Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giải mã sự thật về công dụng thần diệu của loại thảo dược giúp quý bà thổi bùng lửa ái ân

Thứ bảy, 09:00 06/12/2014 | Phòng the

GiadinhNet - Tới giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ thường gặp rất nhiều rắc rối về tâm sinh lý. Đặc biệt trong đó là sự “xuống dốc không phanh” của khả năng tình dục do suy giảm nội tiết tố.

 

Nữ hoàng Võ Tắc Thiên thường xuyên sử dụng “Đương quy tứ nghịch thang” để “hồi xuân”. Ảnh minh họa.

 

Các biểu hiện như khô hạn, nóng trong người, mệt mỏi, khó chịu… khiến chị em sợ chuyện “gối chăn”. Nếu không có biện pháp khắc phục, quan hệ vợ chồng rất dễ sứt mẻ. Cùng với Tây y, Đông y đã nghĩ tới vấn đề này hàng nghìn năm nay và tích cực tìm kiếm những cây thuốc trong tự nhiên giúp phái đẹp “hồi xuân”. Một trong những thảo dược thảo dược nổi tiếng mang lại lợi ích ấy chính là Đương quy.

“Bảo bối” của phái đẹp

Đương quy là một loại cây nhỏ, sống lâu năm, cao chừng 40-80cm, thân màu tím có rãnh dọc. Hiện nay, nước ta vẫn phải nhập Đương quy của Trung Quốc và Triền Tiên. Chúng ta đã nhiều lần thí nghiệm trồng nhưng mới thành công trong phạm vị nhỏ ở Sapa tỉnh Lào Cai, chưa phổ biến rộng rãi. Mới đây, các nhà dược liệu đã trồng thành công Đương quy ở vùng đồng bằng quanh Hà Nội do lợi dụng thời tiết lạnh của mùa rét, tuy nhiên chất lượng có khác. Tại Trung Quốc, Đương quy được trồng nhiều nhất ở các tỉnh Cam Túc, Tứ Xuyên, Vân Nam, Thiểm Tây. Hằng năm vào mùa thu gieo hạt, cuối thu đầu đông nhổ cây con cho vào hố ở dưới đất cho qua mùa đông. Qua mùa xuân lại trồng, đến mùa đông lại bảo vệ. Đến mùa thu năm thứ 3 mới có thể thu hoạch. Đào rễ về cắt bỏ rễ con, phơi trong nhà hoặc cho vào trong thùng, sấy lửa nhẹ, cuối cùng phơi trong mát cho khô. Trên thị trường người ta còn phân biệt ra quy đầu là rễ chính và một bộ phận cỏ rễ; quy thân hay quy thoái là phần dưới của rễ chính hoặc là rễ phụ, quy vĩ là rễ phụ nhỏ. Đông y cho rằng tính chất của mỗi bộ phận có khác nhau, nhưng hiện nay tại Trung Quốc người ta cũng đơn giản bớt đi và phần lớn trên thị trường không còn phân biệt nữa. 

Theo y học cổ truyền Trung hoa, Đương quy được coi là vị thuốc chính của phụ khoa hay sản khoa, chuyên trị bần huyết, đau bụng, kinh nguyệt không đều. Người dân Trung Hoa có rất nhiều cách giải thích cho tên của vị thuốc này. Có người lý giải rằng, ngày xưa, đàn ông cưới vợ mục đích chính là để sinh con nối dõi tông đường nên việc điều chỉnh khí huyết cho phụ nữ là một môn quan trọng hàng đầu trong y giới. Vì thế ý nghĩa đầu tiên của chữ “Đương quy” là “tưởng phu”, nôm na là nhớ chồng. Lại có ý kiến cho rằng, Trung y thường hay dùng chữ “huyết khí”. Nếu khí thể lưu chuyển trong huyết dịch không lưu thông tuần hoàn đều đặn được thì dễ sinh bệnh. Đương quy được coi là vị thuốc điều chỉnh cả khí lẫn huyết. Người bệnh sau khi dùng thảo dược này, khí huyết trở về đường vận chuyển cố định của mình. Theo ý nghĩa này thì tên “Đương quy” có nghĩa là “trở về”.

