Giải mã ẩn ức khiến đàn ông Ấn Độ...20 phút lại biến một cô gái thành nạn nhân tình dục
GiadinhNet - Nhiều tháng nay, Ấn Độ phải liên tiếp chứng kiến những vụ hiếp dâm kinh hoàng xảy ra trên khắp đất nước, từ khu vực nông thôn hẻo lánh cho đến các con phố của thủ đô New Delhi.
![]() |
Người dân Ấn Độ biểu tình và tưởng niệm một nạn nhân bị hiếp dâm tập thể. Ảnh: Internet. |
Ngày 16/12/2012, một nữ sinh y khoa 23 tuổi đã bị hiếp dâm tập thể trên xe bus, ngay trước mặt bạn trai. Sau khi thỏa mãn thú tính, chúng còn đánh đập hai người và ném họ ra khỏi chiếc xe đang chạy. Bị hành hạ một cách tàn nhẫn, cô gái đã tử vong chỉ hai tuần sau đó, bất chấp việc gia đình đã chi số tiền lớn đưa sang cứu chữa tại một bệnh viện lớn tại Singapore.
Liên tiếp trong những ngày tháng sau đó, hàng loạt các vụ hiếp dâm nối tiếp nhau xảy ra như là sự thách thức pháp luật và lương tri của con người, khiến cả thế giới phải quan tâm. Trên các phương tiện thông tin đại chúng khắp thế giới, người ta dễ dàng bắt gặp những bản tin về tội ác này ở Ấn Độ. Đau lòng hơn, chúng luôn được cập nhật bằng một vụ hiếp dâm khác vừa mới xảy ra.
Những thông tin như thế xuất hiện gần như hàng ngày và chưa hề có dấu hiệu sẽ chấm dứt. Tính trung bình tại Ấn Độ, cứ 20 phút lại xảy ra một vụ hiếp dâm (số liệu thống kê của Cơ quan thống kê tội phạm Ấn Độ năm 2011), nhằm vào đủ mọi thành phần, từ những bé gái mới chỉ 4 - 5 tuổi đến những phụ nữ đã bước qua buổi xế chiều. Và thủ phạm cũng có thể đến từ bất kỳ đâu: Đám thanh niên thất nghiệp lang thang, những công chức bảnh bao, thậm chí cả người trong cùng gia đình hay giáo sĩ ở chốn tu viện.
Giải mã tội ác của những “yêu râu xanh” Ấn Độ
Bên cạnh tâm lý căm phẫn những kẻ thủ ác, nhiều người cũng tự hỏi tại sao làn sóng hiếp dâm tàn bạo lại bất ngờ bùng phát ở đất nước này như vậy (?). Bên cạnh việc đưa tin, các hãng truyền thông lớn trên thế giới đã tìm cách lý giải nguyên nhân của những cơn cuồng dâm đang lan tràn như một bệnh truyền nhiễm này. Bản thân các nhà hoạt động xã hội, các học giả Ấn Độ cũng đưa ra nhiều quan điểm giải thích, với mong muốn sẽ giúp “trị tận gốc” để hiếp dâm không còn là nỗi “quốc nhục” của đất nước mình.
![]() |
Một kẻ hiếp dâm bị bắt giữ tại Ấn Độ. Ảnh: Internet. |
Khi đăng bài “Hiếp dâm, vì quyền lực chứ không vì tình dục” trên tờ Người bảo vệ ( The Guardian), nhà báo kỳ cựu Jill Filipovic (Anh) đã nhận được rất nhiều ý kiến đồng tình. Nữ phóng viên này đã chứng tỏ mình là một người rất am hiểu về lịch sử, văn hóa Ấn Độ, và tiêu đề ngắn gọn của bài báo ấy là câu trả lời xác đáng nhất.
Trong bài báo của mình, Jill Filipovic cho rằng, nhiều tên thủ phạm vốn không phải là người có nhu cầu cao về tình dục. Bản thân chúng cũng là người tử tế trước khi phạm tội. Việc đột nhiên biến thành quỷ dữ, chà đạp lên thể xác, nhân phẩm, thậm chí xâm phạm đến cả tính mạng các nạn nhân của những kẻ này chỉ có thể được giải thích bằng ham muốn khẳng định vị thế đàn ông của họ, một cách điên rồ. Bằng việc gây tội ác, họ muốn chứng tỏ mình là người ở một đẳng cấp cao hơn hẳn và phụ nữ hoàn toàn không đáng được tôn trọng. Những tên thủ phạm biết rằng, đối với phụ nữ, việc bị hiếp dâm còn đau đớn gấp vạn lần bị đánh đập, nên bọn chúng đã chọn phương cách này để dồn nạn nhân đến cực điểm của sự đớn đau. Đó cũng là lý do khiến những tên này còn ra tay hành hạ, thậm chí giết chết nạn nhân sau khi đã thỏa mãn thú tính của mình.
