Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giải cứu người phụ nữ khỏi cánh tay voi

Thứ năm, 08:27 09/05/2013 | Y tế

Nằm ở phòng bệnh tầng 5, khoa Phẫu thuật tạo hình - Viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác (Hà Đông, Hà Nội), bà Nga 49 tuổi người Hải Phòng không ngừng xuýt xoa: "Tôi vừa chết đi sống lại... ".

Người phụ nữ này được sống lại lần nữa bởi bà vừa được giải thoát khỏi cánh tay khổng lồ (bệnh phù bạch mạch) - di chứng của việc điều trị ung thư vú - đã hành hạ bà nhiều năm qua.

Chục ngày trước, bà Hoa nhập Viện Bỏng trong tình trạng nguy kịch. Toàn thân sốt cao, cánh tay phải sưng đỏ, ngứa ngáy, khi gãi nổi lên các nút phồng rộp chứa đầy mủ. Một khối mủ lớn dồn hết xuống cổ tay, khiến nơi đây hình thành một u mủ nổi cộm, đau đớn. "Lúc đó tôi chỉ mong bác sĩ cho lên bàn mổ cắt bỏ cánh tay", bà Nga chia sẻ.

Trong vòng một tuần, các bác sĩ đã hạ sốt cho bệnh nhân Nga, dùng kháng sinh liều cao để tiêu viêm. Đồng thời, các y tá thường xuyên phải chích mủ từ cánh tay bệnh nhân. Sau đó, bà Nga hạ sốt và khỏe hơn. Các bác sĩ xác định bệnh nhân cần phải mổ gấp bằng kỹ thuật siêu vi phẫu (sử dụng kỹ thuật vi phẫu đối với các mạch máu có đường kính dưới 0,7mm) và phương pháp cấy vạt da.

Ứng dụng kỹ thuật siêu vi phẫu, các bác sĩ đã nối thông từ bạch mạch sang tĩnh mạch, để dưỡng chấp trở về tuần hoàn chung qua các tĩnh mạch ở tay. Với bệnh nhân này, bạch mạch chỉ có đường kính 0,3-0,5mm. Các bác sĩ đã nối hai vị trí trên cổ tay và một vị trí trên cánh tay của bệnh nhân. Ca mổ tiến hành trong khoảng 4 tiếng đồng hồ. Sau mổ vài ngày, bệnh nhân gần như đã được giải phóng khỏi cánh tay voi hành hạ nhiều năm.

Giải cứu người phụ nữ khỏi cánh tay voi 1 

Trước phẫu thuật, bắp tay phải của bà Nga có đường kính 40,5cm, bắp tay trái là 25,5cm. 5 ngày sau ca mổ, bắp tay phải rút xuống còn 36,5cm. Bác sĩ cho biết, cánh tay bà Nga sẽ tiếp tục giảm nữa. Ảnh: Phan Dương.

Phó giáo sư Vũ Quang Vinh, khoa Phẫu thuật tạo hình - Thẩm mỹ, Viện Bỏng Quốc Gia Lê Hữu Trác cho biết, bệnh phù bạch mạch là một biến chứng hay gặp nhất sau điều trị ung thư vú. Nguyên nhân của bệnh có thể do vét hạch nách trong điều trị và dự phòng di căn của ung thư làm tổn thương hệ thống bạch huyết, dẫn đến dưỡng chấp sẽ ứ đọng trong các mô kẽ ở tay mà không đổ vào tuần hoàn chung.

Theo Phó giáo sư Vinh, bệnh phù bạch mạch có 5 giai đoạn, trong đó bệnh nhân nên chữa ở giai đoạn 2, 3 thì khả năng cánh tay trở lại bình thường là rất cao. Với trường hợp bà Nga, bệnh đã gần đến giai đoạn cuối. Biểu hiện là toàn bộ cánh tay bị áp xe, hóa mủ, phù lên, căng cứng. Nếu không được chữa trị, những biến chứng này sẽ tái phái và đến một giai đoạn nào đó sẽ phải cắt bỏ tay.

Tuy muộn nhưng sau khi phẫu thuật vài ngày, kích thước cánh tay của bệnh nhân đã giảm đáng kể. "Quan trọng nhất là tay bệnh nhân sẽ không to lên nữa", bác sĩ Vinh nói.

Với bệnh nhân Nga, giờ gánh nặng đã được trút bỏ. Ca phẫu thuật này đem đến cho bà cảm giác "được hồi sinh". Bà kể, năm 1998 mổ ung thư vú bên phải. Đến năm 2006, bệnh tiếp tục di căn vào phổi và phải truyền hóa chất, xạ trị, đến nay bệnh đã di căn vào xương.

Thêm vào đó, bệnh phù bạch mạch - di căn do xạ trị khiến tay bà phù lên. Vì nó mà bà không làm được gì, người lại vô cùng bức bối. Mỗi tối đi ngủ bà đều phải dùng dây chun bó cánh tay lại rồi treo lên cao, mục đích để chất dịch di chuyển bớt vào cơ thể. Cánh tay cứ ngày một đồ sộ.

Giải cứu người phụ nữ khỏi cánh tay voi 2   
Bệnh nhân Nga (Hồng Bàng, Hải Phòng) đã thoát khỏi nỗi khổ
cánh tay voi hành hạ nhiều năm. Ảnh: Phan Dương.

"Trong 2 năm đó, tôi qua lại Bệnh viện K như cơm bữa, vừa xạ trị chữa ung thư, vừa vật lý trị liệu cho cánh tay đỡ to. Có nhiều người tay to giống tôi, có người to tới mức phải đeo tay lên vai nhưng điều trị đều không đỡ. Bác sĩ đã nói chúng tôi chỉ có thể sống chung với bệnh", bà Nga cho biết.

Lúc cánh tay biến chứng tưởng như không thể qua khỏi thì bệnh nhân này được giới thiệu tới Viện Bỏng và được áp dụng công nghệ trị bệnh phù tay voi tiên tiến nhất. "Mấy năm trước tôi đã nghe tới chỉ có công nghệ siêu vi phẫu mới chữa được bệnh phù bạch mạch nhưng hồi đó nước ta chưa có kỹ thuật này".

Phó giáo sư Vũ Quang Vinh cho biết thêm, hiện nay số bệnh nhân bị phù bạch mạnh do biến chứng khi điều trị ung thư rất lớn, song hầu hết bệnh nhân đều không biết chữa bệnh ở đâu và đành "sống chung với lũ". Đến một giai đoạn nào đó bệnh sẽ bị phá, nguy cơ phải cắt bỏ tay là rất lớn.

"Nếu bị bệnh phù tay voi, bệnh nhân nên đến khám và điều trị sớm để tránh biến chứng như trường hợp trên. Tại Viện Bỏng, chúng tôi đã phẫu thuật được cho khoảng 60 trường hợp phù tay voi và kết quả sau phẫu thuật rất tốt", bác sĩ Vinh khuyến cáo.
 
Theo VnExpress
lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 1 ngày trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 1 ngày trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 3 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 4 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 1 tuần trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

Top