Nhưng dưới triều Minh, một huyền thoại về nguồn gốc tên của vị thuốc Đương quy đã được phổ biến rộng rãi. Chuyện kể rằng ngày xưa tại một ngôi làng cạnh sông Bạch Long Giang, thuộc tỉnh Cam Túc, có anh chàng tên Vương Dũng vì muốn thể hiện sự dũng cảm đã một mình vào núi Đại Sơn hùng vĩ, bao quanh toàn rừng rậm. Khu rừng núi này là một kho tàng dược thảo quý hiếm nhưng cũng rất nguy hiểm vì trong rừng đầy những thú dữ và rắn độc. Trong nhiều năm, không ai dám vào rừng săn bắn hay hái thuốc. Vương Dũng đi 3 năm mà chưa trở về, Đào Hồng - người vợ trẻ của anh vì phải sống cô đơn vật lộn một mình quá lâu nên tinh thần xuống cấp, khí huyết trì trệ, bất hòa, ăn ngủ không được, dần dần thành bệnh. Chứng bệnh khí huyết suy nhược này Trung y gọi là “Dị thường bế kinh”.

Vì ốm đau quặt quẹo, không muốn làm phiền mẹ chồng già yếu, cô gái quyết định lấy một người đàn ông góa vợ trong làng. Tuy nhiên vừa “đi bước nữa” thì chồng cũ trở về khiến cô đau khổ bệnh tình ngày một nặng hơn. Thấy vậy, Vương Dũng đã đem một số rễ thuốc lấy được trong rừng sâu cho Đào Hồng uống. Thật thần kỳ là sau khi uống hết số rễ thuốc này, sức khỏe của cô gái đã hồi phục, da dẻ trở lại hồng hào, tươi tắn. Thương cảm trước hoàn cảnh của vợ chồng Vương Dũng, người chồng mới của Đào Hồng đã chấp nhận cho họ trở về bên nhau. Chính nhờ rễ thuốc kia, Đào Hồng mới “hồi sinh” và được trở về với người mình yêu thương nên nó được đặt tên là “Đương quy”, có nghĩa là về với chồng.

Dù được lý giải theo ý nghĩa nào cũng có thể thấy rằng, Đương quy là loại thảo dược mà thiên nhiên ban tặng riêng cho phái đẹp. Chẳng vậy, nó được Đông y coi là “nhân sâm nữ”, chủ yếu sử dụng để giải quyết các vấn đề của phụ nữ bao gồm cả thiếu ham muốn tình dục, các triệu chứng của mãn kinh, chuột rút, chống lại sự lão hóa, giúp chị em phụ nữ giữ được nét thanh xuân. Các bài thuốc “hồi xuân” nổi tiếng của các bà hoàng sắc đẹp xưa như Dương Quý Phi, Võ Tắc Thiên… đều không thiếu vị thuốc quan trọng này. Võ Tắc Thiên từ lâu đã được biết đến là bà hoàng đam mê sắc dục tới tận tuổi “gần đất xa trời”. Cũng bởi vậy, bà rất “đầu tư” cho việc tìm kiếm các bài thuốc “hồi xuân”, tăng cường sinh lực. Ngoài bài thuốc kỳ quái “Sâm thử” từ chuột bao tử, bài thuốc “Võ Tắc Thiên Mỹ dung” từ cây ích mẫu…, bà hoàng này cũng rất coi trọng Đương quy với bài thuốc “Đương quy tứ nghịch thang”. Bài thuốc này gồm: Đương quy, Bạch thược, Quế chi, Mộc thông, Tế tân, Chích cam thảo và Đại táo.

Đông y cho rằng, “khí” và “huyết” là gốc của sức khoẻ con người, nó có quan hệ mật thiết đến khả năng tình dục. Với phụ nữ, “khí huyết” còn có phần quan trọng hơn bởi nó ảnh hưởng đến làn da, sự tươi trẻ. “Khí huyết” đầy đủ thì cơ thể khoẻ mạnh, khả năng “ân ái” tốt, “khí huyết” kém dẫn tới các hiện tượng như: vận động là thở gấp, dễ ra mồ hôi, chóng mặt, tim đập mạnh, khí sắc gầy vàng, mất ngủ, hay quên, chân tay lạnh, hơi thở ngắn, ăn uống không tốt, thậm trí già trước tuổi. Trong khi đó, Đương quy có vị ngọt, cay, hơi đắng, tính ấm, vào 3 kinh tâm, can, tỳ; có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết. Bởi vậy, loài thảo dược này được coi là “bảo bối” của phái đẹp cũng không ngoa.