Thực tế, khi một cô gái bị hiếp dâm, cô ta luôn bị coi là kẻ có tội, chứ không phải thủ phạm. Nhiều thiếu nữ Ấn Độ đã chết một cách oan ức bởi cái gọi là “cái chết danh dự”, khi bị chính người chồng, người cha, người anh trong gia đình giết hại, nếu chẳng may cô bị xâm hại tình dục. Luật pháp dù coi hiếp dâm là một tội hình sự, nhưng công lý này ít khi được thực thi. Nếu nạn nhân làm căng, họ sẽ bắt đầu tiến hành… hòa giải, thay vì bắt giam thủ phạm ngay lập tức. Thông thường, các nạn nhân sẽ được đề nghị chấp nhận làm vợ chính kẻ đã hãm hiếp mình, để bảo vệ danh dự và đôi khi là cả tính mạng. Không ít người đã phải lựa chọn giải pháp phi đạo đức ấy, bởi họ không còn sự lựa chọn nào khác. Ngoài kia là cả một xã hội xa lánh họ, ngay cả gia đình cũng quay lưng với họ. Không một nơi nương náu…
Một lý do nữa dẫn đến thảm cảnh này ở Ấn Độ được nhiều người công nhận, đó là sự xung đột, mâu thuẫn giữa các tầng lớp trong xã hội. Ấn Độ là một đất nước với thành phần xã hội phức tạp, đa dân tộc, đa tôn giáo, và có một hệ thống giai cấp xã hội rối rắm nhất thế giới, nhưng cũng vô cùng rành mạch đến xa cách. Trong số hơn 3.000 vụ hiếp dâm tại thành phố Bangalore xảy ra năm 2012, có tới phân nửa nạn nhân là người có thành phần xã hội cao hơn thủ phạm.
Ngoài ra, còn có thể kể đến hàng tá lý do cực kỳ “lãng xẹt” khác dẫn đến tội ác rùng rợn này: Một cậu choai khai nhận được các bậc đàn anh dạy cách “làm đàn ông” bằng cách… túm lấy một phụ nữ và cùng nhau cưỡng hiếp, coi như là màn “giải ngố”. Những lời khai chân thật đến ngô nghê này lại càng khẳng định rằng nữ phóng viên người Anh Jill Filipovic đã đúng khi nhận xét rằng, hiếp dâm ở Ấn Độ không phải vì tình dục, mà là để khẳng định cái “tôi” một cách phi đạo đức của đám đàn ông trước những người phụ nữ mà họ hoàn toàn không hề có một chút tôn trọng nào.
“Lời khuyên” khủng khiếp dành cho nạn nhân bị xâm hại
Do thói trọng nam khinh nữ nặng nề, nên tại Ấn Độ, thái độ của xã hội đối với nạn nhân của hiếp dâm cũng rất phiến diện. Chính điều này đã góp phần dung dưỡng cho những kẻ phạm tội hoành hành ngang ngược. Tờ Hindu Times đưa tin, khi một thiếu nữ đến đồn cảnh sát tố cáo tên hàng xóm đã xâm hại cô, viên chức chịu trách nhiệm thi hành luật pháp này lại nói một câu ráo hoảnh: “Nó hiếp mày thì mày lấy nó đi (!)”. Sự phi lý đến lạnh người này đã trở thành cái tít cho hàng loạt tờ báo trong nước cũng như quốc tế khi trích dẫn lại sự việc, khiến người ta không khỏi đau lòng trước thực trạng lỏng lẻo của pháp luật nơi đây trong việc bảo vệ các nạn nhân. |
Kỳ tới: Cuộc đời bên vực thẳm của những cô gái ra đường bị xâm hại

