng tôi phải cho nhập viện ngay để theo dõi sát tình trạng nhiễm khuẩn”, BS. Mai Sang nói.

Ngoài ra, nhiều bậc phụ huynh cứ nghĩ khi con sốt, nhiệt độ cao thì chườm lạnh cho con nhanh giảm. Tuy nhiên, theo BS Minh Sang đây là sai lầm cực kỳ nguy hiểm. Việc làm này có thể khiến trẻ bị cảm lạnh.


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Trẻ 1 tuổi tử vong vì tay chân miệng, cha mẹ cần nhớ các dấu hiệu nguy hiểm

Trẻ 1 tuổi tử vong vì tay chân miệng, cha mẹ cần nhớ các dấu hiệu nguy hiểm

Mẹ và bé - 2 ngày trước

Một bé trai tại tỉnh Đắk Lắk vừa tử vong trong tình trạng suy hô hấp, sốc nhiễm trùng nặng, tổn thương đa cơ quan do mắc tay chân miệng độ 4. Dấu hiệu nào để nhận biết tình trạng nguy hiểm khi trẻ mắc tay chân miệng?

Nhiều gia đình cho con ăn thuần chay

Nhiều gia đình cho con ăn thuần chay

Mẹ và bé - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày nay, chế độ ăn thuần chay được nhiều người theo đuổi vì mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Vì vậy, con cái của họ khi sinh ra cũng được nuôi dưỡng theo chế độ thuần chay. Một số người vẫn lo ngại rằng, nó không cung cấp đủ chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể trẻ.

Các vấn đề về tuyến giáp ảnh hưởng thai phụ như thế nào?

Các vấn đề về tuyến giáp ảnh hưởng thai phụ như thế nào?

Mẹ và bé - 3 tuần trước

Nếu được chăm sóc y tế thích hợp và uống thuốc điều trị theo toa, các vấn đề về tuyến giáp sẽ không ảnh hưởng quá lớn đến thai phụ và thai nhi.

Trẻ mắc đái tháo đường type 1 có thể đối mặt với biến chứng nào?

Trẻ mắc đái tháo đường type 1 có thể đối mặt với biến chứng nào?

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Khi được chẩn đoán trẻ mắc đái tháo đường type 1, nhiều bậc cha mẹ lo lắng không biết con mình có thể gặp biến chứng nguy hiểm không? Dưới đây là những thông tin cần biết giúp cha mẹ hiểu hơn về vấn đề này.

Bổ sung sắt mãi mà con vẫn thiếu máu do thiếu sắt: BS khoa Nhi chỉ ra 3 nguyên nhân mẹ cần biết

Bổ sung sắt mãi mà con vẫn thiếu máu do thiếu sắt: BS khoa Nhi chỉ ra 3 nguyên nhân mẹ cần biết

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Nếu con bạn thường xuyên bổ sung sắt mà vẫn bị thiếu máu do thiếu sắt thì rất có thể đã rơi vào một trong 3 nguyên nhân dưới đây.

Thời tiết nồm ẩm, trẻ dễ ốm, làm gì để phòng bệnh?

Thời tiết nồm ẩm, trẻ dễ ốm, làm gì để phòng bệnh?

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Thời tiết nồm ẩm là điều kiện thuận lợi để các virus gây bệnh đường hô hấp, sốt phát ban, sởi, thủy đậu, Rubella phát triển, vậy cần làm gì để phòng bệnh?

Con sốt là bố mẹ lo chườm hạ nhiệt, bác sĩ lắc đầu chỉ ra hướng giải quyết đúng đắn

Con sốt là bố mẹ lo chườm hạ nhiệt, bác sĩ lắc đầu chỉ ra hướng giải quyết đúng đắn

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Cứ thấy con sốt là nhiều chị em lại tìm cách chườm cho con để nhanh hạ sốt. Chuyên gia nhận định hầu hết hành động này đều sai. Việc chườm ấm, chườm mát cũng đều là xử lý chưa đúng.

Trẻ sơ sinh khụt khịt mũi cần xử trí như thế nào?

Trẻ sơ sinh khụt khịt mũi cần xử trí như thế nào?

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Ở trẻ sơ sinh rất hay gặp tình trạng mũi khụt khịt khiến cha mẹ lo lắng. Nhiều cha mẹ tưởng trẻ bị khó thở nên đã đưa tới cơ sở y tế để khám. Vậy, khi trẻ sơ sinh khụt khịt mũi, bị ngạt mũi thì cha mẹ cần phải làm gì?

Những dấu hiệu đặc trưng của trẻ bị thiếu sắt

Những dấu hiệu đặc trưng của trẻ bị thiếu sắt

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Nếu bạn để con thiếu sắt kéo dài, trẻ sẽ liên tục trong trạng thái lờ đờ, vật vã, khó ngủ, quấy khóc, kém tập trung...

Bỏ mỡ lợn ra khỏi bữa ăn của trẻ - sai lầm nhiều cha mẹ mắc phải

Bỏ mỡ lợn ra khỏi bữa ăn của trẻ - sai lầm nhiều cha mẹ mắc phải

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Chuyên gia cảnh báo sai lầm khi cha mẹ bỏ mỡ lợn ra khỏi bữa ăn của trẻ vì cho rằng thực phẩm này không tốt với sự phát triển của con cái.

Top