Chủ dược trong bài thuốc bổ huyết cơ bản

Theo Đông y, người phụ nữ đến tuổi ngoài 40 chức năng tạng phủ đều bị suy yếu, nhất là tạng thận. Thận suy cùng với khí huyết suy, làm mất cân bằng hai yếu tố âm dương trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự hoạt động bình thường của các tạng phủ khác, gây ra hội chứng tiền mãn kinh. Do đó, Đương quy được cho là thảo dược rất tốt với phụ nữ đang vào giai đoạn này, giúp hạn chế các triệu chứng khó chịu như khô hạn, bốc hỏa, khó chịu, cáu gắt… Chính bởi công dụng vượt trội trên mà bài thuốc bổ huyết (bổ máu) cơ bản của Đông y có tên là “Tứ vật thang” cũng lấy vị Đương quy làm chủ đạo. Ba vị khác trong bài thuốc này là Xuyên khung, Thục địa và Bạch thược. Thục địa là sinh địa đem đồ chính và sao tẩm thành, có vị ngọt, tính hơi ôn vào 3 kinh tâm, can, thận, có tác dụng bổ thận dưỡng âm, làm đen râu tóc, chữa huyết hư, kinh nguyệt không đều, tiêu khát, âm hư, ho xuyễn. Xuyên khung vị cay, tính ấm có mùi thơm, vào ba kinh can, đởm và tâm bào, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, trừ phong, giảm đau.

Đông y dùng xuyên khung để dưỡng huyết, điều kinh, chữa phong thấp, nhức mỏi xương khớp, cảm mạo, nhức đầu, bụng đầy trướng hoặc bị ung nhọt. Bạch thược vị chua, hơi đắng, lạnh đi vào ba kinh tỳ, phế, can, có tác dụng dưỡng huyết, liễm âm, bình can, chỉ thống (giảm đau). Theo thống kê của các tài liệu cũng cho thấy, trong tất cả các bài thuốc bổ của Đông y thì vị thuốc Đương quy được sử dụng nhiều nhất. Điều này chứng tỏ, lợi ích của vị thuốc này trong công dụng bồi bổ sức khỏe là vô cùng lớn.

Theo lương y Phạm Anh Duy (Phòng khám Tâm Y Đường), hai từ “Đương quy” trong ngôn ngữ Hán Việt có nghĩa “về chỗ cần về”, vị thuốc này có thể điều khí, nuôi huyết, làm cho khí và huyết về đúng chỗ. Khi uống Đương quy vào tỳ vị chỉ hỗ trợ tiết dịch vị, khi đến ruột mới hấp thu vào máu, đồng thời kích thích niêm mạc ruột hấp thu nhanh hơn, khi vào trong máu kích thích hấp thu oxy tăng nhanh, làm trẻ hóa tế bào máu. Đương quy có thể “hành”, có thể “giữ”, huyết trệ có thể tán, huyết hư có thể bổ, huyết táo có thể nhuận, huyết tan có thể về.

Theo nghiên cứu của dược lý hiện đại, Đương quy có chứa Vitamin B12 và Acid Folic, đây là 2 nguyên liệu cơ bản trong quá trình tạo máu vì vậy có tác dụng bổ máu, tăng hồng cầu. Do trong thành phần có chứa tinh dầu, mùi vị rất thơm ngon, Đương quy còn được sử dụng trong chế biến các món ăn hằng ngày, vừa có giá trị dinh dưỡng cao, vừa có tác dụng chữa bệnh như dùng Đương quy thái mỏng nấu với thịt gà, ăn tuần 2 lần giúp kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon lại bổ máu. Hoặc dùng đương quy, thục địa, kỷ tử, ý dĩ ninh với móng giò lợn, tuần ăn 2 – 3 lần để bổ máu và hoạt huyết, giúp phụ nữ sau đẻ chóng hồi phục sức khỏe, có nhiều sữa.     

Vọng Xưa

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ăn uống thiếu kẽm, các chàng bị rối loạn cương dương?

Ăn uống thiếu kẽm, các chàng bị rối loạn cương dương?

Phòng the - 4 giờ trước

Kẽm là một nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng trong nhiều hoạt động của cơ thể. Vậy kẽm có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng tình dục?

Không quan hệ tình dục, ảnh hưởng đến sức khỏe?

