Giải độc không đúng cách khiến gan hư hại nhanh
Theo Phó chủ tịch Hội Gan Mật TP HCM, các phương pháp mát gan, giải độc gan truyền miệng như detox, dùng lá cây hay bài thuốc chưa được kiểm chứng khoa học, có thể khiến gan hư hại nhanh hơn.
Tiến sĩ, bác sĩ Lê Thành Lý - Phó chủ tịch Hội Gan Mật TP HCM cho biết, mát gan là cụm từ dân gian chỉ tác dụng của các loại thực phẩm, cây lá hay bài thuốc làm giảm triệu chứng nóng gan như mụn nhọt, mề đay, ngứa ngáy, khó tiêu, khó ngủ... Tuy nhiên, các triệu chứng chỉ là một phần cơ sở dùng để chẩn đoán bệnh. Việc dùng phương pháp truyền miệng này có thể làm thuyên giảm một vài triệu chứng chứ không giải quyết triệt để căn nguyên. Thậm chí còn làm cho bệnh nặng vì bỏ lỡ thời gian điều trị tích cực.
Nhiều người cũng nhầm tưởng detox thải độc cơ thể áp dụng được cả cho gan. Theo Tiến sĩ Lý, quá trình giải độc chỉ loại bỏ phần nào các độc tố qua thận, ruột, phổi, bạch huyết và da. Dùng các loại nước mát hay trà thanh lọc nếu có tác dụng cũng chỉ giúp mọi người có cảm giác mát dịu tạm thời, chứ không tác động đúng vào gan - cơ quan thực hiện quá trình giải độc chính của toàn cơ thể.

Điều này dễ nhận thấy qua 1.500 câu hỏi gửi về chương trình “Tư vấn chống độc, giải độc, bảo vệ gan” đang diễn ra trên VnExpress. Nhiều độc giả thắc mắc tại sao đã uống nhiều loại nước mát, thảo dược (trà xanh, atiso, khổ qua, chanh, nghệ, mật ong...), tích cực detox và dùng sản phẩm được cho là mát gan, giải độc gan mà không hiệu quả. Trái lại, bệnh ngày càng nặng hơn.
Anh Thuận (38 tuổi, Khánh Hòa) viêm gan cách đây 2 năm, uống thuốc giải độc gan do người quen giới thiệu nhưng không thấy thuyên giảm, cơ thể càng gầy sút do chán ăn. Bà Kim Xuân (59 tuổi, Hà Nội) băn khoăn ngày nào cũng uống nước lá giải độc nhưng xét nghiệm men gan vẫn tăng gấp đôi. Trường hợp chị Nguyễn Phương (Bình Dương) thì lo lắng: "Tôi nghe nói dùng các cách detox như uống vài lít nước đường pha chanh mỗi ngày sẽ giúp loại bỏ độc tố. Thế nhưng việc dùng nhiều ngày khiến tôi rất mệt mỏi trong người".
Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Khánh Trạch - Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam khuyến cáo, mọi người không nên giải độc gan tùy tiện. Các phương pháp truyền miệng có thể gây hại cho cơ quan này. Dùng lâu dài có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm, xơ, thậm chí ung thư gan.
"Các loại nước lá, bài thuốc sau khi uống đều đi tới gan để chuyển hóa và đào thải ra ngoài. Quá trình này có thể đưa các chất có hại gây bệnh cho gan. Nguy hiểm hơn, việc uống các loại cây cỏ như thế có thể làm che lấp các triệu chứng của bệnh, khiến người bệnh chủ quan tưởng mình đã khỏi mà không điều trị tích cực, bỏ lỡ giai đoạn điều trị hiệu quả", Giáo sư Trạch cho biết.
Nhiều người tự ý dùng bài thuốc gia truyền hay sản phẩm "mát gan, hạ men gan" trong khi chưa được kiểm chứng khoa học. Báo cáo của Mỹ và Thụy Điển cho thấy, 17% trường hợp suy gan cấp do tùy tiện dùng thuốc nói chung. Hơn 900 sản phẩm thuốc, độc chất được ghi nhận gây tổn thương cơ quan này. Tiên lượng nguy cơ tử vong cho bệnh nhân suy gan cấp do phản ứng thuốc là 60-80%. Trong đó, không ít thuốc mát gan, giải độc chưa được kiểm chứng an toàn.
Việc tùy tiện dùng bài thuốc, cây lá làm tăng nguy cơ các tạp chất hay độc tố có thể có trong chúng sẽ khiến gan "hứng đòn" nhiều hơn. Điều này càng làm suy giảm khả năng giải độc của gan, dẫn đến nhiều bệnh lý gan nguy hiểm như viêm gan, xơ gan, thậm chí ung thư.
Giáo sư Trạch cho biết, nhiễm độc gan là tình trạng phản ứng viêm của gan đối với các chất độc vào cơ thể. Các biểu hiện thường gặp là nổi mụn nhọt, mệt mỏi, chán ăn, đầy bụng, vàng da... Chọn lựa thực phẩm sạch, kiêng bia rượu, bỏ thuốc lá, nghỉ ngơi hợp lý, chăm tập luyện thể thao… là những phương pháp cần thực hiện thường xuyên.
Theo VnExpress.net

