"Giám đốc làng" thu tiền tỷ nhờ chế biến điều, trồng tre Bát Độ
Xuất thân là một nông dân, anh Nguyễn Văn Thiêm mạnh dạn đầu tư công nghệ chế biến hạt điều. Anh còn ươm mầm giống tre Bát Độ trên vùng đất cằn cỗi, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Chế biến hạt điều, thu lãi gấp đôi
Những ngày đầu vụ điều, ngược về xã biên giới Ia Chia (huyện Ia Grai, Gia Lai), gặp anh Nguyễn Văn Thiêm (45 tuổi), anh nông dân được mệnh danh là "Giám đốc làng" đang tất bật với công việc.
Anh Thiêm đã mạnh dạn xây dựng công ty tại ngôi làng nghèo để chế biến sâu nông sản của gia đình và bà con trong xã, nhằm nâng cao giá trị nông sản.
Anh Thiêm chia sẻ: "Ở vùng này, nguyên liệu tốt nhưng lại bị thương lái ép giá. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn làm dây chuyền, công nghệ chế biến sâu hạt điều và đăng ký thương hiệu nhằm đưa tới khách hàng loại sản phẩm ngon, hữu cơ. Từ đó, bà con nông dân trong làng có thu nhập cao hơn".
Anh Thiêm bộc bạch, vì cuộc sống ở quê khó khăn nên anh cùng gia đình vào vùng biên giới Ia Chia để lập nghiệp. Ban đầu, anh và vợ làm công nhân cao su, chắt góp mua được mảnh vườn nhỏ.
Thấy nghề công nhân cao su độc hại lại phải thức khuya, anh Thiêm quyết định xin nghỉ để về phát triển kinh tế trên mảnh đất sỏi đá vợ chồng đã tích cóp mua.
Sau nhiều năm cần mẫn trên mảnh đất sỏi đá, vợ chồng anh Thiêm đã sở hữu gần chục hecta đất. Vì đất cằn nên anh Thiêm chọn điều là loại cây chủ lực để trồng với khoảng 6ha canh tác. Mỗi năm, anh thu hoạch 10-12 tấn hạt điều.
Ban đầu, điều thu hoạch xong được vợ chồng anh Thiêm rang từng mẻ. Do rang thủ công nên khó kiểm soát được nhiệt độ, điều dễ bị cháy. Phần nữa, không có máy tách hạt nên sản phẩm cũng bị vỡ, vụn nhiều.
Sau nhiều lần thất bại, anh Thiêm đã sản xuất ra được những mẻ điều rang ưng ý. Anh còn mạnh dạn thành lập công ty để mang thương hiệu điều của làng mình đi khắp các tỉnh thành.
Sau gần 3 năm đầu tư, phát triển, hiện hạt điều từ xã biên giới Ia Chia đã vươn ra thị trường ở nhiều thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung.
Anh Thiêm chia sẻ: "Lợi thế của mình chính là sống trên vùng nguyên liệu, điều mà nhiều doanh nghiệp lớn đang rất cần. Để có sản phẩm điều tốt, tôi đã hợp tác cùng bà con, tổ chức chăm sóc theo phương thức hữu cơ. Tôi đã cam kết luôn mua giá cao hơn so với thị trường".
Theo anh Thiêm, mỗi héc-ta điều, bán thô thì thu về khoảng 60 triệu đồng/năm. Nhưng khi rang, sấy lên thì lợi nhuận sẽ tăng gấp đôi. Trung bình, mỗi năm anh bán ra thị trường khoảng 3 tấn điều chế biến sâu và 7 tấn bán khô, thu lợi nhuận khoảng 700 triệu đồng.
Ươm trồng tre Bát Độ trên đất cằn
Tận dụng một số diện tích đất chưa trồng, anh Thiêm còn mạnh dạn trồng tre Bát Độ để lấy măng. Nhận thấy mô hình trồng tre Bát Độ hiệu quả, nhiều người dân trong xã biên giới Ia Chia cũng xin giống để về trồng trong vườn nhà.
Anh Thiêm nhớ lại, năm 2018, anh về quê Phú Thọ và nhận thấy mô hình trồng tre Bát Độ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Giống tre này cho năng suất măng cao và có thể bán thân cây để làm đồ mỹ nghệ, bán giống. Chính vì vậy, anh đã mua giống về trồng thử nghiệm trên mảnh đất sỏi đá xã Ia Chia.
Sau hơn một năm, tre Bát Độ bắt đầu cho ra những búp măng đầu tiên. Nhận thấy măng có vị giòn, ngọt tự nhiên, tiềm năng tiêu thụ tốt, anh Thiên tiếp tục mở rộng diện tích để xây dựng vùng nguyên liệu. Anh cũng đăng ký thương hiệu, bao bì để đưa ra thị trường nhiều sản phẩm chất lượng.
Hiện anh trồng khoảng 1.000 gốc tre, trong đó có 700 cây đang cho thu hoạch. Năm vừa qua, anh Thiêm đã thu hàng tấn măng phục vụ thị trường trong và ngoài tỉnh. Sau khi trừ các chi phí, anh Thiêm thu về khoản lãi hơn 250 triệu đồng/năm.
Anh Thiêm bộc bạch: "Măng tre Bát Độ củ to, năng suất cao hơn rất nhiều lần so với loại măng tre bình thường. Mỗi cây măng cân nặng 3-8kg, vỏ mỏng, thịt trắng, dày, lõi nhỏ, tỷ lệ thịt đạt trên 85%".