Không quan hệ tình dục, ảnh hưởng đến sức khỏe?

Phòng the - 1 ngày trước

Quan hệ tình dục thường xuyên có thể có một số lợi ích sức khỏe, chẳng hạn như đối với hệ tim mạch. Nhiều người thắc mắc không quan hệ tình dục có ảnh hưởng đến sức khỏe?

Cách cải thiện chứng đau lưng khi quan hệ

Cách cải thiện chứng đau lưng khi quan hệ

Phòng the - 2 ngày trước

Đối với nhiều người bị đau lưng khi quan hệ tình dục khiến chuyện ấy trở nên đáng sợ. Có những cách đơn giản cải thiện phiền toái này để việc quan hệ tình dục không là nỗi e ngại.

Khi nào nam giới nên tầm soát ung thư tuyến tiền liệt?

Khi nào nam giới nên tầm soát ung thư tuyến tiền liệt?

Phòng the - 3 ngày trước

Ung thư tuyến tiền liệt là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới. Các tế bào ung thư này trở nên nguy hiểm hơn nếu di căn sang các bộ phận khác.

2 nguyên nhân chính gây xuất tinh sớm và cách khắc phục

2 nguyên nhân chính gây xuất tinh sớm và cách khắc phục

Phòng the - 4 ngày trước

Nguyên nhân chính xác của xuất tinh sớm vẫn chưa được biết. Trước đây nó được cho là do tâm lý nhưng hiện nay nó được cho là sự kết hợp của các yếu tố tâm lý và sinh học...

Không quan hệ tình dục có ảnh hưởng đến sức khỏe?

Không quan hệ tình dục có ảnh hưởng đến sức khỏe?

Phòng the - 5 ngày trước

Quan hệ tình dục thường xuyên có thể có một số lợi ích sức khỏe, chẳng hạn như đối với hệ tim mạch. Nhiều người thắc mắc không quan hệ tình dục có ảnh hưởng đến sức khỏe?

Bệnh mụn rộp sinh dục dễ nhầm với mụn nhọt thông thường

Bệnh mụn rộp sinh dục dễ nhầm với mụn nhọt thông thường

Phòng the - 6 ngày trước

Mụn rộp sinh dục là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) phổ biến mà bất kỳ người có hoạt động tình dục nào cũng có thể mắc phải.

Những điều cần tránh khi ‘quan hệ’ trong mùa Đông

Những điều cần tránh khi ‘quan hệ’ trong mùa Đông

Phòng the - 6 ngày trước

GĐXH - Quan hệ tình dục vào mùa Đông đặc biệt hữu ích cho cả nam và nữ. Nhưng làm sao để chuyện ấy mang lại cảm xúc thăng hoa và tốt cho sức khỏe của các cặp đôi thì không phải ai cũng biết.

Vừa ngủ dậy nam sinh suýt mất tinh hoàn, cảnh báo nguy cơ nam giới dễ gặp khi vào mùa lạnh

Vừa ngủ dậy nam sinh suýt mất tinh hoàn, cảnh báo nguy cơ nam giới dễ gặp khi vào mùa lạnh

Phòng the - 6 ngày trước

GĐXH – Nam sinh vào viện kiểm tra khi thấy vùng bẹn bên trái và bìu đau dữ dội sau khi vừa ngủ dậy. Các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành phẫu thuật để bảo toàn tối đa chức năng tinh hoàn cho bệnh nhân. Theo chuyên gia, nam giới có nguy cơ cao gặp tình trạng này khi vào mùa lạnh.

Phòng tránh lây nhiễm Herpes sinh dục

Phòng tránh lây nhiễm Herpes sinh dục

Phòng the - 1 tuần trước

Herpes sinh dục chủ yếu lây qua quan hệ tình dục và đa số bệnh nhân bị bệnh do HSV-2 gây nên. Tuy nhiên, gần đây tỷ lệ bệnh do HSV-1 tăng lên do quan hệ miệng - sinh dục.

Những điều cấm kỵ sau khi quan hệ để tránh viêm nhiễm, đột tử

Những điều cấm kỵ sau khi quan hệ để tránh viêm nhiễm, đột tử

Phòng the

GĐXH - Đời sống tình dục đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống những người trưởng thành. Nhưng sau khi quan hệ, có một số thói quen tưởng chừng như bình thường về lâu dài có thể gây hại, ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí đột tử.

Top