Cách uống cà phê giúp kiểm soát lượng đường trong máu
Sống khỏe - 3 giờ trướcCà phê rất giàu các hợp chất chống oxy hóa giúp giảm viêm và kiểm soát lượng đường trong máu. Vậy uống cà phê có giúp ngăn ngừa bệnh đái tháo đường không?

5 tác dụng phụ bất ngờ khi uống nước hạt chia sai thời điểm
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcHạt chia là một ‘siêu thực phẩm’ có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng việc uống nước hạt chia vào buổi tối muộn có thể gây ra những tác hại tiềm ẩn.

Người đàn ông 60 tuổi phát hiện ung thư phổi di căn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông bị ung thư phổi di căn cho biết 2 tháng gần đây sụt 8 cân, ho khạc đờm trong kéo dài 2 tuần...

Uống nước lá sen có tác dụng gì?
Sống khỏe - 7 giờ trướcNhiều nghiên cứu khoa học hiện đại xác nhận những lợi ích sức khỏe đáng kể mà lá sen mang lại. Vậy uống nước lá sen có tác dụng gì?

Loại rau mùa hè mọc dại đầy ở làng quê Việt, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Mùa hè ăn rau càng cua giúp làm mát cơ thể, giảm bớt táo bón, đi tiêu dễ dàng, người khỏe, tim bớt hồi hộp, có thể vì rau này có tính nhuận tràng và giàu vitamin C, kali.

Sốt xuất huyết gia tăng báo động tại TPHCM
Y tế - 1 ngày trướcSốt xuất huyết tại TPHCM đang diễn biến phức tạp với số ca mắc và tử vong tăng so với cùng kỳ.

Bé gái 10 tuổi phát hiện mắc ung thư đường tiêu hóa từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhi bị ung thư đường tiêu hóa nhập viện với triệu chứng đau bụng âm ỉ khu trú quanh rốn, có xu hướng tăng dần, kèm theo đại tiện không được...

Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà tri ân người có công với cách mạng
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Chương trình là hoạt động ý nghĩa, thể hiện sâu sắc truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa" của dân tộc Việt Nam.

Người phụ nữ nhập viện vì sỏi lớn gây tắc mật và thoát vị thành bụng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh nhiều lần đau âm ỉ vùng mạn sườn phải kèm đau ngực. Cơn đau tăng dần, kèm sốt nhẹ 38 độ C, buồn nôn nên được gia đình đưa đến viện khám.

Sau loạt vụ việc liên quan đến án 'chạy' kết luận tâm thần: Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt quản lý đối tượng bắt buộc chữa bệnh tâm thần
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Ngày 11/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã ban hành công điện gửi Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2; Viện Pháp y tâm thần Trung ương, Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, Trung tâm pháp y tâm thần các khu vực; Viện Pháp y quốc gia; bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; - Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương… về tăng cường quản lý trong lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần.

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Trong lúc ăn bún chay (có đậu phộng), người bệnh bất ngờ xuất hiện cơn ho sặc dữ dội. Sau khi nội soi, các bác sĩ đã lấy ra dị vật là nửa hạt đậu phộng trong phế quản của nạn nhân.