Loài chim quý hiếm bậc nhất thế giới, chuyên ăn thịt sư tử con
Chuyện đó đây - 5 giờ trướcVũ khí lợi hại bậc nhất của loài chim này là bộ móng nhọn và sắc như dao. Bộ vuốt sắc nhọn kết hợp với những cú bổ nhào đạt vận tốc lên tới 250 km/h có thể giết chết các con mồi cỡ nhỏ như cáo, thỏ, lợn rừng, thậm chí cả chó sói hay sư tử con.

Viên kim cương đen dính phải 'lời nguyền' huyền bí, hiện ở đâu?
Chuyện đó đây - 8 giờ trướcĐây là một trong những viên kim cương nổi tiếng nhất trên thế giới.

Nhà hàng đặc biệt nơi "Wi-Fi chỉ là lời đồn" và hàng nghìn tờ tiền được dán phủ kín tường
Chuyện đó đây - 16 giờ trướcMột nhà hàng đặc biệt xuất hiện tại Florida của Mỹ.

Myanmar: Lò hỏa táng quá tải, số người chết do động đất tăng lên gần 3.000
Tiêu điểm - 20 giờ trướcThành phố Mandalay, đô thị lớn thứ hai Myanmar vẫn ngổn ngang, đổ nát. Đây là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất do nằm trong vùng tâm chấn động đất hôm 28/3.

Phát hiện 40 kg xu vàng và thỏi bạc nguyên chất trị giá 1,1 tỷ đồng dưới ghế sofa
Tiêu điểm - 22 giờ trướcKhông chỉ có trong chuyện cổ tích, những kho báu ẩn giấu đôi khi thực sự xuất hiện trong đời thật.

Dắt chó đi dạo, người đàn ông phát hiện 'kho báu' trên bãi biển
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcTrong khi dắt chó đi dạo trên bãi biển gần bến tàu Margate ở New Jersey, Mỹ vào tháng trước, người đàn ông đã vô tình phát hiện ra một kho rượu whisky cổ.

Treo dòng chữ bên hông xe, chủ nhân bất ngờ được nhà sản xuất đề nghị: Chi 3,5 tỷ để mua lại
Tiêu điểm - 1 ngày trướcDòng chữ của chủ xe này ghi nội dung gì?

Thảm họa động đất ở Myanmar: 'Phép màu' xuất hiện, người phụ nữ 63 tuổi được cứu sống sau 91 giờ
Tiêu điểm - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ 63 tuổi được giải cứu thành công khỏi tòa nhà bị động đất phá hủy ở Myanmar, sau 91 giờ bị mắc kẹt trong đống đổ nát.

Nền kinh tế số 2 châu Á chật vật vì 230.000 tấn ‘hạt vàng’ biến mất, người dân 'than trời' vì có tiền cũng không mua được
Tiêu điểm - 1 ngày trướcGiá gạo ở Nhật Bản tiếp tục tăng vọt kể từ “cuộc khủng hoảng gạo thời kỳ Lệnh Hoà” vào mùa hè năm ngoái. Dù chính phủ đã có kế hoạch giải phóng 210.000 tấn gạo dự trữ, người tiêu dùng vẫn không chắc động thái này có thể xoa dịu tình hình hay không.

Phóng to 10 lần bức tranh cổ từ thế kỷ trước, hậu thế phát hiện chi tiết sốc: Chuyên gia càng giải mã càng rùng mình
Chuyện đó đây - 2 ngày trướcBức tranh được vẽ năm 1937 đã khiến cư dân mạng hoang mang, không thể lý giải.

Thần đồng đỗ Harvard năm 11 tuổi, nói được 8 thứ tiếng ra đi ở tuổi 46: Hệ quả từ sai lầm của cha mẹ?
Tiêu điểmGĐXH - Thần đồng đỗ Harvard năm 11 tuổi, nói được 8 thứ tiếng lại nhận cái kết cay đắng, khiến nhiều người xót thương.