Hiện nay, măng tươi đang có giá 10-15 nghìn đồng/kg, măng khô có giá 220-250 nghìn đồng/kg. Năm vừa qua, anh cũng bán giống rất nhiều cho người dân trong làng để cùng nhân rộng mô hình.
Ông Phan Đình Thắm - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ia Grai cho biết: "Huyện đang sở hữu nhiều vùng nguyên liệu lớn như cà phê, tiêu, điều, cây ăn quả. Để tăng giá trị sản phẩm, nhiều nông dân mạnh dạn xây dựng hợp tác xã, công ty nhằm chế biến sâu các nông sản địa phương. Hộ gia đình Nguyễn Thiêm cũng là một trường hợp tiêu biểu, với mô hình chế biến sâu hạt điều, trồng măng Bát Độ. Nhận thấy giá trị cao, nhiều bà con đã liên kết, nhân rộng mô hình".
Bán 4 cây mai vàng, người nông dân ở Quảng Ninh đủ tiền xây nhà đẹp
Xu hướng - 2 ngày trướcCăn nhà mới xây khang trang của ông Phương nằm giữa khu vườn rộng nghìn mét vuông, là thành quả sau nhiều năm trồng và bán hoa mai vàng Yên Tử - loài hoa đặc trưng của Quảng Ninh.
Đón Tết Ất Tỵ, khách săn mua bình rượu hình rắn giá tiền triệu
Xu hướng - 3 ngày trướcNhững chai rượu hình rắn được chế tác từ thủy tinh và gốm có giá dao động 1,9 - 3,9 triệu đồng được nhiều người lựa chọn làm quà tặng dịp Tết Ất Tỵ 2025.
Mãn nhãn ngắn bưởi 'phi thuyền' giá trăm triệu đồng chơi Tết Ất Tỵ
Xu hướng - 4 ngày trướcĐể hút khách, nhiều nhà vườn ở Hưng Yên đã chế tác các hình dáng chậu độc lạ cho những cây bưởi lâu năm rồi chào bán với giá vài trăm triệu đồng.
Sinh vật ngoại lai Trung Quốc tràn sang chợ Việt, hải sản ‘quý tộc’ giá siêu rẻ
Xu hướng - 5 ngày trướcKhác với thị trường Tết Ất Tỵ khi các mặt hàng độc lạ và đắt đỏ được săn đón, năm 2024, người tiêu dùng thoả sức săn mua nhiều loại hải sản “quý tộc” siêu rẻ, sinh vật ngoại lai Trung Quốc vì bán tràn ngập chợ Việt.
Hà Nội rực rỡ phố hoa lụa ngày gần Tết
Xu hướng - 5 ngày trướcTết Nguyên đán đang đến gần, nhu cầu trang trí nhà cửa và tìm kiếm quà tặng của người dân ngày càng tăng cao. Điều này làm cho thị trường hoa lụa nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Với ưu điểm giữ màu lâu, chất lượng hoa ngày càng tinh xảo, hoa lụa hiện đang được nhiều người ưa chuộng.
Nhiều chợ đầu mối vắng hoe, 2 giờ chiều tiểu thương đã đóng cửa
Xu hướng - 1 tuần trướcCục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội Chu Xuân Kiên cho hay qua kiểm tra thị trường thấy nhiều chợ đầu mối vắng hoe
Sang năm 2025, tôi thành thật khuyên từ bỏ ngay thói quen này để không rơi vào hoàn cảnh chật vật như 2024
Xu hướng - 1 tuần trướcGĐXH - Nếu là một người đi làm bình thường, còn giữ 5 thói quen này, bạn sẽ khó có thể đạt được ngân sách đã đề ra. Thế nên bằng cách đơn giản là loại bỏ chúng, bất chấp thu nhập cao hay thấp, bạn sẽ tiết kiệm hiệu quả hơn.
Túi mù – trào lưu phổ biến trong giới trẻ và những hệ lụy tiềm ẩn
Xu hướng - 1 tuần trướcGĐXH - Thời gian gần đây, xu hướng “túi mù” đã trở thành trào lưu phổ biến trong giới trẻ. Tuy nhiên, đằng sau sự phấn khích khi mở "túi mù" là những vấn đề môi trường cần được quan tâm.
Địa lan mạc biên, thanh ngọc, hoàng vũ, trần mộng được ưa chuộng dịp Tết
Xu hướng - 1 tuần trướcGĐXH - Chơi lan mỗi dịp Tết là thú vui của nhiều người hiện nay, bởi dù giá có đắt hơn nhiều loại hoa khác, tuy nhiên hoa chơi được lâu, bền chừng khoảng 2 đến 3 tháng mới hỏng.
Thứ rẻ bèo người Việt ăn phát ngán, sang Dubai thành món xa xỉ giá gần 700.000đ/kg
Xu hướng - 1 tuần trướcỞ Việt Nam, mặt hàng này có giá chỉ vài chục nghìn đồng/kg, người Việt ăn rất nhiều vào dịp Tết.
Thu nhập sụt giảm, nhiều người thay đổi thói quen tiêu dùng
Xu hướngGĐXH - Thắt chặt chi tiêu, chỉ mua sắm những mặt hàng thực sự cần thiết, không dự trữ nhiều, chỉ tập trung vào 3 ngày Tết là tâm lý tiêu dùng chính của nhiều người hiện nay.